» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81312969

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Một số ý kiến về qui hoạch phát triển sông Hồng đọan qua Hà Nội. [26/9/08]
Hà Nội đang tiến hành quy hoạch hai bên sông Hồng bằng một “siêu dự án” nhằm đem lại một diện mạo mới cho thủ đô. BBT xin giới thiệu ý kiến của KSCC Phạm Đăng Ấp về qui hoạch này.

Hiện nay, Tp. Hà Nội đang tiến hành quy hoạch hai bên sông Hồng bằng một “siêu dự án” nhằm đem lại một diện mạo mới cho thủ đô; Những mục tiêu và thông tin của dự án này được các phương tiện thông tin đại chúng đưa khá chi tiết, qua nghiên cứu, với kinh nghiệm nhiều năm làm công việc Phòng chống lụt bão trong ngành Thủy Lợi, tôi xin được đóng góp ý kiến như sau:

I/ Mục tiêu của Dự án Quy hoạch chỉnh trị sông Hồng đoạn qua Hà Nội:

Một con sông đi qua giữa lòng thành phố mà là thủ đô như Hà Nội không thể để nó phát triển một cách tự nhiên mà phải có tác động của con người nhằm lợi dụng những mặt lợi, hạn chế những mặt hại để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và cũng chính cho con người nên đây phải là Dự án đa mục tiêu lợi dụng tổng hợp,  do vậy mục đích và mục tiêu của dự án phải hòan toàn thảo mãn yêu cầu của các ngành kinh tế và địa phương. Vì thế ngoài những mục tiêu Dự án đã nêu không thể không nói đến mục tiêu: sông Hồng có dòng chảy êm thuận, lòng dẫn mùa kiệt đảm bảo giao thông thủy; Dẫn nước vào cống Đan Hoài, Liên Mạc,  Xuân Quan thuận lợi; Phân nước sang sông Đuống hợp lý cả trong mùa lũ và mùa kiệt; Chống bồi lấp cảng Hà Nội; Ổn định bờ sông,  bãi sông; Du lịch thuận tiện và môi trường trong sạch...

II/ Về đê điều:

2.1. Về mực nước thiết kế đê:

Dự án đề nghị lên cấp đặc biệt cả đê hữu và tả ngạn để phục vụ cho phát triển đô thị trong tương lai.

Đề nghị này thiếu cơ sở khoa học và thực tế, đã bị các chuyên gia đê điều và chống lụt bác bỏ từ lâu với lý do: Trước năm 1972 đê hữu ngạn và đê bao nội thành (điểm đầu là Phú Thượng, điểm cuối là ở Vĩnh Tuy) hợp thành tuyến đê bao khép kín để bảo vệ cho các quận nội thành; Nay đê bao không còn nữa và điều quan trọng hơn là nếu chỉ tôn cao, nâng cấp 40,0Km đê sông Hồng của Hà Nội không thôi mà không tôn cao, nâng cấp những tuyến đê liền kề và ở phía sau thuộc 02 bên tả hữu sông Hồng của Hà Nội thì khi xảy ra sự cố vỡ đê ở những nơi này rõ ràng Hà Nội vẫn bị “tập hậu”. Từ đó cần được cân nhắc kỹ có nên nâng lên cấp đặc biệt riêng 40,0Km đê sông Hồng của Hà Nội cả 02 phía hay không?

Mặt khác, nâng cấp đê cần phải tôn cao, đắp to thân và mở rộng chân đê sẽ gây ra nhiều vấn đề phức tạp:

- Làm mất nhiều diện tích bãi lấy đất đắp và mở rộng chân đê, vừa tốn kinh phí vừa khó khăn trong giải phóng mặt bằng.

- Tôn cao, đắp to là gia tải cho cả thân, nền và các công trình dưới đê có chất lượng không đảm bảo.

- Nâng cao đê mà không coi trọng các giải pháp khác thì mức bảo đảm an toàn của đê càng giảm.

2.2. Về tuyến đê:

Có liên quan đến tuyến thoát lũ và chỉnh trị chung của sông Hồng, do đó cần được xem xét cân nhắc kỹ lưỡng trong tổng thể toàn tuyến, cả hệ thống sông Hồng để quyết định. Dưới đây xin nêu mấy vấn đề cần quan tâm xem xét:

2.2.1. Trong kết luận đề tài nghiên cứu về tỷ lệ phân lưu giữa sông Hồng và sông Đuống của Viện Khoa học Thủy lợi năm 1984 đã nêu: “Các biện pháp thoát lũ của sông Hồng như đắp, phá đê bối, mở rộng, thu hẹp khoảng cách giữa 02 đê không những làm tăng, giảm mực nước, lưu lượng của sông Hồng mà còn tăng giảm mực nước, lưu lượng qua sông Đuống..”.

