» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81315633

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Thanh niên và tuổi trẻ
Thanh niên là lớp người vào đời và lập nghiệp. Là đàn anh của lớp tuổi trẻ nói chung. Tôi đã qua thời trai trẻ, qua tuổi trung niên, và bây giờ có đủ điều kiện làm hội viên Hội người cao tuổi!. Từ trãi nghiệm, mạnh dạn lạm bàn một vấn đề cũ nhưng lúc nào cũng thời sự là về thanh niên và tuổi trẻ nói chung.

THANH NIÊN VÀ TUỔI TRẺ

 

NGUYỄN MINH NHỊ

 

     Thanh niên là lớp người vào đời và lập nghiệp. Là đàn anh của lớp tuổi trẻ nói chung. Tôi đã qua thời trai trẻ, qua tuổi trung niên, và bây giờ có đủ điều kiện làm hội viên Hội người cao tuổi!. Từ trãi nghiệm, mạnh dạn lạm bàn một vấn đề cũ nhưng lúc nào cũng thời sự là về thanh niên và tuổi trẻ nói chung.

      Thanh niên là rường cột nước nhà, tuổi trẻ là mùa xuân của đời người. Đó là chân lý mà xã hội, thời nào cũng công nhận, nhất là thế hệ người lớn lúc nào mở đầu câu, đầu ý khi bàn về thanh niên - tuổi trẻ  đều khẳng định. Nhưng cũng có ngịch lý là lớp trung niên, thế hệ cha anh mà tôi biết, cho đến lớp chúng tôi ngày nay, cũng thường nghe câu trách móc, so sánh: " Thế hệ thanh niên bây giờ…, tuổi trẻ bây giờ…, bọn nhỏ bây giờ…". Ý nhấn mạnh mặt "tiêu cực" hoặc những biểu hiện "mới lạ" mà trước đó chưa xuất hiện hoặc manh nha. Đó là những biểu hiện về mối quan hệ gia đình, xã hội; thái độ ứng xử cụ thể đối với người trên kẻ dưới và bạn bè; tinh thần học tập; quan điểm chọn nghề; đạo đức công dân, kể cả thời trang v.v…Nói gộp lại là "tư cách, đạo đức". Mà những người phát biểu như vậy thường là những người lớn tuổi, có tâm, có tầm mới là đáng lắng nghe, đáng trân trọng. Nhưng cũng có không ít người, nhất là giới trẻ, người đương chức, đương quyền cũng hay phản biện lại: "Ôi, mấy "Cụ" mà…". Giáo sư Trần văn Giàu có lần phát biểu trên báo Thanh Niên, đại ý: Những cái mới nảy sinh trong xã hội đôi khi ta bực mình, nhưng phải tập làm quen và chung sống với nó!. Tôi rất tâm đắc câu nầy để "chủng ngừa" cho lúc "tuổi già". Vậy mà bây giờ, qua cảm nhận trực quan, qua dư luận xã hội, nhất là qua báo, đài hàng ngày, tôi hơi hoang mang vì hình như mình chưa được "miễn dịch"?!. Vậy do đâu. Do đâu, không phải tìm trong tôi, vì cái tôi có ý nghĩa chi đâu.

    Trong gíao lý Phật giáo Hoà Hảo có diễn giải câu :"nhân chi sơ tánh bổn thiện" của Nho giáo: "Người mới sanh tánh thiện trời dành/ Bởi lớn lên tập hiển lợi danh/ Nên tật xấu che mờ thiện tánh/…". Vậy rõ là con người phản ảnh tồn tại xã hội, là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Hành vi gian ác, bất hiếu bất trung, lừa thầy phản bạn và mọi việc làm xấu xa khác như lười lao động, không chịu học tập, ham ăn trên ngồi trước, tham lam ích kỷ, cướp của, giết người… thời nào cũng có, là mặt trái của hành thiện, hướng thiện và bản thiện con người. Nhưng mặt trái như là vết đen là bình thường, như mây đen là báo động, như đêm đen là thảm hoạ. Thảm hoạ ấy là làm biến dạng tâm hồn một thế hệ và hình ảnh một dân tộc khi liệt nó vào phạm trù văn hoá. Rượu là lễ nghĩa, nhưng một tỷ lệ số đông người dùng rượu như một phương tiện để lợi dụng quan hệ mà trục lợi xấu xa hoặc sa đà vào nghiện ngập, trở thành"văn hoá nhậu nhẹt"; tập quán "lì xì" nhân ngày lễ tết là thể hiện cái nghĩa tình đối với người mình chịu ơn, với người già đáng kính,  với trẻ nhỏ yêu thương. Nhưng dùng hình thức nầy để che đậy cho hối lộ, chạy chức , chạy tội…trở thành "văn hoá phong bì". Cả hai thứ "văn hoá đen" ấy một khi trở thành lẽ đương nhiên trong đời sống xã hội thì chiều cao văn hoá của dân tộc bị lùn xuống chớ sao!.

