» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81290125

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Về xây dựng nhà cao tầng trong đô thị.[06/03/10]
Vào Thế kỷ 21, nhà cao tầng được xây dựng ngày càng nhiều tại các thành phố lớn nước ta, đặt ra các vấn đề mới về quy hoạch, kiến trúc, công nghệ xây dựng và quản lý. Đã có một số hội thảo và đề tài nghiên cứu về chủ đề này

VỀ XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG TRONG ĐÔ THỊ

Phạm Sỹ Liêm

Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển Hạ tầng(IUSID)
 


Tòa nhà tháp Burj, thành phố Dubai (Liên hiệp các tiểu vương quốc Arập), 160 tầng, cao 818 m, cao nhất thế giới hiện nay, mới khai trương tháng 1/2010.

 

 

  1. Mở đầu

Vào Thế kỷ 21, nhà cao tầng được xây dựng ngày càng nhiều tại các thành phố lớn nước ta, đặt ra các vấn đề mới về quy hoạch, kiến trúc, công nghệ xây dựng và quản lý. Đã có một số hội thảo và đề tài nghiên cứu về chủ đề này. Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, bài này trình bày vắn tắt một số tư liệu trong chuyên văn nước ngoài có liên quan dến quy hoạch và kiến trúc nhà cao tầng (NCT).

  1. Định nghĩa và phân loại

Đối với NCT ( tiếng Hoa: “cao tầng kiến trúc”, tiếng Anh: “high-rise building: tiếng Pháp: immeuble de grande hauteur) các nước có nhiều cách định nghĩa như:

-          Hoa Kỳ: nhà cao từ 70 feet (21m) trở lên và trên 6 tầng;

-          Nhật: nhà cao từ 45m trở lên và trên 7 tầng;

-          Trung Quốc: cao từ 24m trở lên và trên 9 tầng;

-          Pháp: cao hơn 50m đối với nhà ở và 28m đối với loại nhà khác ( xuất phát từ yêu cầu chữa cháy).

Một số chuyên gia lại đưa ra định nghĩa dựa trên mối quan hệ giữa NCT với công trình chung quanh, như kiến trúc sư Hoa Kỳ Fazlur Khan - tác giả của Tháp Sears nổi tiếng cao 442m hoàn thành năm 1974 ở Chicago, cho rằng “ đó là công trình mà độ cao của nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến bố cục, thiết kế và sử dụng, cũng là công trình mà độ cao của nó tạo ra những điều kiện khác biệt về mặt thi công và sử dụng tại khu vực nhất định trong thời kỳ nhất định”.

Về phân loại NCT, Hội nghị quốc tế nhà cao tầng họp tại Hoa Kỳ năm 1972 đề xuất như sau:

-          Loại 1:  9~16 tầng (Hmax = 50m);

-          Loại 2:  17~25 tầng (Hmax = 75m);

-          Loại 3:  26~40 tầng (Hmax = 100m);

-          Loại 4:  trên 40 tầng (H hơn 100m).

Tại Hoa Kỳ, nhà cao hơn 492 feet (150m) được gọi là nhà chọc trời (skyscraper), cao hơn 1000 feet (300m) thì gọi là nhà siêu cao (supertall).

  1. Giá trị của NCT

Giá trị tinh thần của NCT là  thể hiện nguyện vọng hướng lên cao của loài người, vì vậy NCT ngày càng lập kỷ lục mới về độ cao.

Giá trị sử dụng của NCT là tiết kiệm đất xây dựng; “nội bộ hóa”, “tư hữu hóa” không gian (trên cao) của đô thị; cho phép đa năng hóa công trình và tạo lập hạt nhân đô thị, nơi lao động có mật độ và hiệu quả cao; có tác dụng định hướng, dẫn đường trong đô thị.

