» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81287823

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

7 kiến nghị về chính sách/giải pháp cho giáo dục đại học.[09/04/10]
Xin chuyển đến bạn đọc ý kiến của GS. Phạm Phụ, nhà giáo lâu năm, nhà nghiên cứu giáo dục rất tâm huyết. Dù sao thì đây cũng mới là những ý kiến riêng và còn nhiều điều cần phải trao đổi, bổ sung và điêu chỉnh.

7 KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH / GIẢI PHÁP

CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

                                                                                                             GS. Phạm Phụ

Đoàn giám sát chuyên đề về Giáo dục Đại học,

Ủy ban thường vụ Quốc hội

 

BBT. Giáo dục là vấn đề lớn của toàn nhân loại, được tất cả các quốc gia coi là quốc sách hàng đầu, là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển của xã hội. Trong cuốn sách thật cảm động và rất nổi tiếng từ cuối thế kỷ XIX, được dịch ra ở Việt Nam với tên là “Những tấm lòng cao cả”, tác giả là nhà văn Edmondo De Amicis (Italy), đã viết cho các bạn trẻ đang cầm sách tới trường:”…Con hãy tưởng tượng số học  sinh đông như kiến của hàng trăm dân tộc khác nhau ấy, hãy tưởng tượng cái phong trào cực kỳ rộng lớn mà họ đang tham gia, rồi hãy tự nhủ rằng nếu phong trào ấy mà tan rã thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh lầm than, mọi rợ. Phong trào ấy là sự tiến bộ, là niềm hy vọng, là vinh quang của nhân loại! Hãy can đảm lên, con ơi, hỡi chú lính bé nhỏ trong đoàn quân lớn mênh mông kia!..”. Trên thế giới, sự phát triển giáo dục có nhiều xu hướng đa dạng với những quan niệm khác nhau, nhất là trong bối cảnh bùng nổ thông tin, khoa học công nghệ đổi mới đến chóng mặt, nhịp sống quá nhanh đang thử thách sức chịu đựng của con người. Ở nước ta đang có rất nhiều ý kiến khác biệt, rất nhiều tranh luận gay gắt về rất nhiều vấn đề trong giáo dục nói chung, và giáo dục đại học nói riêng. Xin chuyển đến bạn đọc ý kiến của GS. Phạm Phụ, nhà giáo lâu năm, nhà nghiên cứu giáo dục rất tâm huyết. Dù sao thì đây cũng mới là những ý kiến riêng và còn nhiều điều cần phải trao đổi, bổ sung và điêu chỉnh.

----

Các sinh viên có Đồ án tốt nghiệp xuất sắc về xây dựng

nhận giải thưởng Loa Thành của

Tổng hội Xây dựng Việt Nam

 

 

GIỚI THIỆU CHUNG

·         Đây là một số kiến nghị về chính sách/giải pháp cho Giáo dục Đại học (GDĐH), thay cho Báo cáo giám sát, được viết với tư cách là “chuyên gia độc lập”, thành viên Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Kiến nghị thay cho Báo cáo bởi vì, theo như ý kiến của GS Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTTN, phó Trưởng đoàn thường trực của Đoàn giám sát, điều quan trọng là phát hiện vấn đề và gợi ý về giải pháp (đặc biệt là đối với vai trò của chuyên gia).

·         Về cách đưa ra các kiến nghị, do chỉ có điều kiện khảo sát chỉ khoảng 20 cơ sở ĐH trong số 376 cơ sở hiện có nên không dùng cách “khái quát hóa” từ thực tế mà chủ yếu là thông qua các báo cáo chung của Bộ GD&ĐT, của các Bộ có liên quan và các tài liệu tham khảo khác. Các dữ  liệu thực tế khảo sát thường chỉ được dùng để chứng minh và minh họa. Hơn nữa, nhiều dữ liệu về GDĐH của các nước khác trên thế giới cũng được trích dẫn so sánh để làm căn cứ cho các kiến nghị. Mặt khác, tuy các vấn đề đều đan xen nhau, nhưng để thuận lợi cho việc theo dõi, các vấn đề được xếp thành 7 kiến nghị cụ thể và sau mỗi kiến nghị là những luận cứ cho kiến nghị đó.

·         Về phạm vi của các kiến nghị, dù được phân công giám sát cùng với Tổ 2 (Tổ về đầu tư và tài chính) nhưng vẫn được tham gia một số buổi khảo sát cùng với Tổ 1 (Tổ về thành lập và nâng cấp trường) và Tổ 3 (Tổ về chất lượng GD) nên các kiến nghị tuy tập trung vào các nhiệm vụ của Tổ 2 nhưng vẫn có một số nội dung liên quan đến nhiều vấn đề tồn tại khác.

1-     KIẾN NGHỊ 1. Tăng “Suất đầu tư” hay mức “Chi phí đơn vị” lên khoảng 1.200 USD/SV – năm, nghĩa là khoảng hơn 2 lần so với hiện nay.

·         Trong tài chính GDĐH có một chỉ số rất cơ bản nhằm đảm bảo cho chất lượng đào tạo. Đó là mức đầu tư cho một sinh viên (SV) trong một năm, ở Việt Nam quen gọi là “Suất đầu tư”, với thế giới thì lại thường được biểu thị qua một chỉ số gọi là “Chi phí đơn vị” (Unit Cost - CPĐV) – chi phí bình quân cho một SV trong 1 năm.

