» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81270834

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Suy nghĩ về phản biện và sự nghịch lý. [03/9/08]
Cách đây 1 tuần, tôi may mắn có dịp gặp lại vị Giáo sư đã lớn tuổi, nhiều năm giảng dạy ở các trường đại học của Mỹ và Châu Âu. May mắn, là bởi vì tiếp cận thông tin qua máy tính thì thật dễ dàng, nhưng được gặp trực tiếp nhà khoa học thực sự uyên bác, tâm huyết, lúc nào cũng bận rộn, để trực tiếp thảo luận ...

SUY NGHĨ VỀ PHẢN BIỆN VÀ SỰ NGHỊCH LÝ

TS Tô Văn Trường

Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam

 

Cách đây 1 tuần, tôi may mắn có dịp gặp lại vị Giáo sư đã lớn tuổi, nhiều năm giảng dạy ở các trường đại học của Mỹ và Châu Âu. May mắn, là bởi vì tiếp cận thông tin qua máy tính thì thật dễ dàng, nhưng được gặp trực tiếp nhà khoa học thực sự uyên bác, tâm huyết, lúc nào cũng bận rộn, để trực tiếp thảo luận những vấn đề quan tâm, đôi khi còn khó hơn là xin gặp lãnh đạo. GS kể cho tôi nghe về Nghịch lý con mèo của Schrödinger” của nhà vật lý người Áo Erwin Schrödinger. Theo cơ học lượng tử, trong một thời gian, con mèo cùng lúc còn sống và đã chết, trong sự chồng chất về lượng tử của hai trạng thái sống và chết cùng xảy ra. Tuy thế, theo quan sát, ta thấy con mèo còn sống hoặc đã chết, chứ không phải tình trạng pha trộn giữa sống và chết. Tức là người quan sát không thể thấy sự pha trộn của hai trạng thái, nhưng có vẻ như con mèo có sự pha trộn. Thế thì có nên xem con mèo, thay vì người quan sát, là “quan sát viên” !?

Sau một thời gian trải nghiệm ở nước ta, qua lăng kính trực tiếp của người làm công tác khoa học, vị GS khả kính nói trên đưa ra nhận xét: Ở Việt Nam, kinh tế ngày càng phát triển, mặc dù tiềm ẩn nhiều  rủi ro, nhưng đáng lo ngại hơn cả là môi trường bị suy thoái trầm trọng. Trong cuộc sống, không chỉ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học mà ngay cả lĩnh vực liên quan đến văn hóa, nghệ thuật, công tác phản biện, góp ý, phê bình, “chủ nghĩa” hình thức và đại khái vẫn tồn tại và có thể phát triển…”. Mới nghe, cũng dễ tự ái nhưng ngẫm suy, rồi… im lặng, không bình luận vì tôi nhớ đến nhận xét của ARTHUR C.CLARKE đại ý như sau:

“Nếu một nhà khoa học lớn tuổi nhưng xuất chúng nói rằng
đấy là điều có thể thì có phần chắc chắn ông đã nói đúng, nhưng
 nếu ông nói đấy là điều không thể thì hẳn là ông đã nói sai.”

            Tôi mới đọc cuốn sách: ”Impossibility: The limits of science and the science of limits” của  John D. Barrow,  đại học Cambridge. Tạm dịch là  “Điều bất khả: Giới hạn của khoa học và khoa học của giới hạn”. Tác giả cho rằng cả hai giới khoa học và triết học đều quan tâm đến những điều không thể hay còn được gọi là điều bất khả. Các nhà khoa học thích chứng tỏ rằng những điều thường được xem là không thể, thật ra là hoàn toàn khả thi. Ngược lại, các nhà triết học có xu hướng muốn chứng minh những điều thường được xem là hoàn toàn khả thi, thật ra lại là không thể. Tuy thế, có điều nghịch lý là khoa học chỉ tiến bộ được là nhờ một số điều tỏ ra không thể. Chữ “nghịch lý” trong Anh ngữ paradox” là tổng hợp từ hai chữ Hy Lạp “para” có nghĩa là “vượt quá” và “doxos” có nghĩa là “sự tin tưởng”. Trong toán học, nghịch lý có nghĩa là “Lý luận hình như đúng để chứng minh một điều mà ai cũng biết là sai”. Trong triết học, nghịch lý có nhiều nghĩa: điều có vẻ như mâu thuẫn nhưng lại là đúng; hoặc điều có vẻ như đúng nhưng lại là mâu thuẫn; hoặc một chuỗi suy diễn từ điểm khởi đầu hiển nhiên đúng dẫn đến mâu thuẫn. Có thể dẫn ra dưới đây về “Nghịch lý Russell (Russell's paradox) được mô tả qua một câu chuyện vui về ông thợ cạo như sau:

