» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81292873

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Tăng cường công tác quản lý thuỷ nông và cấp bù thuỷ lợi phí.[25/05/11]
Trong nhiều năm qua, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Bộ, ngành có liên quan rất quan tâm đến công tác thuỷ lợi nói chung, công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi nói riêng. Các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý

Tăng cường công tác quản lý thuỷ nông và cấp bù thuỷ lợi phí

(Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến

của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ngày 23/5/2011)

Trong nhiều năm qua, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Bộ, ngành có liên quan rất quan tâm đến công tác thuỷ lợi nói chung, công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi nói riêng. Các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi đã có nhiều cố gắng trong việc phát huy các hệ thống công trình thuỷ lợi, phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh, đồng thời góp phần cải tạo môi trường, sinh thái. Thực tế, đã xuất hiện các điển hình tiên tiến trong công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi ở một số địa phương. Tuy vậy, nhiều nơi, do công tác quản lý, bảo vệ, duy tu bảo dưỡng công trình chưa tốt, chưa kịp thời nên nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi không phát huy năng lực phục vụ, thậm chí bị xuống cấp.

Ngày 14/11/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi  quy định về miễn thuỷ lợi phí đối với nông dân được giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối. Chính sách thuỷ lợi phí mới thực sự là một bước ngoặt trong công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.

Tuy nhiên, việc triển khai thi hành chính sách miễn thuỷ lợi phí theo quy định của Nghị định số 115 còn những bất cập nhất định, công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi cũng còn nhiều vấn đề cần phải được thúc đẩy hơn nữa, để nâng cao hiệu quả các công trình thuỷ lợi. Sau hơn 2 năm thực hiện chính sách này, cùng với việc triển khai quyết liệt Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ, trên cơ sở tổng hợp báo cáo từ các địa phương, các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, Bộ Nông nghiệp và PTNT sơ bộ đánh giá kết quả thực hiện chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí và công tác quản lý thuỷ nông trong thời gian qua như sau:

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THUỶ LỢI PHÍ

1) Về phía Trung ương

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức hội nghị hướng dẫn các địa phương thi hành Nghị định; Bộ Tài chính chủ trì ban hành Thông tư số 36 ngày 26/2/2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định nói trên.

Ngày 12/5/2009, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Chỉ thị số 1268 về việc tăng cường công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi. Tiếp đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 65 ngày 12/10/2009 hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; Quyết định số 2891 ngày 12/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Đây là những văn bản tạo cơ sở pháp lý quan trọng giúp các địa phương, các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, đồng thời tăng cường công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.

2) Triển khai các nhiệm vụ cụ thể của các địa phương

Theo quy định của Nghị định số 115 ngày 14/11/2008 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phải triển khai một số công việc nhằm cụ thể hoá một số nội dung của Nghị định, như việc phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, quy định cụ thể mức thu thuỷ lợi phí, quy định vị trí cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước; quy định mức trần thuỷ lợi phí nội đồng trên địa bàn địa phương nhằm gắn trách nhiệm, quyền hạn của người dùng nước trong việc tham gia đóng góp đối với việc quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi và bảo vệ nguồn nước.

II. MỘT SỐ KẾT QUẢ CHÍNH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

1) Chính sách này đã đáp ứng được chủ trương giảm bớt một phần chi phí của người dân trong sản xuất

Dù trong quá trình thực hiện còn một số tồn tại, nhưng hầu hết tại các tỉnh đều đánh giá cao những thuận lợi của chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí đã được ban hành. Chính sách này đã tạo điều kiện cho các địa phương tập trung hơn cho công tác quản lý, khai thác các hệ thống công trình thuỷ lợi, kênh mương hiện có, nâng cao năng lực quản lý điều hành nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các công trình. Chính sách này đã đáp ứng được chủ trương giảm bớt một phần chi phải đóng góp của người dân trong sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Theo kết quả điều tra đánh giá, việc miễn thuỷ lợi phí đã trực tiếp tác động làm người dân giảm được  chi phí sản xuất nông nghiệp, có nơi giảm nhiều (miền núi, Đồng bằng sông Hồng), có nơi ít (như Đồng bằng sông Cửu Long), bình quân từ 3-10% tổng chi phí, đã góp phần làm tăng thu nhập cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp.