Theo Báo cáo của Bộ GD&ĐT, chi từ Ngân sách Nhà nước (NSNN) bình quân cho một SV ĐH công lập năm 2009 là 7,14 Tr.Đ/năm. Nếu mức học phí là 2,4 Tr.Đ/năm thì gần đúng có thể cho rằng, mức CPĐV ở ĐH công lập hiện nay là 9,54 Tr.Đ/năm, tương đương khoảng 500 – 550USD/SV – năm. Qua khảo sát thực tế cho thấy, ở nhiều cơ sở ĐH, như ở Cao đẳng cộng đồng Hà Nội, thậm chí ở cả các ĐH vùng như Cần Thơ, Đà Nẵng,…, mức chi thường xuyên cho 1 SV chỉ khoảng 3,5 – 4,0 Tr.Đ/năm. Nếu cho rằng chi phí này chỉ chiếm khoảng 75% của CPĐV thì CPĐV ở các cơ sở này cũng chỉ ở mức 5,5 – 6,0 Tr.Đ/SV, tương đương với khoảng 300 – 350 USD/SV. Còn với các ĐH ngoài công lập như Phú Xuân (Huế), Hùng Vương (Tp.HCM)… với mức học phí 5,2 – 7,0 Tr.Đ/SV, mức CPĐV chỉ có thể biến thiên trong khoảng 250 – 300 USD/SV. Chỉ có ở các ĐHQG, với vai trò “quốc gia” và cũng đang có nhiều đầu tư mới, mức CPĐV mới có thể đạt đến khoảng 700 – 800 USD/SV.

·         Trong khi đó, Việt Nam đã tham gia WTO năm 2007, nghĩa là ĐH Việt Nam nay cũng phải biết cách cạnh tranh với ĐH của nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ GD, cả về chất lượng cũng như giá thành, cạnh tranh để có thêm nguồn lực tài chính, cạnh tranh để có thêm thầy giáo giỏi, học trò giỏi vv… Và, dĩ nhiên, tất cả đều phải tính trên cùng một mặt bằng giá so sánh, tính theo sức mua của đồng tiền trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Thế nhưng mức CPĐV từ năm 2004 – 2005, bình quân ở Mỹ đã là 22.000 USD, các nước OECD 12.000 USD, Đài Loan 7.000 USD, vv… Điều này có nghĩa, nếu Việt Nam duy trì ở mức CPĐV 500 – 550 USD như đã nêu ở trên, GDĐH Việt Nam cũng như chính chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam sẽ không đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Ngày nay, không thể nói chất lượng sản phẩm của tôi tương đương như của anh nhưng giá thành chỉ bằng 1/5 hay 1/3. Chính WB (2004) cũng đã có nhận xét: “Chi tiêu bình quân trên đầu SV công lập (ở Việt Nam) đạt từ 53% đến 57% GDP/đn, con số này thấp hơn nhiều so với bình quân của 117 quốc gia trên thế giới có số liệu, khoảng 93%GDP/đn.

Hệ quả của thực trạng trên còn là: Thứ nhất, xuất hiện một phong trào du học tự túc ở những ĐH cấp thấp mà báo chí đã gọi là “ tỵ nạn du học”. Hiện đã có trên 50.000 SV đi du học tự túc, phần lớn thuộc loại này, và chi phí xã hội hàng năm có thể lên đến khoảng 800 Tr.USD, nếu so với NSNN hàng năm dành cho khoảng 1,7 triệu SV đang học trong nước là khoảng 500 Tr. USD thì quả là những chi phí không hợp lý. Thứ hai, ĐH Việt Nam đã bị đối xử “bình đẳng quốc gia” ngược (National Treatment), nghĩa là “phân khúc thị trường” chi phí cao của dịch vụ GDĐH lại được dành ưu tiên cho ĐH của nước ngoài đến Việt Nam. Và thứ ba, các ĐH Việt Nam mở tràn lan các chương trình liên kết ở các địa phương, kể cả với nước ngoài, vì ở đây không bị ràng buộc mức học phí.

·         Vậy vấn đề nảy sinh trước hết là, CPĐV hợp lý hiện nay nên là bao nhiêu? Nếu so sánh theo kiểu “GD so sánh” và suy luận theo cách ước tính của một số chuyên gia ở WB ta thấy, với các nước phát triển cao, tỷ lệ CPĐV/GDP đn chỉ cần ở mức 50 – 60%, với các nước phát triển trung bình, tỷ lệ này thường lại vào khoảng 80 – 100%, còn với các nước có trình độ phát triển thấp như Việt Nam hiện nay, tỷ lệ này lại cần đến khoảng 120 – 150%. Nghĩa là, không thể so sánh theo con số USD tuyệt đối mà cũng không thể so sánh thuần túy theo con số GDP/đn. Từ đó mà ta có con số 1.200 USD/SV – năm như đã nêu lên ở Đề nghị 1.

Khảo sát thực tế ở ĐH Quốc Tế - ĐH quốc gia Tp.HCM với CPĐV khoảng 1.500 USD và ĐH Hoa Sen Tp.HCM với CPĐV khoảng 800 USD cho thấy rõ, dù điểm đầu vào chỉ ở điểm khá hoặc điểm sàn, việc tổ chức học tập ở các trường này khá tốt, SV khá tự tin và hy vọng chất lượng đào tạo tốt hơn nhiều, …với,vẫn là những nhà quản lý và thầy giáo Việt Nam.

 

Download (PDF; 711KB)


 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o