Nay theo dự án đề xuất: ngoài bãi sông Hồng sẽ tiến hành đắp đê mới, thực chất là đắp đê bối, làm thu hẹp khoảng cách giữa 02 đê, sẽ có thể làm tăng mực nước, lưu lượng vào sông Đuống và nếu tăng là nguy hiểm bởi vì tình hình thoát lũ hệ thống sông Thái Bình hiện nay là rất kém.

2.2.2. Như trên đã nêu đắp đê mới thực chất là đắp đê bối, làm mất đi dung tích điều tiết lũ, nên không hạ thấp mực nước, mà lại làm dâng cao mực nước sông.

Theo kết quả tính toán và kết qủa thí nghiệm mô hình thủy lực của Cục Phòng chống lụt bão và QLĐĐ và Viện Khoa học Thủy lợi năm 1975 đã nêu: “Ảnh hưởng tổng hợp đê bối Hải Bối, Tầm Xá (Đông Anh), Phú Viên, Giang Cao, Kim Lan, Văn Đức (Gia Lâm), Thanh Trì (Thanh Trì) đã làm dâng mực nước Hà Nội là 0,30m”.

2.2.3. Đắp đê mới mở rộng khoảng cách giữa 02 đê ở đoạn phía trên cầu Thăng Long và cầu Long Biên với mục đích tăng mặt cắt thoát lũ như Dự án nêu là biện pháp đúng đắn, nhưng sẽ không đạt được mục đích nếu chỉ lo tăng diện tích thoát nước ở phía trên mà không lo tăng diện tích thoát nước ở dưới gầm cầu Long Biên, Chương Dương; đặc biệt là nếu không trục vớt từ đáy sông lên hàng trăm tấn sắt thép của các dầm cầu sập, phá đi hàng chục mố cầu phụ, nâng cao đáy dầm đã làm thêm trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ thì thoát lũ vẫn không được cải thiện.

Thực tế trong lũ tháng 8/1971 do đáy dầm cầu Long Biên thấp đã cản giữ các vật nổi trên mặt nước ước dài khoảng 3,0Km suốt từ cầu đến cửa Đuống gây áp lực lớn đe dọa đến an toàn của cầu nên Bộ Giao thông vận tải đã phải huy động một đoàn tàu hỏa chứa đầy đá hộc, đặt lên đường sắt hết chiều dài cầu để chống lật.

2.2.4. Theo sơ đồ nêu trong dự án thấy rằng phần lớn tuyến đê mới cả ở phía ngoài bãi và phía trong đê cũ nhiều chỗ đi qua bãi cát, lòng sông cổ, chỗ vỡ đê cũ rất bất lợi về nhiều mặt, xử lý tốn kém, thiếu an toàn, vì vậy rất cần xem xét kỹ địa chất nền móng để điều chỉnh tuyến hợp lý.

III/ Tuyến thoát lũ và lòng dẫn sông Hồng:

Đoạn 40,0Km qua Hà Nội nếu không được giải quyết đồng thời, đồng bộ trong toàn tuyến, toàn hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình thì dù Hà Nội có làm tốt đến mấy nó vẫn làm dâng mực nước cho Hà Nội.

Trong Báo cáo phản biện Quy hoạch phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng tháng 11/2000 của nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT - GS.TS Phan Sỹ Kỳ có nêu: Theo tài liệu thực tế trong 60 năm qua từ 1930 đến nay, mực nước ở Hà Nội và Phả Lại đã tăng gần 1,60m ở cấp Q = 29.000m3/s tại Sơn Tây. Theo số liệu này thì rõ ràng sự suy thoái lòng dẫn và hành lang thoát lũ đã làm tăng mực nước lũ rất lớn, lớn đến mức bằng cả hiệu quả cắt giảm lũ của hồ Sơn La và hồ Đại Thị; Đồng thời nhấn mạnh cần tiếp tục duy trì giải phóng lòng dẫn. Nhất thiết cần phải xem đây là biện pháp tích cực, quyết liệt, thường xuyên và lâu dài mãi mãi không bao giờ được lơi lỏng, đây là một bài học lịch sử, nếu không tiếp tục duy trì giải phóng lòng dẫn và hành lang thoát lũ thì chỉ sau một thời gian mực nước lũ lại dềnh lên ngày càng cao sẽ triệt tiêu hiệu quả cắt lũ của các các hồ chứa đó.

