» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81284784

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

An ninh lương thực cho ai?[08/02/10]
Gần đây, trên các diễn đàn và phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, cụm từ "an ninh lương thực" được dùng nhiều và diễn giải nhiều chiều, nhưng hầu như chỉ có một yêu cầu là để "nuôi đồng bào và nhân loại"

AN NINH LƯƠNG THỰC CHO AI?

NGUYỄN MINH NHỊ  

Lời nhắn của tác giả:

Các Anh kính mến,

Tôi không viết báo nửa, bởi đã cạn nguồn, cụt hứng (già). Nhưng hơn năm qua xem cách điều hành xuất khẩu gạo và cứ ra rả lãi 30% tôi rất bực và buồn nên lọ mọ viết mà không gởi báo nào (vì chưa chắc họ đăng). Vậy gởi các Anh đọc chơi và nếu báo nào (trong nước) chịu  đăng thì tuỳ các Anh.

Nhân năm Cọp, trước thềm Xuân, kính chúc các Anh vạn an, gia đình vạn phúc.

Thân kính,

Bảy Nhị.

Lời tựa của cộng tác viên:

Kính gửi các anh chị

Nhận được thư tâm sự và bài viết :"An ninh lương thực cho ai" của anh Nguyễn Minh Nhị (Bảy Nhị) nguyên chủ tịch tỉnh An Giang vựa lúa lớn nhất cả nước, một nhà quản lý nổi tiếng sắc sảo, chân chất, phóng khoáng  và thẳng tính đúng đặc tính của “anh Hai Nam Bộ”. Anh Bảy Nhị có rất nhiều bài viết đã đăng tải trên các báo chính thống của trung ương và các địa phương nhưng bây giờ không biết nguyên nhân nào làm con người nhiệt tình và tâm huyết với đất nước như Bảy Nhị cũng muốn gác bút "ở ẩn"!?  

Cảm nhận của tôi đây là bài viết rất hay, đáng suy ngẫm nên tôi chuyển ngay cho nhiều báo.  Xin gửi  bản gốc bài viết của anh Bảy Nhị "An ninh lương thực cho ai?" để các anh chị tham khảo, cảm thông với những khó khăn, trăn trở của người nông dân nhân dịp Xuân Canh Dần.

Kính

Tô Văn Trường

…Và www.vncold.vn hân hạnh chuyển đến bạn đọc!

***

Gần đây, trên các diễn đàn và phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, cụm từ "an ninh lương thực" được dùng nhiều và diễn giải nhiều chiều, nhưng hầu như chỉ có một yêu cầu là để "nuôi đồng bào và nhân loại". Điều đó đúng, nhưng chưa đủ. Bởi chỉ nói đến "nuôi ngọn" chớ chưa nói "nuôi gốc", mà nếu không có"gốc" thì làm sao có "ngọn"?!.

           Các nước phát triển đã giải bài toán nầy từ lâu rồi - từ sau khi hoàn thành công nghiệp hoá. Nước Mỹ hiện chỉ còn chưa đầy một triệu lao động nông nghiệp mà nuôi ăn cho hàng trăm triệu người Mỹ, nước Pháp chỉ khoảng một triệu lao động mà cũng nuôi được cả quốc gia. Trong khi đó, hai nước nầy thuộc tốp đầu thế giới về xuất khẩu bắp, đậu nành, thịt bò, sửa và các sản phẩm từ sửa và hoa quả. Được vậy là quá trình công  nghiệp hoá họ đã đồng thời giải bài toán cân bằng gốc - ngọn tương đối hài hoà - gốc ngọn nuôi nhau. Nước Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc… đất sản xuất nông nghiệp rất nghèo nàn, nhưng cũng đã giải quyết vấn đề nầy rất hợp lý. Thái Lan và Malayxia có điều kiện tự nhiên khá giống Việt Nam, đều là nước đang phát triển, vậy mà nông dân họ sản xuất khá ổn định.

             Người xưa và người nay ai ai cũng cho rằng không có nông nghiệp - lương thực là bất ổn.. Điều đó luôn luôn đúng. Càng đúng hơn, hiện nay hơn một tỷ người thiếu lương thực, không bị "bất ổn" là nhờ có nguồn cung ứng gạo từ các nước Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Myanma… mổi năm cả chục triệu tấn. Điều đó không đúng chút nào về phương diện đạo lý trên bình diện quốc tế, bởi những nước nghèo sản xuất để nuôi nhân loại đói nghèo, như "cơm chấm cơm vậy"!. Vậy mà năm 2008, lương thực thế giới hút hàng, gạo nội địa Việt Nam sốt giá, Chính phủ mới lịnh tạm ngưng xuất khẩu gạo thì Tổng thống Mỹ lên tiếng nói thẳng với Thủ tướng Việt Nam là phải có trách nhiệm ổn định lương thực thế giới!. Vậy mà khi cơ quan thương mại Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá Tra và Tôm của Việt Nam thì chánh phủ Mỹ cho là đúng luật của Mỹ. Còn việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da và hàng dệt may Việt Nam  của các nước thuộc EU thì cũng là gián tiếp đánh vào nền nông nghiệp Việt Nam đang chuyển dịch lao động sang phi nông nghiệp để nhẹ gánh cất cánh. Thật không công bằng!. Hèn nào các nước kém phát triển và đang phát triển không dễ gì cất đầu lên nổi, trong đó có phần là do các nước phát triển đối xử không công bằng.