2) Diện tích tưới, tiêu năng suất lúa được nâng lên

Việc thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí đã làm kết quả phục vụ tưới tiêu của các công trình thuỷ lợi được tăng lên rõ rệt kể từ khi chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí được triển khai thực hiện. Rất nhiều hệ thống công trình thuỷ đã nâng cao năng lực, mở rộng diện tích tưới.

Hiệu quả rõ nét của chính sách này là tăng diện tích tưới chủ động, góp phần tăng năng suất lúa. Nhiều diện tích gieo trồng lúa, màu, cây vụ đông trước đây chỉ được tạo nguồn nước hoặc tưới bán chủ động, tuy nhiên, khi thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí đã được tưới chắc, tưới chủ động. Không còn tình trạng giấu diện tích trong hợp đồng tưới tiêu giữa các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi với các tổ chức của người dân, nhiều khu vực diện tích tăng lên từ 3-5%, thậm chí có nơi tăng 10% diện tích so với trước khi miễn thuỷ lợi phí.. Tình trạng nợ đọng thuỷ lợi phí cũng hoàn toàn chấm dứt.

3) Tạo ra nguồn kinh phí ổn định cho các địa phương, đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi chủ động trong hoạt động phục vụ sản xuất, dân sinh, duy tu, sửa chữa công trình thuỷ lợi

Nhờ hỗ trợ từ việc thực hiện chính miễn thuỷ lợi phí, nhiều địa phương, đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi đã có kinh phí để duy tu, sửa chữa kịp thời các công trình bị hư hỏng, xuống cấp.

Các địa phương chủ động kinh phí để đầu tư cho công tác sửa chữa, duy tu, vận hành công trình thuỷ lợi, để giành kinh phí sự nghiệp thuỷ lợi (vẫn phải chi trước kia) để đáp ứng cho các nhu cầu chi phí khác của địa phương. Một số tỉnh đã có kinh phí để sửa chữa lớn công trình. Nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã có kinh phí để thực hiện nạo vét hệ thống kênh mương, góp phần quan trọng trong việc chống hạn và chống xâm nhập mặn khá hiệu quả.

4) Tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi từng bước được sắp xếp, củng cố và kiện toàn; đời sống cán bộ công nhân quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ngày càng ổn định và nâng cao

Bộ máy quản lý nhà nước (chi cục) ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được thành lập. Hầu hết doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi ở các địa phương đã được chuyển đổi hình thức hoạt động sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Kể từ sau khi thực hiện miễn thuỷ lợi phí đến nay, đã có 01 tỉnh chuyển đổi mô hình hoạt động từ Trung tâm thành Công ty TNHHMTV Khai thác công trình thuỷ lợi (tỉnh An Giang), 03 tỉnh thành lập mới công ty TNHHMTV Khai thác công trình thuỷ lợi (Lai Châu, Bắc Kạn, Đắc Nông), 01 tỉnh thành lập mới Trung tâm QLKTCTTL Long An.

Các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi đã đảm bảo chế độ tiền lương cho cán bộ, công nhân viên thuỷ nông, không còn tình trạng chậm lương, nợ lương đối với cán bộ, công nhân viên thuỷ nông như ở một số công ty khai thác công trình thuỷ lợi trước đây. Bên cạnh đó, ở một số địa phương, nhiều hợp tác xã nông nghiệp có hoạt động dịch vụ thuỷ lợi đã được hình thành để thực hiện chức năng quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi nhỏ, kênh mương nội đồng, phù hợp với các quy định hiện hành.

III. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUỶ NÔNG VÀ CHÍNH SÁCH THUỶ LỢI PHÍ

1. Đối với công tác quản lý thuỷ nông

a) Phát huy hiệu quả của các công trình thuỷ lợi chưa cao

Trong khi có nhiều hệ thống thuỷ lợi phát huy cao năng lực, đạt mức cao hơn so với thiết kế ban đầu như hệ thống thuỷ lợi Sông Quao, Cà Giây (Bình Thuận), thì nhiều hệ thống không phát huy hết năng lực so với khả năng của công trình đầu mối. Theo số liệu điều tra và báo cáo của các địa phương cho thấy, bình quân chung hiệu quả của các hệ thống thuỷ lợi trên toàn quốc còn thấp.