     Hàng ngày đọc báo thấy những học sinh, thanh niên có những hành động côn đồ, đồi truỵ; có những biểu hiện tiêu cực khác thì lập tức sẽ có những bình luận, quy trách nhiệm cho gia đình, nhà trường, xã hội và cả cho luật pháp. Chính xác. Nhưng có cái không chính xác là ít ai (hoặc không có ai) lại thấy đó là "cái chân" của mình!. Con hư học mà đổ hết tội cho thầy cô giáo là không đúng. Một đứa con quản lý không rồi mà đổ tội cho người quản lý ba, bốn chục đứa là không công bằng. Đó là chưa nói con noi gương cha mẹ vì là vừa di truyền, vừa là bắt chước. Còn nói thầy có người dạy dỡ thì có thể, chớ nói ảnh hưởng từ thói lười học, nói láo, bỏ học đi nhậu, đi nhảy đầm…thì không phải từ nhà trường. Còn nửa, khi thầy cô có cái gọi là "roi vọt" thì gia đình, báo chí, dư luận lên án rộ mé. Tôi tự hào là còn nhỏ chưa từng bị cha mẹ hay thầy cô đánh đòn, vì tôi rất sợ đòn, nhưng không đồng tình cách phản ứng và quan điểm đổ lỗi hết cho nhà trường mà không thấy "cái chân" của mình. Chủ trương học sinh bầu chọn, nhận xét giáo viên ở đâu đúng chớ ở ta và bây giờ là chưa được. Loạn!. Thanh niên - tuổi trẻ bây giờ say loại nhạc thật tình là tôi không chia sẽ nổi. Nhưng thử hỏi bảo các em thích thứ nhạc của thế hệ tôi và tôi thích thì chẳng khác nào bảo các em nên chào đời cùng lúc với chúng tôi. Cái ác đời nào cũng vậy, thường biểu hiện trong số người trẻ, vì nó "học" được là "hành" ngay, không để lâu cho kịp "gìa", vì vậy nói "tuổi trẻ bây giờ"…nầy nọ, cũng là không chính xác. Cái đáng nói là tuổi trẻ nhiều em phạm pháp thì là do pháp luật và quản lý pháp luật chớ không phải chỉ do nhà trường, gia đình và xã hội. Bởi các em có phạm cũng là lặt vặt và tánh chất nghiêm trọng cũng là lẻ tẻ. Còn luật pháp chưa đủ chặc, hành pháp chưa đủ nghiêm để trị người lớn thì làm sao trị được trẻ con tội bắt chước?!.

     Quan niệm xã hội bây giờ về nhiều vấn đề lớn của xã hội chưa được đồng nhất và đồng thuận. Đó là nổi khổ của giới trẻ. Học ai, nghe ai, ai đúng, ai sai… người ba, bốn chục tuổi còn phân biệt khó khăn thì trách gì tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới". Trước khi gõ vào máy bài nầy, tôi mò đọc bài " Vì sao con người nông dân từ chối làm nông dân?" trên Tuần Việtnam. net xuất bản ngày 11/04/2010 của tác giả A Sáng. Trực nhớ hơn 50 năm về trước, bọn trẻ chúng tôi chơi trò "đánh trận giả". Vai quan Tây không ai chịu đóng, cuối cùng phải "oảnh tù tì" đứa thua phải vào vai ác. Từ những cảm xúc tức thời mà ra những dòng tâm sự của người chỉ còn biết cậy trông vào thanh niên và tuổi trẻ. Vậy đó!./.

 

                                                           Long xuyên, ngày 15/04/2010.

      

                                                                                                                                     

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o