» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81316696

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Thiếu điện - Nỗi khổ không của riêng ai.[03/06/10]
Người dân vẫn còn nhớ Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải từ lâu đã chỉ thị cho ngành điện phải “đi trước một bước”. Năm nay, đúng là do thời tiết quá khắc nghiệt, mưa ít, nên thủy điện không vận hành được công suất như dự kiến nhưng nên nhớ điện là dịch vụ đặc biệt thiết yếu, thì thiếu 1% cũng không thể chấp nhận

THIẾU ĐIỆN – NỖI KHỔ KHÔNG CỦA RIÊNG AI

Tô Văn Trường

Đất nước ta những ngày này rất nóng. Mọi người vừa trải qua một đợt nóng dữ dội trong khắp cả nước, có một số nơi lên đến trên 40 độ C. Theo dự báo, vẫn còn những đợt nóng như thế! Trong và ngoài Quốc hội những ngày này bầu không khí cũng nóng lên chưa từng thấy kể cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Vừa hết chuyện Bauxite sang đến chuyện đường sắt cao tốc Bắc-Nam nhưng có lẽ nóng hơn cả bởi vì mọi người đều “chạm” thấy được tức là việc cắt điện đang xảy ra liên tục, ở hầu hết mọi nơi và bất kỳ lúc nào. Do đó, những câu chuyện xung quanh đề tài năng lượng cũng sôi lên sùng sục  với nhiệt độ ngày càng tăng. Ở tỉnh Bình Dương đình công, lãn công cũng là do cắt điện.

Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng điện tăng rất cao, khoảng gần 20% . Người dân vẫn còn nhớ Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải từ lâu đã chỉ thị cho ngành điện phải “đi trước một bước”. Năm nay, đúng là do thời tiết quá khắc nghiệt, mưa ít, nên thủy điện không vận hành được công suất như dự kiến nhưng nên nhớ điện là dịch vụ đặc biệt thiết yếu, thì thiếu 1% cũng không thể chấp nhận. Đó là chưa nói đến chất lượng điện năng, và chất lượng phục vụ.

Bài ca cắt điện thường “đến hẹn lại lên”  ngoài nguyên nhân khách quan nhưng nguyên nhân chủ yếu lại chính do con người gây ra như cơ cấu thủy điện - nhiệt điện không hợp lý, tổn thất cao, tàn  phá rừng đầu nguồn,  “loạn” thủy điện nhỏ, không có quy trình vận hành liên hồ chứa, thiếu phối hợp đồng bộ giữa thủy điện và nhiệt điện, sự dụng điện lãng phí vv… Quy hoạch ngành năng lượng rất nhiều nhưng lại rất thiếu: ngành điện, than và dầu khí đều có quy hoạch tổng thể riêng nhưng thiếu một quy hoạch tổng thể cho toàn ngành năng lượng. Ở cấp độ địa phương, quy hoạch lại bị chồng chéo, đăc biệt ở quy hoạch thủy điện nhỏ, các địa phương cấp phép xây dựng thủy điện nhỏ vô tội vạ nhằm thu hút vốn đầu tư và thu thuế cho dịa phương. Sự chậm chễ trong tiến độ đưa vào vận hành các công trình điện (nhà máy, đường dây, trạm...): theo các thống kê thì trong những năm gần đây gần như 100% các nhà máy điện đưa vào hệ thống chậm hơn một vài năm so với kế hoạch. Các trạm biến áp và đường dây thì có khi xây xong vài ba năm vẫn chưa thể đóng điện. Các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm phần lớn mang tính thí điểm và chưa có sức thuyết phục.  Ví dụ Chương trình 5 triệu bóng đèn compact của EVN sử dụng các kênh phân phối không hiệu quả, đèn không đến được tay người cần và chất lượng bóng do 4 nhà cung cấp nội địa thấp gây mất lòng tin ở người sử dụng.