  1. Ảnh hưởng tiêu cực của NCT

Việc xây dựng NCT đặt ra nhiều thách thức về kết cấu và nền móng, nhất là tại các vùng động đất, bão lớn và nền đất yếu. Các vấn đề phòng chống cháy, cầu thang và thang máy, cấp thoát nước, điều hòa không khí cũng rất đáng kể. Tuy vậy tiến bộ của công nghệ xây dựng ngày nay có thể cho phép xây dựng NCT có 190~200 tầng cao tới 1km (Tháp Burj Khalifa hoàn thành năm 2009 tại Dubai có 160 tầng cao 828m tính đến chóp nóc), vấn đề chủ yếu là phải xem xét các khía cạnh xã hội và kinh tế, và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của nó như:

1/  Bóng râm đổ xuống có thể ảnh hướng tới cuộc sống cư dân bên cạnh, nhất là tại khu vực có nhiều NCT ken nhau;

2/  Sự biến đổi của vi khí hậu, như do sự mất cân bằng nhiệt giữa khu vực bóng râm và khu vực bị mặt trời hun nóng mà sinh ra “gió thung lũng”, gió quẩn thậm chí ngay cả khi trời không có gió, hay gió trên cao bị chặn lại nên bị hút từ trên xuống ảnh hưởng đến người đi đường; hiện tượng “đảo nhiệt” ( heat island) của đô thị trầm trọng thêm;

3/  Tiếng réo, rít của gió mạnh bị chặn lại và hồi âm của các tiếng ồn đô thị khiến mọi người cảm thấy khó chịu;

4/  Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, lỏng và khí của lượng người tập trung quá đông và đi lại nhộn nhịp sinh ra, kể cả do sự vận hành của nhiều loại thiết bị phục vụ trong NCT như máy điều hòa; NCT tiêu thụ nhiều điện;

5/  Tại khu vực nhiều NCT, hình thái không gian trở nên méo mó, như không còn bao nhiêu trời xanh, mặt đất như dưới đáy thung lũng; kim loại, bê tông, kính, đá tạo ra môi trường khô cứng, thiếu sức sống khiến con người cảm thấy bị gò bó, xa lạ;

6/   Hậu quả thiên tai nhân họa trầm trọng hơn như  đám cháy dễ lan truyền, người tập trung đông nên khó sơ tán, thiếu không gian rộng rãi chung quanh nên phương tiện chữa cháy và cứu hộ khó tiếp cận.

  1. Quan hệ giữa NCT với không gian đô thị

1/  Vì có chiều cao đột xuất, khối tích to lớn nên NCT tác động mạnh đến môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội của khu vực đô thị chung quanh. Việc chọn địa điểm và sắp xếp bố cục cho một đơn vị hoặc nhóm  NCT cần được đánh giá trong cả ba mối quan hệ đó.

2/  Cần kết hợp chặt chẽ bố cục NCT với chỉnh thể cảnh quan đô thị hiện hữu, tạo ra tiêu điểm thu hút thị giác, điểm nhấn đột khởi nhưng vẫn gìn giữ được tính thống nhất của cảnh quan, chẳng hạn như một NCT vuông vức được xây dựng tại khu phố cũ của thành phố Lyon (Pháp) nhưng vẫn hài hòa với khu vực này do mặt ngoài phủ kính của nó đã trở thành tấm gương lớn phản chiếu bầu trời bên trên cùng với đường phố, cây cối và các nhà cổ thấp tầng phía dưới!

3/ Cấn tạo ra hình ảnh thống nhất, không chắp vá hay đơn điệu cho tổ hợp quần thể NCT. Từng NCT có thể có công năng, chiều cao, khối tích và kiến trúc khác nhau, thậm chí xây dựng vào thời điểm khác nhau, nhưng quần thể NCT phải tạo được ấn tượng về sự thống nhất và hài hòa, có bản sắc. Thiết kế đô thị là công cụ tốt để đạt tới mục đích đó.

4/  Tạo ra công trình mang tính tượng trưng, chẳng hạn cho giai đoạn phát triển mới của đô thị, thậm chí của quốc gia, hoặc đơn giản là lưu lại dấu ấn sáng tạo của kiến trúc sư, của hãng kinh doanh v.v.

5/  Tạo biểu trưng của đô thị, khiến cho hễ nhìn thấy hình ảnh NCT đó là đã biết tại đô thị nào, quốc gia nào, chẳng hạn Tháp đôi Petronas.