Ở Đồng bằng Sông Cửu Long nhiều kênh trục chính đã được xây dựng nhưng thiếu công trình điều tiết, hệ thống nội đồng chưa hoàn chỉnh, quản lý thiếu chặt chẽ nên không phát huy đầy đủ khả năng như dự kiến.

b) Nhiều hệ thống thuỷ lợi bị xuống cấp

Nhiều công trình xuống cấp nhanh do không được duy tu bảo dưỡng đầy đủ, kịp thời, như Trạm bơm My Động (Hải Dương), hệ thống đóng mở các cống vùng triều (Thái Bình, Nam Định) và một số cống ngăn mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã đầu tư, được đưa vào vận hành từ lâu nhưng không có kinh phí sửa chữa, nâng cấp. Mặt khác nhiều công trình bị lấn chiếm, bồi lấp, xói lở giảm khả năng phục vụ.

c) Chất lượng nguồn nước do hệ thống thuỷ lợi cấp nhiều nơi không đảm bảo, có nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều vụ vi phạm hành lang xảy ra

Vấn đề ô nhiễm nước do nước thải, rác thải xả bừa bãi vào hệ thống kênh xảy ra phổ biến, đặc biệt là ở hệ thống kênh chuyển nước. Hàm lượng của các chất gây ô nhiễm trong nước ở một số hệ thống (Sông Nhuệ, Sông Đáy) đều vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Kết quả khảo sát đo đạc qua các năm cho thấy tình trạng ô nhiễm chất lượng nước ngày càng tăng. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, toàn bộ nước thải từ đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, chất thải nông nghiệp, thuỷ sản đều đổ xuống các dòng sông và hệ thống kênh mương, mật độ giao thông thuỷ ngày càng cao nên tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng, vấn đề vi phạm hành lang bảo vệ công trình xảy ra phổ biến.

d) Sử dụng nước còn nhiều lãng phí, tiêu hao điện năng lớn

Tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động bằng trọng lực thấp. Hệ số sử dụng nước của các hệ thống thấp, gây lãng phí nước. Việc tưới lúa của tất các các hệ thống thuỷ lợi hiện nay đều áp dụng phương pháp tưới ngập. Diện tích lớn đất trồng lúa thiếu hệ thống thuỷ lợi nội đồng hoàn chỉnh nên chưa áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, hoặc theo quy trình tưới “Nông - Lộ - Phơi”. Ở nhiều nơi đồng ruộng mấp mô dẫn đến lãng phí nước khi tưới. Một số hệ thống thuỷ lợi thuộc Hoà Bình, mức tưới đạt 10.000m3/ha vụ (ở Ninh Thuận còn cao hơn nữa), một số vùng mức tưới cho cây cà phê phải trên 3.000m3/ha vụ. Nhiều hệ thống phải sử dụng bơm từ nguồn nước hồi quy trong hệ thống hoặc nhiều hồ chứa phải bơm 2 đến 3 cấp, lấy nước dung tích chết của các hồ để cấp nước, dẫn đến chi phí quản lý vận hành tăng cao.

Trong công tác tưới tiêu cho nông nghiệp, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long còn sử dụng nhiều nhiên liệu xăng dầu, do vậy nên dù nguồn nước dồi dào nhưng chi phí tưới tiêu khá cao, sử dụng nước ít hiệu quả. Hệ thống máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu, thời gian phải tưới, tiêu kéo dài, dẫn đến tiêu hao điện năng và nhiên liệu lớn.

2. Về chính sách thuỷ lợi phí

a) Mức hỗ trợ thuỷ lợi phí còn nhiều bất cập

Việc lấy mức quy định của Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ làm cơ sở tính toán, trên cơ sở đó nhân với hệ số trượt giá (2,31 lần) để xác định mức thu quy định của Nghị định 115 không phù hợp thực tế, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát như hiện nay. Với mức hiện nay, các vùng miền núi, Tây nguyên sẽ gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi ở miền núi và Tây nguyên đều có doanh thu không đủ bù đắp các chi phí hợp lý theo quy định, dẫn đến hoạt động còn nhiều khó khăn, không đảm bảo kinh phí để duy tu bảo dưỡng công trình.