Mấy hôm nay râm ran việc EVN không chịu huy động nguồn đắt tiền, nôm na là nguồn nhiệt điện chạy dầu giá cao, nên phải ngồi chờ nguồn rẻ là nước, tức là ngồi chờ mưa. EVN không trả lời trực diện việc này nhưng chắc là ai cũng biết, đó là vì giá điện hiện nay dưới giá thành (nếu huy động tất cả các loại nguồn). Do vậy, các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài, không có động lực đầu tư với giá điện hiện nay, mà đi đầu tư cục hút điện, nôm na là các nhà máy thép, chẳng qua là xuất khẩu giá điện rẻ ra nước ngoài. Còn việc tiết kiệm điện là chiến lược lâu dài vì ngoài ý nghĩa giải quyết thiếu điện còn tiết kiệm nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Giá thành của nhiệt điện tuy có cao nhưng trong giai đoạn “nước sôi  lửa bỏng” phải huy động hết công suất, có chính sách bù giá vì quyền lợi thiết thực của nhân dân.  Nếu cho điều tra thống kê đánh giá tác hại của việc cắt điện sẽ là con số khổng lồ về kinh tế nhưng mất mát không tính được bằng tiền chính là sự mất lòng tin của dân chúng vào khả năng điều hành quản lý đất nước của những người có trách nhiệm.

Để có chiến lược an ninh năng lượng, tránh kiểu “ngồi vái trời mưa xuống” phải  giải quyết bài toán thiếu điện cả trước mắt lẫn lâu dài. Ngoài việc tăng cường đầu tư nguồn, lưới, phải giảm tối đa tổn thất bao gồm cả tổn thất kỹ thuật, tức là tổn hao nhiệt qua bộ phận dẫn IR2. Các biện pháp đơn giản tiết kiệm  bằng cách thay đổi thiết bị cũ hiệu suất thấp bằng thiết bị mới ít hao điện như đèn compact, bình nước nóng năng lượng mặt trời. Thay đổi  hành vi sử dụng điện bừa bãi, lãng phí trong nhà, công sở,, tiến hành kiểm toán năng lượng các tòa nhà tiến tới khi thiết kế phải tận dụng thông gió tự nhiên, lấy sáng tự nhiên. Cần phải giảm tổn thất điện năng trong tất cả các khâu, nhất là khâu phân phối dễ bị ăn cắp điện. Đẩy mạnh chương trình DSM (Demand Side Management) trong đó giá cao điểm, thấp điểm khác biệt nhiều để người dùng điện sinh hoạt và sản xuất thay đổi thời điểm sử dụng điện, làm "phẳng" đồ thị phụ tải, tránh áp lực cho phía đầu tư nguồn và lưới điện. Cụ thể là gắn đồng hồ theo 3 loại giá khác nhau. Ở nước ngoài còn có giá tùy theo mùa. Dần dần từng bước, tiến tới bỏ bao cấp trong giá điện, để giá điện phản ánh đúng các yếu tố đầu vào, làm cơ sở hình thành thị trường điện. Chỉ có rút ngắn các giai đoạn hình thành thị trường điện, để từ đó thu hút được đầu tư trong và ngoài nước, tạo thế cạnh tranh giữa các nhà máy phát điện, các công ty truyền tải và các công ty phân phối.

Nhiều nước trên thế giới ngoài việc sử dụng chủ yếu nguồn năng lượng từ thủy điện, nhiệt điện, (một số nước sử dụng điện hạt nhân) cũng đã sử dụng giải pháp “tại chỗ ” để  góp phần giải bài toán điện sinh hoạt. Chiến lược phát triển các loại công nghệ năng lượng sạch như điện mặt trời, gió, bio-gas   nông thôn tận dụng phân gia súc, thực phẩm thừa vừa làm bio-gas vừa lấy phân bón cho ruộng; còn điện hạt nhân, thủy điện, nhiệt điện để phục vụ công nghiệp là chủ yếu.
Ngoài ra, một số nước bắt đầu khai thác địa nhiệt (trong tâm trái đất).

Mặc dù lộ trình thị trường hóa ngành điện đã được Thủ tướng  quyết định chắc cũng góp phần chống độc quyền trong ngành điện nhưng về vận hành, Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia hiện nay vẫn trực thuộc EVN (một người chơi trong thị trường), do đó, không tránh khỏi những ưu tiên về vận hành hệ thống.

Để “hạ nhiệt” cơn nóng mất điện, trước hết cần những cái “đầu lạnh” trái tim nóng của những nhà nhà quản lý, đặc biệt là quản lý ngành năng lượng. Đây là bài toán vĩ mô cần có lời giải  đồng bộ của nhiều lĩnh vực liên quan đến ngành năng lượng để có tầm nhìn, và quy hoạch phát triển năng lượng chuẩn xác với điều kiện bài bản được tính toán khoa học và thực tế. Đây cũng còn là trách nhiệm của cả cộng đồng nhưng trước hết là của ngành điện, vẫn biết rằng “Thiếu điện – Nỗi  khổ không của riêng ai”.   

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o