IV/ Chỉnh trị lòng dẫn:

Chỉnh trị là công việc không thể thiếu được trong nghiên cứu xây dựng Dự án, có nghiên cứu kỹ về quy luật diễn biến, thông số kỹ thuật để lợi dụng xu thế sông mới có thể đáp ứng các mục tiêu đề ra. Biện pháp chỉnh trị là tổng hợp bao gồm cả nạo vét, làm kè, làm mỏ hàn hướng dòng, uốn nắn lòng dẫn.. trên cơ sở tuyến chỉnh trị và mặt cắt lòng dẫn ổn định. Trong dự án chưa nêu phần nghiên cứu tính toán này. Nếu chỉ nạo vét 21,7triệu m3 đất với mục đích tăng mặt cắt thoát lũ và chiều sâu vận tải thủy trong mùa cạn sẽ có rất nhiều khả năng không đạt kết quả mong muốn vì những lý do sau:

Dòng chảy sông Hồng trong mùa lũ lượng bùn cát lơ lửng chủ yếu là sông Thao, trung bình qua Sơn Tây là 1,60Kg/m3 và Hà Nội là 1,45Kg/m3 (số liệu năm 1983).

Theo nguyên lý Động lực học dòng sông thì khi tốc độ dòng chảy bị giảm tức là làm giảm sức tải cát của dòng chảy và khi sức tải cát đã giảm thì sẽ phát sinh hiện tượng bồi lắng trong sông.

Theo dự án trước, sau, cũ, mới trong đoạn 40,0Km sông Hồng qua Hà Nội sẽ có 08 cầu bắc qua sông Hồng, mỗi cầu đều bị các mố trụ, đường dẫn chiếm chỗ thu hẹp mặt cắt thoát nước làm dâng mực nước thượng lưu của cầu như cầu Long Biên trong trận lũ tháng 8/1971, mực nước dâng trước cầu là 32cm tất sẽ làm giảm tốc độ, giảm sức tải cát của dòng chảy; Cũng theo nguyên lý trên sẽ phát sinh bồi lắng.

Đặc biệt ở trong đoạn sông này có cửa phân lưu sông Đuống, về mùa lũ dòng chảy mang nhiều bùn cát lơ lửng đến đây được chia thành 02 dòng, mặt cắt thoát nước đột nhiên mở rộng khiến tốc độ dòng chảy, sức tải cát cũng bị giảm nhanh theo, tất sẽ gây bồi lắng.

Hơn nữa, theo như Dự án thì đoạn sông Hồng 40,0Km thuộc Hà Nội sẽ được nạo vét sâu, rộng hơn đoạn sông Hồng ở thượng lưu thuộc Hà Tây giáp với Hà Nội. Về mùa lũ dòng chảy ở đoạn này khi chảy sang đoạn Hà Nội, mặt cắt thoát nước sẽ thay đổi (bởi nạo vét) đột ngột, tốc độ, sức tải cát của dòng chảy cũng bị giảm nhanh lại sẽ phát sinh bồi lắng.

Với những lý do trên nên kế hoạch trị sông bằng nạo vét 21,7triệu m3 có bảo đảm chắc chắn không bị bồi lắng trở lại không? và nếu bị bồi lắng trở lại thì có ảnh hưởng gì đến tính toán mặt cắt thoát lũ không?

Mặt khác, nạo vét chỉnh trị lòng dẫn không khác gì với việc khai thác cát xây dựng (không đúng nơi quy định) đang bị dư luận lên án, chính quyền địa phương ngăn cấm bởi lẽ nó vừa là thủ phạm, vừa là một trong những nguyên nhân quan trọng gây sạt lở đất (bờ sông), làm sập nhà cửa, đôi khi gây chết người, mất tài sản, gây mất ổn định công trình chỉnh trị, đe dọa an toàn của đê.

V/ Trong dự án chỉ nêu chỉnh trị kè ở mực nước thấp, có lẽ chủ yếu để đảm bảo đường vận tải thủy trong mùa kiệt và lấy nước cho cống tưới. Thực tiễn cho thấy: Để đảm bảo dòng chảy trong mùa kiệt không tách khỏi cửa lấy nước thường phải trị sông trong mùa nước lũ và mùa nước trung bình; Ngoài ra việc duy trì chiều sâu ở cảng trong mùa nước kiệt cũng có liên quan tới việc khống chế lòng sông trong mùa nước trung bình và mùa lũ. Vì vậy nên cân nhắc kỹ để chọn mực nước chỉnh trị cho hợp lý hơn.