                Trở lại việc nhà của mình. Trưa nay, 6/2/2010, phát biểu trên Đài Tiếng nói Việt Nam (có lẽ phục vụ cho vụ Đông-xuân sắp thu hoạch), hai quan chức Bộ NN-PTNT trả lời trực tuyến về vấn đề an ninh lương thực cũng chỉ xoay quanh năng suất, sản lượng và thị trường (nội địa và xuất khẩu), nghĩa là xoay quanh an ninh lương thực, nghĩa là an ninh cái ngọn, còn an ninh cái gốc là cải thiện đời sống nông dân thông qua quá trình tích tụ - tập trung đất đai, lao động nông nghiệp dư ra phải chuyển đổi nghề, và đặc biệt là giá sàn mua lúa và cái cơ cấu lợi nhuận 30% cho nông dân như các Bộ đề xuất là thế nào, có đúng hay không?. Không nghe nói. Vấn đề nông nghiệp-nông dân-nông thôn là cái gốc an ninh. Rất lớn! Ở đây chỉ tham khảo vấn đề giá sàn và lợi nhuận 30% trên ký lúa mà báo đài và các quan chức hay nói. Nó tuy chỉ là một phần nhỏ của cái gốc mà thôi nhưng chưa thấy ai chỉ ra.

                   Lâu nay tính giá thành hạt lúa ta thường chỉ tính: nước, phân, cần, giống. Nhưng thường là tính không sát giá (tính thiếu) và năng suất thường hơi cao hơn thực tế (hơi dư). Trong tính gía thành (giá vốn) còn thiếu hai phần quan trọng là công quản lý của chủ trại và tiền thuê đất. Trong quản lý sản xuất, nông dân trực canh từ ba héc-ta trở lên là chủ trang trại, tạm so sánh với quản lý công nghiệp như là quản đốc (10 héc-ta trở lên như là giám đốc xí nghiệp) vậy mà khi tính gía thành ký lúa lại không có tính lương và các loại bảo hiểm, chi phí giao dịch (trung gian) như giám đốc xí nghiệp. Là chủ gia đình, họ còn phải chi tiêu, phải nuôi con cái hoặc cha mẹ không có sức lao động.. Còn giá thuê đất hiện nay, tuỳ loại, từ một triệu đến hai triệu rưởi trên 1000 mét vuông/năm. Nếu là mua thì bình quân phải từ 40 đến 60 triệu đồng trên một ngàn mét vuông. Vậy ta có tính tiền thuê đất và lãi vay tiền mua đất cho họ hay không?. Còn nếu thuê đất thì không có giấy đỏ, không vay được ngân hàng, vay ngoài lãi từ 5 đến 10%/tháng mà không phải ai cũng có uy tín để vay. Vậy lãi 30% là tính trên cái nền nào?. Đây là uẩn khúc của lời than vãn: làm nông nghiệp không giàu! mà nông dân và nhiều người hay bày tỏ nhưng khi lý giải lại chưa chỉ ra được .  Năm 2008 nói mua lúa cho nông dân có lãi 30% mà mua có 3.800 đồng ký  (thực chất là mua gạo rồi qui đổi ra vậy thôi).. Cũng cần nói thêm là cùng lúc ấy, cùng chất lượng như nhau, Thái Lan cho gía sàn là 5200 ký lúa. Năm nay ta nói mua 4000 đồng ký, nhưng là lúa khô, cân tại kho (ngoài chợ). Vậy là nông dân bán tại rụộng giá mấy? còn mướn ghe chở về kho tốn thêm bao nhiêu một ký? mà chở về kho công ty ở ngoài chợ có mua lúa thiệt không hay mua gạo?. Nói kiểu nầy chưa chắc bán 4000 đồng tại kho công ty mà bằng giá bán của năm rồi là 3800 đồng taị ruộng. Đó là chưa nói mua gạo mà nói mua lúa, hàng xáo phải làm thay cho doanh nghiệp đi mua gom và xay xát, vậy mà cứ bị lên án là " thương lái ép giá nông dân"!. Nói không chánh ngôn thì nông dân và thiên hạ còn khổ dài dài. Thật đáng buồn!.

                An ninh lương thực không còn thuần tuý là vấn đề kinh tế, mà là vấn đề đạo đức của cộng đồng, là chánh trị của quốc gia và của toàn cầu. Việc lớn như vậy mà chỉ đặt trên hai vai nhà nông và những nước nghèo  thì câu hỏi cũng đặt ra: Vậy an ninh lương thực là cho ai mà nông dân phải lo, còn an ninh cho nông dân thì ai lo? và lo như thế nào?.. Rồi thân phận của những nước nghèo giữ an ninh lương thực cho thế giới, ai giúp họ thoát nghèo mà không tính toán đổi chác và bắt chẹt kinh tế, chánh trị ?! ./.

                                                         

                                                                           Long xuyên, ngày 06/02/2010.

                                                                              

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o