            Có ông thợ cạo, vốn là cư dân của làng Cậu Rao, tuyên bố: "Tôi chỉ cạo râu cho những người đàn ông nào của làng Cậu Rao mà không tự cạo râu". Các đấng nam nhi của làng Cậu Rao chia làm 2 nhóm: nhóm tự cạo râu và nhóm không tự cạo râu. Vậy thì ông thợ cạo thuộc nhóm nào đây? Nếu thuộc nhóm 1 là nhóm tự cạo râu nên ông không cạo cho những người tự cạo râu, nghĩa là ông không cạo cho ông. Nhưng nếu như vậy thì ông thuộc nhóm hai. Nếu ở nhóm 2 thì ông sẽ cạo râu cho ông vì ông cạo râu cho những người thuộc nhóm 2. Lúc đó, hoá ra ông lại tự cạo râu cho mình. Té ra, ông này thuộc loại đại rắc rối, xếp vào nhóm nào cũng gặp mâu thuẫn cả!”.

Bản thân tôi hiểu rằng, quá trình thực thi nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế-xã hội của đất nước là một chuỗi các hoạt động và triển khai liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mọi tầng lớp trong xã hội, và để thực thi nó, nhiều khi phải bắt gặp và xử lý nhiều nghịch lý, nhiều mâu thuẫn. Theo cả nghĩa đen và bóng, chỉ riêng lĩnh vực phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường vẫn luôn tồn tại mâu thuẫn và nghịch lý.

Trong xã hội dân chủ, phản biện là trách nhiệm của cả cộng đồng, của mọi người dân, trong đó vai trò của các nhà khoa học rất quan trọng. Phản biện khoa học, và ngay cả phản biện xã hội không phải là bài toán đơn giản cấp số cộng mà là sự đúc kết tinh hoa, kinh nghiệm thực tiễn của cả cộng đồng, có ý nghĩa vừa mang tính thực tiễn, vừa mang tính khoa học. Tuy nhiên, chính phản biện đôi khi cũng nằm trong vòng xoay của nghịch lý. Vấn đề là cái nghịch lý đó diễn ra theo chiều nào, hướng cái thiện, cái đẹp, cái đúng về đâu. “Lý luận hình như đúng để chứng minh một điều mà ai cũng biết là sai” hay “Lý luận hình như sai để chứng minh một điều mà ai cũng biết là đúng”. Đấy chính là cái ranh giới rất khó vượt qua và khó thông cảm giữa người phản biện và người “được phản biện” nếu không lấy cái thiện ý làm đầu.  

            Tri giác con người cắt tỉa những thông tin nhận được. Mắt con người chỉ đón nhận được một dải rất hẹp tần số của ánh sáng, còn tai con người chỉ thu được một phạm vi nào đấy của cường độ và tần số của âm thanh. Người dân mong muốn khoa học bảo cho biết những gì làm được những gì sẽ phải làm. Giới chính quyền mong đợi các nhà khoa học đóng góp tích cực vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Giới dự báo tương lai thấy phát kiến của nhân loại là vô tận, trong khi giới khoa học xã hội thấy hàng đống những luận đề là vô cùng. Giới truyền thông, khi nhìn về tiến trình tương lai của khoa học thì mang đầy ước vọng về những phát minh vĩ đại như giải mã bộ gien con người, chữa trị mọi chứng bệnh, vận dụng các nguyên tử của vũ trụ vật chất, và cuối cùng là chế tạo ra một trí thông minh vượt xa bộ óc của con người. Tiến bộ của nhân loại càng ngày, càng giống như cuộc chạy đua nhằm chế ngự thế giới quanh ta theo mọi cấp độ, dù lớn hay dù nhỏ liên quan đến cuộc sống.