6/  Không tập trung quá nhiều NCT vào khu vực chật hẹp để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của chúng.

  1. Một số thủ pháp kiến trúc

Do NCT có ảnh hưởng lớn đến không gian đô thị nên khi thiết kế người ta thường dùng một số thủ pháp kiến trúc như sau:

1/ Bệ nhà là phần thân nhà tiếp giáp với đất mà từ đường phố có thể nhìn thấy trong phạm vi góc nhìn 40 độ, tùy độ lùi của tầm nhìn  mà thường cao khoảng 3~8 tầng. Kiến trúc của bệ nhà có ảnh hưởng lớn tới kích cỡ của đường phố và cảm nhận của người đi đường đối với đô thị, do đó kiến trúc sư thường bỏ  nhiều công sức và sáng tạo để thiết kế nó.

2/ Tầng trệt để trống là thủ pháp thường được dùng để giữ lại khoảng không nhằm giảm bớt cảm giác “đè nén” của NCT, mở rộng thêm tầm nhìn, tạo mối liên thông với không gian công cộng, lại có thể giúp cải thiện việc đi lại của dòng người và thêm chỗ đậu xe.

Khi NCT xây tại khu đất chật chội hoặc sát đường đô thị thì khu vực cửa ra vào thường bố trí thụt vào để tạo khoảng đệm rộng rãi có thể hòa hoãn các loại xung đột thường thấy tại đây, và chứa đựng những ý tưởng mới mẻ về tổ chức không gian và thiết kế kiến trúc.

3/ Phần tầng trệt thụt vào tạo hành lang liên thông với vỉa hè vừa che mưa nắng cho người đi đường vừa làm phong phú thêm hình thái không gian đô thị, là thủ pháp trong thiết kế NCT không chỉ ở miền nhiệt đới mà cả ở các vùng khí hậu khác nhằm tăng thêm tiện nghi cho người đi đường và  tạo điều kiện duy trì hoạt động kinh doanh liên tục của khu vực thương mại khi thời tiết xấu.

4/ Dành không gian mở tại một số tầng làm khu vực cây xanh liên thông với giếng trời, vừa là nơi thư dãn ngắm cảnh bên ngoài vừa giúp điều tiết vi khí hậu. Các “vườn trên cao” này, chẳng hạn trong tòa nhà Ngân hàng Thương mại Frankfurt do KTS Foster thiết kế hay trong Menara Mesiniaga Tower nổi tiếng tại Kuala Lumpur do KTS Dương Kinh Văn sáng tác, là thủ pháp thể hiện các quan điểm ”kiến trúc sinh thái” và “hình thức phục tùng khí hậu” xuất hiện cuối thế kỷ trước. Ở nước ta, kiến trúc sư tác giả công trình Trung tâm Hội nghị quốc gia và Nhà Quốc Hội cũng dùng thủ pháp này.

5/ Kiến trúc phần đỉnh NCT (gồm một số tầng cao nhất) có ảnh hưởng lớn đến tính tượng trưng của tòa nhà, tạo ra sự khác biệt với các NCT gần đó, nhất là khi phần thân nhà của chúng không khác nhau mấy. Phần đỉnh nhà dạng chóp hay bậc thang cũng là dạng thường được dùng khi có nhiều NCT gấn nhau để giảm bớt bóng râm, giảm cảm giác chật chội và làm phong phú thêm đường chân trời (skyline) của đô thị.

6/ Liên thông tầng hầm NCT  với quảng trường chìm là thủ pháp có thể tạo ra tính độc đáo cho cả NCT và không gian công cộng đô thị. Quảng trường chìm (không phải ngầm) là không gian hở đào sâu xuống đất và không rộng lắm, kết nối với đường hầm đi bộ vượt đại lộ và với cửa vào các tầng hầm của NCT, thường là siêu thị hay các loại công trình dịch vụ như giải trí, thể thao, nơi hội họp, nhà kho, nhà xe, nhà vệ sinh công cộng v.v. Quảng trường chìm có thể trồng cây, có đài phun nước, được chiếu sáng tốt, tạo tiện nghi có sức thu hút mọi người./.

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o