» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81313310

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Một số suy tư về: Dự án Quy hoạch Thủy lợi chống ngập úng thành phố Hồ Chí Minh. [21/9/08]
TS. Tô Văn Trường đã có nhiều ý kiến góp ý cho Dự án qui hoạch. Vừa qua, ông đã viết bức thư gửi lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT và các chuyên gia thủy lợi để...

Một số suy tư về

Dự án Quy hoạch Thủy lợi chống ngập úng thành phố Hồ Chí Minh

 

Tô Văn Trường

 

TS. Tô Văn Trường, Viện trưởng Viện Qui hoạch Thủy lợi miền Nam
, đã có nhiều ý kiến góp ý cho bản Báo cáo  ” Dự án Quy hoạch Thủy lợi chống ngập úng thành phố Hồ Chí Minh”. Vừa qua, ông đã viết bức thư gửi lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT và các chuyên gia thủy lợi để nói rõ thêm một số suy tư của mình đối với dự án quan trọng này. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

BBT.

 

Mấy ngày hôm nay, tôi đắn đo, suy nghĩ mãi, rồi mới quyết định viết thư này gửi các anh- các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành-, những người có trách nhiệm về xây dựng Dự án quy hoạch Thủy lợi chống ngập úng thành phố Hồ Chí Minh. Sở dĩ, tôi phân vân là vì lãnh đạo Bộ sau khi có ý kiến thống nhất của Hội đồng Thẩm định đã trình Chính phủ và bản dự thảo quyết định phê duyệt dự án chỉ còn chờ chữ ký của Thủ tướng.

Trong thời gian vừa qua, đối với dự án này, trong giới khoa học và những người làm công tác thủy lợi có 2 xu thế: (1) Ngại góp ý vì dự án rất phức tạp, nhạy cảm. Người góp ý  không chỉ mất nhiều công sức, thời gian, mà còn dễ làm mếch lòng lãnh đạo Bộ và những người trong cuộc. Nếu dự án được phê duyệt không chỉ có ý nghĩa chính trị giúp thành phố, mà trong ngành thủy lợi còn thêm nhiều công ăn, việc làm. (2) Bức xúc, không tán thành vì dự án còn nhiều bất cập từ ý tưởng đến bước đi do chưa thật phù hợp với thực tế. Các nhà khoa học tâm huyết như GS.TS. Phạm Phụ, GS.TSKH. Lê Huy Bá, GS.TS. Nguyễn Tất Đắc, PGS.TS. Đoàn Cảnh, TS. Huỳnh Ngọc Triển, TS. Hồ Long Phi và nhiều nhà khoa học ở đại học Bách khoa và Hội Khoa học kỹ thuật TP.HCM, kể cả các nhà báo, đã điện thoại, e-mail, trao đổi với tôi những băn khoăn lo lắng về các mặt tồn tại, khiếm khuyết, chưa thật thuyết phục của dự án này. Khi nghe tôi phản hồi “NO COMMENTS”, một số nhà khoa học vẫn rất nhiệt tình, trực tiếp đến tận cơ quan để thuyết phục tôi tham gia phản biện. Đến ngày 20/8/2008, tôi nhận được Công văn số 370/VKT của Viện Kinh tế TP.HCM đề nghị góp ý vào báo cáo của Ban Điều phối về đánh giá các quy hoạch tổng thể và thoát nước chống ngập khu vực TP.HCM. Lúc ấy, tôi hiểu mình cần phải làm cái gì đó để không phụ lòng tin của nhiều người.    

Mấy đêm liền thức khuya, ngồi đọc đống tài liệu hơn 1.000 trang với biết bao công thức toán học phức tạp, biểu đồ, hình vẽ minh họa cùng các con số, thông tin tư liệu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nên tôi thực sự chia sẻ nỗi khó khăn, vất vả của các nhà khoa học làm nhiệm vụ thẩm định, phản biện Dự án. Cuoäc soáng vaän ñoäng khoâng ngöøng, muoán phaùt trieån, caùc ngaønh phaûi bieát taäp trung trí tueä, ñoåi môùi, thích nghi vôùi thôøi ñaïi. Trong hàng ngũ Bộ trưởng, có những người, tôi chỉ tiếp xúc vài lần như các anh Tạ Quang Ngọc, Mai Ái Trực, Phạm Khôi Nguyên nhưng rất có thiện cảm vì tôi nhận được ở họ là sự chân thành biết lắng nghe, tôn trọng, đối thoại với các nhà khoa học. Tuy nhiên, cuộc sống là bất phương trình chứ không phải phương trình, cho nên không phải lãnh đạo nào cũng nghe được những lời nói thật. Ngay bản thân tôi, cách đây 4 năm, tôi đã ngỡ ngàng xen chút thất vọng khi được nghe trực tiếp một vị lãnh đạo ở Bộ ta, răn bảo: “Trong diện quy hoạch cán bộ, tốt nhất là im lặng!”

Năm ngoái, công luận rất bức xúc trước tình trạng trì trệ của các dự án liên quan đến thoát nước và môi trường của TP.HCM. Tôi dành thời gian nghiên cứu, đi khảo sát thực tế, rồi viết thư gửi anh Ba (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) kèm theo là tài liệu phân tích các bất cập, độ vênh lớn giữa nhận thức của Việt Nam và phía tài trợ về các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, trong đó phân tích cụ thể các khuyết điểm của dự án Nhiêu Lộc- Thị Nghè và đề xuất biện pháp khắc phục. Thủ tướng đã chỉ thị ngay cho Bộ Kế hoạch Đầu tư thành lập đoàn công tác vào Nam kiểm tra và thực tế ngày càng chứng minh các ý kiến đánh giá của tôi về dự án Nhiêu Lộc-Thị Nghè là rất xác đáng (Báo Tuổi Trẻ, báo Người Lao động… cũng đã đề cập vấn đề này). Tôi hiểu góp ý của mình tuy ích nước, nhưng cũng làm một số người có trách nhiệm quản lý dự án ở thành phố, Công ty thi công của Trung Quốc và Công ty tư vấn giám sát dự án của Mỹ (CDM) không được vui. Chính phản biện đôi khi cũng nằm trong vòng xoay của nghịch lý. Vấn đề là cái nghịch lý đó diễn ra theo chiều nào, hướng cái thiện, cái đẹp, cái đúng về đâu. “Lý luận hình như đúng để chứng minh một điều mà ai cũng biết là sai” hay “Lý luận hình như sai để chứng minh một điều mà ai cũng biết là đúng”. Đấy chính là cái ranh giới rất khó vượt qua và khó thông cảm giữa người phản biện và người “được phản biện” nếu không lấy cái thiện ý làm đầu. 

Xin trở lại dự án Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng TP.HCM. Tôi tin rằng các anh đã đọc kỹ bài viết “Suy nghĩ về phản biện và sự nghịch lý” mang mầu sắc và ý nghĩa của cả triết học lẫn khoa học. Chúng ta đều là những nhà khoa học trong ngành thủy lợi, tuy thuộc các thế hệ khác nhau, nhưng đều rất cần một thái độ chuyên nghiệp. Trong cuộc sống, tôi có nguyên tắc để các đồng nghiệp tôn trọng, cần lắm cái tâm, cái tình với nghề nghiệp mình trót đeo mang. Vì thế, những điều tôi đề cập dưới đây liên quan đến dự án quy hoạch thủy lợi chống ngập úng TP.HCM, rất mong được các anh thấu hiểu vì nếu làm khác đi, thì không còn là chính mình....

Download! toàn văn (PDF; 606KB)
(www.vncold.vn)

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o