Mức kinh phí cấp bù cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long rất lớn, mặc dù chỉ tính theo mức thu tạo nguồn. Khi thực hiện, việc cấp bù kinh phí miễn thuỷ lợi phí đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chưa thực hiện đúng theo quy định của Nghị định 115. Trong khi đó, khoản kinh phí phải trả cho việc bơm nước tưới, tiêu ở khu vực nội đồng của người dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn rất lớn. Một số người dân vùng khó khăn vẫn phải chi phí nhiều cho chi phí tưới tiêu, thường từ 500.000-700.000đồng, thậm chí có nơi đến 1triệu đồng/ha vụ (Kiên Giang, An Giang) để bơm nước tưới, tiêu.

Trong các quy định hiện hành, còn chưa có quy định về việc tiêu cho các khu công nghiệp, đô thị (tiêu nước phi nông nghiệp), mặc dù hầu hết việc tiêu thoát nước cho các khu vực này đều chảy qua hệ thống công trình thuỷ lợi. Theo quy định của Nghị định  có quy định về miễn thuỷ lợi phí đối với đất sử dụng cho lâm nghiệp, nhưng trong các mức thu và hướng dẫn cụ thể chưa có, nên nhiều địa phương chưa thực hiện được.

Mức thuỷ lợi phí, tiền nước đối với nuôi trồng thuỷ sản và các dịch vụ phi sản xuất nông nghiệp cao, phương pháp thu khó khăn. Theo phản ánh của một số tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản, mức thu 8÷10% giá trị sản lượng là quá cao, không tạo điều kiện phát triển thủy sản cũng như không khuyến khích khai thác tổng hợp các công trình thủy lợi. Bên cạnh đó, việc áp mức thu trên giá trị sản lượng sẽ rất khó thực hiện.

b) Bất cập trong mức thuỷ lợi phí tạo nguồn và đối với diện tích phải thực hiện bơm 2 cấp hay 3 cấp. Không tách được chi phí của diện tích được tưới riêng, tiêu riêng (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam…)

Trong thực tế, việc tạo nguồn tưới rất đa dạng, có công trình tạo nguồn đến đầu mối công trình do tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi khác quản lý, có công trình tạo nguồn đến đến kênh cấp 2, 3 của tổ chức hợp tác dùng nước, hoặc có công trình chỉ tạo nguồn đến bể hút trạm bơm tưới của tổ chức hợp tác dùng nước, do vậy, dễ nảy sinh tranh chấp. Các quy định hiện hành chưa đề cập đến khu vực phải bơm tưới nhiều bậc, chỉ một diện tích nhưng phải tưới nhiều bậc cũng chỉ được hưởng mức thuỷ lợi phí như các vùng bơm một cấp, từ đó dẫn tới mức miễn không đủ bù đắp cho các chi phí bơm tưới tiêu đối với các vùng diện tích được tưới từ 2 bậc trở lên.

c) Việc xác định một số chỉ tiêu chuyên môn theo quy định còn rất khó áp dụng đối với hệ thống công trình thuỷ lợi nhỏ (Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Nam Định…)

Việc xác định cống đầu kênh đối với nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi là rất khó khăn, có hệ thống khó có thể xác định được trong thực tế. Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT đã quy định việc xác định cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước, tuy vậy việc triển khai cụ thể ở các địa phương còn nhiều vướng mắc. Quy định mức trần của thuỷ nông nội đồng có nơi cũng khó áp dụng được do công trình thuỷ lợi nhỏ, công trình chỉ gồm đầu mối, kênh cấp 1 và tưới trực tiếp cho ruộng, do tổ chức của người dân trực tiếp quản lý, vận hành.

d) Việc sử dụng thuỷ lợi phí còn bị gò ép do các chính sách hiện hành (các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng)

Theo quy định, thuỷ lợi phí chỉ dùng cho duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành công trình thuỷ lợi, có bao gồm sửa chữa lớn. Do vậy, một số địa phương (chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có mức thu cao), sau khi sử dụng kinh phí thuỷ lợi phí cho công tác vận hành, duy tu, bảo dưỡng sửa chữa công trình thuỷ lợi còn dư rất muốn sử dụng cho việc xây dựng cơ bản thuỷ lợi, nhưng khó thực hiện do vướng mắc về cơ chế.