            John D. Barrow phân tích và minh chứng khoa học không chỉ tiến bộ qua những phát kiến mới. Đôi lúc khoa học tiến triển, chính là nhờ tác dụng hữu hiệu của công tác phản biện, chỉ ra những ý tưởng hiện tại là sai, hoặc những phép đo trong quá khứ là do thiên kiến theo cách nào đấy. Xu hướng chung có thể tiến triển giống như một dòng sông chảy đều đặn về một hướng, nhưng chuyển động của một chiếc lá giữa dòng thì có thể tới hoặc lui.

            Người ta thường so sánh tiến bộ khoa học với nước thủy triều đang dâng cao; Người nào thoáng nhìn những con sóng, đập vào bờ thì không thấy dòng triều đang lên; họ chỉ thấy một con sóng dâng lên, chạy vào, cuộn tròn và phủ lấy một dải cát hẹp, rồi rút ra khơi để lại bờ biển khô. Một con sóng khác tiếp nối, đôi lúc tiến lên xa hơn con sóng trước. Phía dưới của chuyển động tới lui trên bề mặt có một chuyển động khác, sâu hơn, chậm rãi hơn, mắt thường khó nhận ra; đấy là chuyển động tiệm tiến liên tục theo cùng chiều hướng làm mực nước biển đều đặn dâng cao. Những ngọn sóng đánh vào rồi rút ra là hình ảnh chân thực của những nỗ lực nhằm lý giải rồi bị phản bác, nhằm tiến tới rồi phải lùi lại. Phía dưới là tiến bộ chậm rãi và đều đặn, từng bước chinh phục những vùng đất mới và đảm bảo những học thuyết vật chất được trường tồn trong một truyền thống.

            John D. Barrow đưa ra hình ảnh trong xây dựng một tòa nhà, có những người lấy làm tự hài lòng, khi nắm trong tay ít dụng cụ là họ đào xới để mang lên những khối dị kỳ, chồng chất các khối này lên nhau dưới mắt của các công nhân cùng nghề, và có vẻ như không cần biết các khối ấy có thích hợp ở đâu hay không. Cũng có những người khác, dò xét một cách kỹ lưỡng cho đến lúc một nhóm thợ siêng năng đào lên một khối có tính chất trang trí đặc thù. Họ lắp khối ấy vào một vị trí với niềm thích thú, và cúi đầu chào đám đông. Vài nhóm thợ chẳng đào xới gì cả, mà chỉ lo tranh cãi với nhau về cách sắp xếp một gờ tường hoặc một trụ chống. Một số người cả ngày chỉ cố kéo xuống một hoặc hai khối mà nhóm đối địch đã đặt lên. Một số khác thì không đào xới mà cũng không tranh cãi nhưng nghe theo lời đám đông, cào chỗ này và xóa chỗ kia, rồi đứng ngắm cảnh. Một số người ngồi mà cho ý kiến, và một số khác chỉ ngồi yên một chỗ. Cũng có những người lớn tuổi đã trải qua tháng ngày lao động cật lực, đôi mắt đã mờ nên không trông rõ những chi tiết của nhịp uốn hoặc hoa văn đá đỉnh vòm, nhưng là những người đã xây nên một bức tường ở đây, một bức tường khác ở kia, và đã sống một thời gian dài trong tòa nhà. Họ là những người đã thấu hiểu để yêu mến tòa nhà và nắm bắt được đề xuất về ý nghĩa chung cục, bây giờ ngồi trong bóng râm mà động viên lớp người trẻ. Rồi cuối cùng, có những người tìm cách thuyết minh về tòa nhà, nói về lịch sử, ý nghĩa và vẻ đẹp của tòa nhà, tất cả đều đóng một vai trò trong việc hoàn thành tốt đẹp dự án.

Download! toàn văn (PDF; 608KB)

(www.vncold.vn )

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o