» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81284552

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Ngồi lại với nhau trên tinh thần hợp tác Mê Công.[05/04/10]
Trong khu vực Đông Nam Á, nguồn nước tự nhiên liên quan đến cuộc sống của nhiều quốc gia nhất chính là dòng sông Mê Công. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến nguồn nước sông Mê Công, đặc biệt là hạn hán năm nay diễn ra khốc liệt trên diện rộng từ Trung Quốc đến các nước hạ lưu ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản, giao thông thủy và nguồn nước sinh hoạt của người dân

NGỒI LẠI VỚI NHAU TRÊN TINH THẦN HỢP TÁC MÊ CÔNG

 

Tô Văn Trường

 

 
Biến đổi khí hậu đang là đề tài thời sự nóng bỏng mang tính toàn cầu. Tác động của  biến đổi khí hậu dễ nhận thấy ở các lĩnh vực sức khoẻ con người, nông nghiệp-an ninh lương thực, đa dạng sinh học, năng lượng nhưng quan trọng hơn cả là đến tài nguyên nước. Trong khu vực Đông Nam Á, nguồn nước tự nhiên liên quan đến cuộc sống của nhiều quốc gia nhất chính là dòng sông Mê Công. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến nguồn nước sông Mê Công, đặc biệt là hạn hán năm nay diễn ra khốc liệt trên diện rộng từ Trung Quốc đến các nước hạ lưu ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản, giao thông thủy và nguồn nước sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ dừng ở mức độ tác động của tự nhiên mà bức xức nhất, thấy rõ nhất chính là hậu quả do tác động của con người trong việc khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mê Công, đặc biệt là ở các nước thượng lưu.

Từ khi Ủy hội sông Mê Công (MRC) gồm 4 nước thành viên Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam thành lập năm 1995, đã có nhiều có nhiều cuộc họp, nhiều diễn đàn thảo luận về sự hợp tác Mekong, đại diện cao nhất của các nước cũng chỉ đến cấp bộ trưởng, thứ trưởng. Trong nỗ lực hợp tác và thúc đẩy phát triển bền vững khu vực tiểu vùng sông Mekong, Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong (MRC) lần thứ nhất tổ chức tại Hua Hin (Thái Lan) ngày 5/4 có sự hiện diện của Thủ tướng 4 quốc gia hạ lưu vực sông Mê Công và các quan chức của đối tác chiến lược của Trung Quốc và Myanmar. Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ thực tế hợp tác 15 năm qua cho thấy Hiệp định Mekong là xu thế hợp tác của các dân tộc chung sống trong lưu vực và được sự ủng hộ tích cực của cộng đồng quốc tế. Là quốc gia ở cuối nguồn, Việt Nam thấy rõ những biến chuyển của sông Mekong do tác động của tự nhiên và con người. Cam kết thực hiện đầy đủ Hiệp định Mekong, Việt Nam sẽ phát huy “tinh thần hợp tác Mekong” nhằm chung sức xây dựng sông Mekong không chỉ là dòng sông kết nối các nền văn hoá, dòng sông của tình đoàn kết và hữu nghị mà còn là dòng sông của hợp tác, phát triển và hội nhập.

          Hội nghị cấp cao MRC thông qua tuyên bố chung Hua Hin được xem là một dấu hiệu cho thấy các nước cả hạ lưu và thượng lưu đang hướng tới cùng chia sẻ trách nhiệm phát triển bền vững sông Mekong ở tầm quốc tế, mang lại lợi ích cho tất cả các nước trong lưu vực. Lần đầu tiên các nguyên thủ quốc gia ngồi lại với nhau để thảo luận cơ hội và thách thức trong thời gian tới, nhất trí tầm nhìn lưu vực sông Mekong, cam kết mạnh mẽ tiếp tục hợp tác và thúc đẩy việc sử dụng quản lý hợp lý tài nguyên nước và tài nguyên hạ lưu sông Mekong, xác định các lĩnh vực ưu tiên cụ thể cho kế hoạch hành động giai đoạn tới là tín hiệu rất đáng mừng.

          Người dân trong lưu vực có quyền đòi hỏi Trung Quốc với vị thế, vai trò của mình là nước ở thượng nguồn sông Mekong phải có trách nhiệm đối với các nước hạ lưu theo thông lệ quốc tế như cung cấp thông tin, số liệu thủy văn, kế hoạch xây dựng, chế độ vận hành của các nhà máy thủy điện vv…Trung Quốc và Myanmar ra nhập MRC càng sớm ngày nào càng chứng tỏ thiện chí và trách nhiệm đầy đủ của mình đối với việc quản lý chung dòng sông Mekong. Ngay bản thân MRC cũng còn nhiều việc phải nghĩ, phải làm đòi hỏi không phải chỉ có thiện chí là đủ mà phải có nguồn lực, và các giải pháp cụ thể trước mắt cũng như lâu dài. Thực chất cơ chế hợp tác Mekong hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn, hàng năm có 2 cuộc họp của ủy ban hỗn hợp (JC) cấp thứ trưởng, Tổng giám đốc, Vụ trưởng  và 1 cuộc họp hội đồng cấp bộ trưởng. Tại các cuộc họp này nhằm rà soát, thúc đẩy các hoạt động của các dự án, nói chung còn triển khai chậm, chất lượng dự án ở mức trung bình. Để giải quyết việc “tranh luận” cứ 5 năm phải đổi địa điểm Ban thư ký Mekong, đến tháng 12/2010, MRC sẽ chia tách ra làm 2 bộ phận ở  Vientiane và Phnompenh chỉ làm cho tổ chức này thêm lỏng lẻo cả về mặt hành chính lẫn con người. Việc ven sông hóa gắn liền với năng lực của cán bộ trong ban thư ký kể cả chuyên gia quốc tế vẫn còn là thách đố lớn! 

          Đồng bằng sông Cửu Long nằm cuối nguồn sông Mekong, có vị thế là vựa lúa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu, có sản lượng thủy sản và cây ăn trái lớn nhất cả nước nhưng cuộc sống của người nông dân lại bấp bênh nhất do phụ thuộc vào thời tiết và nguồn nước sông Mê Công. Nông dân Nam bộ rất cần cù, năng động nhưng họ không đủ sức và lực để tự mình thích ứng với biến đổi khí hậu và tác động của con người trong việc khai thác sử dụng nguồn nước sông Mekong. Hy vọng với sự quan tâm của Nhà nước, sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước trên tinh thần “hợp tác Mekong” góp phần hữu hiệu trong việc cải thiện cuộc sống của người dân trong toàn lưu vực.    

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o