đ) Một số nội dung khác

Theo quy định, các địa phương phải rà soát lại diện tích đất đai, trên cơ sở bản đồ giải thửa và phương pháp tưới tiêu để xác định diện tích được miễn và mức miễn thuỷ lợi phí của địa phương, tuy vậy, còn nhiều tỉnh chưa thực hiện được nội dung này.

3. Nguyên nhân tồn tại trong quản lý khai thác và thực hiện chính sách

3.1. Khách quan

a) Diễn biến thời tiết khí tượng thủy văn có xu hướng ngày càng bất lợi, thiên tai xảy ra ngày càng khắc nghiệt, dẫn đến việc phá huỷ hệ thống, thay đổi yêu cầu phục vụ tưới tiêu của các công trình thuỷ lợi.

b) Sự phát triển kinh tế xã hội đã làm cho các hệ thống công trình thủy lợi bị xâm hại, vùng tưới bị xâm chiếm, nhiều hệ thống thuỷ lợi bị thay đổi mục tiêu nhiệm vụ và giảm sự chi phối. Đồng thời, quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước trong các hệ thống công trình thuỷ lợi.

c) Các công trình thuỷ lợi phục vụ cho nền sản xuất nhỏ, ruộng đất manh mún, các cây trồng đa dạng, phân tán nên khó đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu, cấp nước chủ động cho các loại cây trồng.

d) Đầu tư ban đầu còn nhiều bất cập, nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng trong điều kiện nền kinh tế còn khó khăn, nguồn vốn hạn hẹp, suất đầu tư thấp, còn dàn trải, nên thường áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế ứng với tần suất đảm bảo của hệ thống công trình thủy lợi thấp. Nhiều hệ thống được đầu tư chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung xây dựng phần đầu mối, chưa chú trọng đầu tư hoàn chỉnh, khép kín hệ thống kênh mương dẫn nước và hệ thống thuỷ lợi nội đồng.

3.2. Chủ quan

a) Nhận thức: Nhiều địa phương chưa nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của công tác thuỷ lợi, chủ yếu quan tâm về xây dựng, ít quan tâm về công tác quản lý, đồng thời có xu hướng nặng về bao cấp, coi nhẹ sự tham gia của người dân, dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi và cả người dân. Yêu cầu sử dụng nước tiết kiệm  chưa quan tâm đúng mức trong quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.

b) Cơ chế chính sách:

- Thiếu chính sách tạo động lực khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ, tu bổ công trình thuỷ lợi, trò của người dân trong quản lý khai thác công trình thuỷ lợi chưa được quan tâm đúng mức.

- Một số cơ chế chính sách về tài chính trong quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi còn mang tính xin cho. Quyền và trách nhiệm của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi đối với đất đai thuộc phạm vi công trình thuỷ lợi do tổ chức đó quản lý chưa được quy định rõ ràng.

- Hướng dẫn quản lý tài chính cho các tổ chức hợp tác dùng nước chưa cụ thể nên việc giải ngân kinh phí của các tổ chức này còn nhiều khó khăn. Điều này đã làm cho nhiều địa phương đặc biệt lúng túng trong hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với kinh phí miễn thuỷ lợi phí cho các tổ chức hợp tác dùng nước, có nơi đã phát thuỷ lợi phí trực tiếp cho nông dân.

            c) Về tổ chức quản lý

- Mô hình tổ chức quản lý có nhiều biến động, chưa đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương (kể cả quản lý nhà nước và khai thác, vận hành công trình thuỷ lợi). Bộ máy tổ chức còn mỏng, đặc biệt là cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện, năng lực chưa đáp ứng để làm tốt các nhiệm vụ theo quy định.

