» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81309780

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Kết cấu hạ tầng: quy hoạch, đầu tư và quản lý vận hành. [17/10/08]
Hiệu quả của dự án đầu tư KCHT hiển nhiên cũng phụ thuộc vào năng lực quản lý vận hành công trình sau khi xây dựng hoàn thành, thế nhưng hoạt động này lại đang còn nhiều yếu kém

KẾT CẤU HẠ TẦNG:

QUY HOẠCH, ĐẦU TƯ & QUẢN LÝ VẬN HÀNH

 (Dự thảo Báo cáo tại Hội thảo thường niên của Tổng Hội Xây Dựng  VN năm  2008 )

TS. Phạm Sĩ Liêm

Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN

 

MỞ ĐẦU

Cầu Mỹ Thuận trên sông Tiền (Vĩnh Long)

Trong thập niên qua nước ta đạt được nhiều thành tựu về tăng trưởng GDP và giảm nghèo. Có được thành công này một phần là nhờ vào mức đầu tư cao hàng năm để phát triển kết cấu hạ tầng (KCHT) thuộc các ngành giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh.Tuy vậy, thành công còn có thể lớn hơn nữa nếu nâng cao được hiệu quả đầu tư hiện còn bị hạn chế, nhất là trong các ngành giao thông, thủy lợi, cấp nước và vệ sinh. Thế nhưng hiệu quả của dự án đầu tư KCHT lại phụ thuộc nhiều vào quy hoạch (QH)  không chỉ của từng ngành mà còn cả QH lãnh thổ quốc gia, vùng và đô thị.

Hiệu quả của dự án đầu tư KCHT còn phụ thuộc vào cách  phân tích lợi ích kinh tế rất đặc thù của KCHT và trình độ quản lý dự án xây dựng loại công trình thường trải theo tuyến hoặc hình thành hệ thống này.

Hiệu quả của dự án đầu tư KCHT hiển nhiên cũng phụ thuộc vào năng lực quản lý vận hành công trình sau khi xây dựng hoàn thành, thế nhưng hoạt động này lại đang còn nhiều yếu kém.

Các thách thức kể trên không chỉ đối với nước ta mà còn đặt ra cho hầu hết các nước đang phát triển. Ngay cả các nước phát triển cũng phải quan tâm tìm tòi cách tân lĩnh vực hạ tầng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình

Tổng hội Xây dựng Việt Nam quan tâm đến KCHT từ nhiều năm nay, tổ chức một số Hội thảo như ”Nâng cao hiệu quả phát triểnKCHT” (1999), ”Chống thất thoát trong đầu tưy dựng - cái nhìn từ nhiều phía”(xxxx), ”Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựngcông”(xxxx) và  nhiều hội thảo, tọa đàm  có liên quan khác. Hội thảo lần này nhằm nhận dạng và nêu hướng xử lý một số tồn tại và vướng mắc chủ yếu nhất trong phát triển KCHT thuộc các ngành giao thông, thủy lợi, cấp nước và vệ sinh phân theo các chủ đề sau đây :

Quy hoạch tổng hợp hệ thống  KCHT;

Đầu tư xây dựng KCHT;

Quản lý vận hành KCHT.

Mong rằng Hội thảo có thể giúp ích cho các nhà hoạch định chính sách tiếp tục đổi mới thể chế quản lý phát triển KCHT và xây dựng Chiến lược KCHT của nước ta.

 

PHẦN THỨ NHẤT

Hiện trạng thể chế quản lý KCHT nước ta

Phân loại và quản lý nhà nước

Phố Láng Hạ (Hà Nội)

KCHT kỹ thuật phân chia theo ngành như ngành giao thông, ngành thủy lợi, ngành nước và vệ sinh, mỗi ngành (sector) bao gồm nhiều phân ngành (sub-sector).Tùy theo phạm vi bao phủ mà KCHT phân ra thành KCHT cấp quốc gia, cấp vùng và cấp đô thị.

Các Bộ quản lý nhà nước đối với từng ngành trên cả nước và trực tiếp quản lý KCHT cấp quốc gia và cấp vùng liên tỉnh thuộc ngành đó. UBND tỉnh quản lý nhà nước toàn bộ hệ thống KCHT cấp tỉnh, phân công cho các Sở giúp mình quản lý nhà nước KCHT theo ngành cũng như trực tiếp quản lý KCHT thuộc tinh và một số KCHT đô thị. UBND đô thị quản lý nhà nước và trực tiếp quản lý các KCHT đô thị theo phân cấp của UBND tỉnh. Tóm lại, KCHT nước ta được quản lý dựa trên thể chế quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ.