VI/ Về di dân và tái định cư:

Suy từ các Dự án giao thông và xây dựng của Hà Nội sẽ thấy giải quyết di dân, tái định cư cho gần 4,0vạn hộ với 18,0 vạn dân ở vùng bãi nội thành nan giải, phức tạp như thế nào?

Nan giải, phức tạp không phải chỉ lo  cho có đủ đất xây dựng nhà bán và cho thuê... để dân đến ở mà nan giải phức tạp ở chỗ làm sao cho yên lòng dân, hiện có nhiều băn khoăn, thắc mắc và lo lắng như:

6.1. Dân thắc mắc: theo như các dự án đã làm, Nhà nước bán đất cho các nhà đầu tư (kể cả trong và ngoài nước) với giá quá rẻ nhưng xây dựng xong họ bán quá đắt, trong khi đó các hộ dân dốc hết của cải, vốn liếng ra xây dựng được 01 ngôi nhà khang trang, tử tế, nay chỉ được đền bù (không thỏa đáng) chỉ bằng 1/4, 1/3 giá thực tế xây dựng, dẫn đến dân không đủ tiền mua căn hộ mà mình mong muốn.

6.2. Thực tế ngoài bãi sông Hồng hiện nay có nhiều khu tập thể và nhà riêng của nhiều thế hệ cán bộ các ngành Trung ương và Hà Nội hình thành và phát triển từ những năm 1956 đến nay, cộng với nhiều hộ dân ở các tỉnh khác đến nhập cư ngày càng đông bởi vì giá đất bãi rẻ, sinh hoạt rất tiện lợi, làm việc, học tập, khám chữa bệnh, mua bán ở các chợ, trung tâm, siêu thị... chỉ cần đi bộ, không phải dùng đến phương tiện cá nhân..

6.3. Ở khu vực ngoài bãi sông Hồng hiện nay, có tới gần chục phố, phường, người dân sản xuất, kinh doanh, buôn bán, dịch vụ đủ nghề, có nhiều hộ chuyên doanh cá, cây cảnh, trồng đào, quất, cây hoa.. nuôi sống cả gia đình, nay cũng đều phải đến ở các khu trung cư cao tầng xa và mất chỗ hành nghề, vậy họ sẽ sống bằng cách nào? Dù có nhận được tiền đền bù khá đi nữa, song mua nhà ở rồi, ngồi ăn không có việc làm cũng sẽ hết ngay; dân lo thành phố không giải quyết để dân tự lo sẽ phát sinh khiếu kiện làm  mất trật tự an ninh thành phố.

VII/ Về kế hoạch thi công công trình xây dựng của Dự án:

7.1. Mới nhìn vào bản kế hoạch tưởng với thời gian thi công dự án những 12 năm bằng 144 tháng (từ 2008~2020) là rộng rãi, nhưng thực tế chỉ có khoảng 72 tháng bằng 06 năm vì trong một năm mất 06 tháng mùa mưa lũ, không thi công được, nếu gặp năm thời tiết không thuận thì thời gian còn ít hơn nữa (mưa phùn nhiều, mưa rào sớm, lũ sớm..), nếu huy động lực lượng ồ ạt để chạy theo kế hoạch thì điều gì sẽ xảy ra?

7.2. Theo kế hoạch sẽ đắp mới 19,8Km, sửa chữa, nâng cấp 55,0Km đê cũ, ước chừng khoảng vài triệu m3 đất; xây hết kè 02 bên sông 80,0Km, trừ đi 03 kè cũ khoảng 10,0Km còn lại 70,0Km khối lượng đá cũng đến hàng triệu m3.

Đối với Hà Nội, khai thác cho đủ khối lượng đất, đá nói trên, chọn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (đất đắp đê là đất thịt, đá kè là đá xanh (không dùng đá vôi trắng) cũng là điều không đơn giản, dễ dẫn đến dùng ẩu, làm ẩu không đạt yêu cầu kỹ thuật gây thất thoát, lãng phí lớn?

7.3. Nạo vét bùn đất chỉnh trị lòng dẫn với 21,7triệu m3 sẽ đổ ở đâu? Nếu dùng để đắp đê thì không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Đổ đất tôn nền ở khu định cư mới thì xa và không hết; nếu đem đổ lên bãi 02 bên sông Hồng thì chẳng khác gì “đánh bùn sang ao”: mở rộng diện thoát lũ ở dưới nhưng lại đem thu hẹp ở trên, do đó ngay chuyện đổ đất cũng cần xem xét cho kỹ để giải quyết hợp lý hơn./.

 

 

www.vncold.vn
Phạm Đăng Ấp

KSCC, nguyên Trưởng phòng QHKT – Cục Đê điều

Tel: 04.8248527



Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o