Thể chế quản lý nói trên đi kèm với phân cấp ngân sách đã tạo quyền chủ động cho từng cấp chính quyền giải quyết linh hoạt nhu cầu về KCHT thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, nhưng cũng làm nẩy sinh các vấn đề phối hợp liên ngành và đảm bảo tính thống nhất trong việc ra quyết định cũng như hướng tới các mục tiêu quốc gia, nhất là trong các vấn đề quy hoạch và kế hoạch đầu tư.

Các hạn chế trong quy hoạch,đầu tư và quản lý KCHT

Thể chế quản lý hiện hành dễ tạo điều kiện nẩy sinh tính cục bộ trong các ngành và các địa phương.

Về quy hoạch, hiện nay các tiểu ngành như đường bộ, đường thủy, cảng biển, cảng cá, sân bay, giao thông đô thị, cấp nước đô thị, cấp nước nông thôn, thoát nước đô thị, thu gom rác đô thị v.v…đều lập quy hoạch riêng rẽ mà không quan tâm phối hợp toàn ngành và liên ngành, do đó thiếu đồng bộ và nhiều khi gây trở ngại cho nhau. Có thể kể ra nhiều ví dụ như từ khi phát triển mạnh hệ thống đường bộ tại Đồng bằng sông Cửu Long thì nhiều người nhận xét rằng nước lũ ở đây dâng nhanh hơn và rút chậm hơn trước, các cảng biển kém hiệu quả vì thiếu đường ra vào cảng, đường đô thị ngày càng tôn cao và ao hồ bị san lấp đã cản trở việc thoát nước, các bãi rác bị dân phản đối, nước thải đô thị thượng lưu làm ô nhiễm nguồn cấp nước đô thị hạ lưu…

Khi lập kế hoạch đầu tư, việc thiÕu vắng quy hoạch lãnh thổ quốc gia và quy hoạch vùng khiến việc xác định thứ tự ưu tiên đầu tư trong điều kiện nguồn tài chính hạn hẹp cũng như việc tạo lập hệ thống KCHT đồng bộ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, do thể chế quản lý dự án đầu tư xây dựng và thu hồi đất phục vụ dự án còn nhiều yếu kém nên tiến độ thực hiện dự án thường bị kéo dài, chi phí xây dựng vượt tổng dự toán khá nhiều.

Công tác quản lý vận hành có vai trò quan trọng trong việc phát huy hiệu quả của KCHT nhưng lại chưa được các nhà hoạch định chính sách coi trọng. Ngân sách các cấp chính quyền thường không cấp đủ kinh phí cho quản lý vận hành, có khi chỉ được nửa mức yêu cầu, nhưng phí sử dụng dịch vụ hạ tầng lại được định rất thấp đối với dịch vụ có thu. Nhân lực quản lý vận hành  ít được đào tạo, công nghệ chậm đổi mới vì vậy KCHT thường bị xuống cấp nhanh chóng, tuổi thọ bị giảm nhiều!

Thực trạng yếu kém trong quy hoạch,đầu tư và quản lý vận hành KCHT  gây ra nhiều thất thoát lãng phí, làm tăng chi phí  tăng trưởng kinh tế quốc dân (hệ số ICOR), không chỉ khiến chính phủ và dư luận xã hội lo lắng mà còn được cộng đồng các nhà tài trợ quan tâm, vì KCHT là lĩnh vực sử dụng nhiều vốn ODA.

Cần tiếp tục đổi mới thể chế quản lý KCHT

Đất nước ta đang ra sức kiềm chế lạm phát, tiếp tục đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế để hoàn thành thắng lợi Chiến lược phát triển 10 năm 2001-2010 và chuẩn bị bước vào thập niên phát triển mới. Trong bối cảnh đó, lĩnh vực KCHT phải được phát triển mạnh mẽ hơn nữa và đi trước một bước, cần có thêm nhiều nguồn tài chính mới vì vốn đầu tư cho KCHT theo dự báo phải tăng từ trên dưới 9% GDP hiện nay lên 10-11% GDP trong khi vốn ODA lại sụt giảm nếu tính theo % GDP. Mặt khác cần nhanh chóng nâng cao trình độ quản lý đối với toàn bộ lĩnh vực KCHT. Chìa khóa để làm được các việc nói trên chính là tiếp tục đổi mới kịp thời thể chế và chính sách trong lĩnh vực quan trọng này.
Download! (PDF; 568KB)
(www.vncold.vn)

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o