- Một số hệ thống thuỷ lợi chưa có tổ chức quản lý, khai thác phù hợp. Phát huy hiệu quả của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi chưa hết tiềm năng, trong khi đó vai trò của người hưởng lợi chưa được đề cao. Nhiều địa phương chưa quan tâm, hoặc thiếu nhân lực để hướng dẫn, củng cố kiện toàn tổ chức thuỷ nông cơ sở.

d) Khoa học công nghệ: việc nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, vận hành công trình thuỷ lợi chưa được quan tâm đúng mức. Đầu tư trang thiết bị khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi còn thấp, và hầu như không đáng kể. Nhiều hệ thống đóng mở, vận hành cống còn chủ yếu bằng thủ công.

đ) Một bộ phận người dân còn chưa hiểu hết chính sách miễn thuỷ lợi phí và thiếu ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm nước

Việc tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến chính sách, đối tượng, phạm vi miễn thuỷ lợi phí ở các địa phương nhìn chung còn nhiều hạn chế, nhiều người dân, thậm chí cả cán bộ các cấp nhận thức chưa đúng về miễn thuỷ lợi phí, gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện và ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Sau khi thực hiện chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí, việc tăng cường ý thức sử dụng nước tiết kiệm khó khăn hơn.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Đối với chính sách thuỷ lợi phí

Ngày 10/9/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 6272/VPCP-KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng “Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tiến hành đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 115/2008/NĐ-CP; đồng thời nghiên cứu cơ chế thuỷ lợi phí áp dụng đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mức thu thuỷ lợi phí đối với cá lồng, cá bè trong hồ chứa nước thuỷ lợi”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị:

a) Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, sớm trình Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định số 115, nhằm khắc phục những tồn tại trong việc thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí hiện nay.

b) Các địa phương triển khai đồng bộ chính sách, đặc biệt việc ban hành các văn bản nhằm cụ thể hoá các nội dung của Nghị định và theo các hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc trách nhiệm địa phương.

2. Các biện pháp kỹ thuật để tiết kiệm điện, nước, nâng cao hiệu quả công trình thuỷ lợi trong thời gian tới

a. Giải pháp tiết kiệm nước: đối với các hệ thống công trình thủy lợi là hồ chứa, đập dâng, vùng triều:

- Quản lý chặt chẽ nguồn nước hiện có, đắp kín các bờ vùng, bờ thửa, tu sửa kênh mương chống rò rỉ, thất thoát nước; giữ ổn định nước trên mặt ruộng không để chảy xuống kênh tiêu. Áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước như như Nông-Lộ-Phơi, tưới phun mưa, nhỏ giọt, tưới rãnh, tưới dải...

- Xây dựng kế hoạch điều hành hệ thống thủy lợi phù hợp với bố trí sản xuất; điều hòa phân phối nước tiết kiệm, lập lịch tưới luân phiên cấp nước theo tinh thần lấy nhanh, kết thúc nhanh nhằm rút ngắn thời gian và lượng nước tưới.

- Xây dựng kế hoạch cấp nước mùa kiệt của các hồ chứa vừa và lớn trên tinh thần chỉ cấp đủ lượng nước sử dụng, để dành nước cấp ưu tiên cho sinh hoạt, chăn nuôi, đồng thời tăng cường các giải pháp tưới ẩm, không mở nước tràn lan để tiết kiệm nước hồ.

- Theo dõi sát độ mặn tại các cửa cống để vận hành tối đa năng lực công trình khi độ mặn cho phép lấy nước. Tăng cường lấy nước tự chảy, giảm việc bơm tưới, tiết kiệm điện (ở vùng triều như Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình…).

b. Giải pháp tiết kiệm điện, dầu: đối với các hệ thống bơm điện, dầu.

- Xây dựng kế hoạch bơm chi tiết cho các vùng phụ trách, tránh bơm nhiều lần, nhiều cấp.

- Đối với hệ thống bơm vùng triều tranh thủ tối đa thời gian triều cường, lấy nước tự chảy và tích trữ đầy vào hệ thống để giảm tiền điện bơm nước.

- Tập trung bơm vào giờ thấp điểm để tiết kiệm chi phí; tổ chức bơm liên hoàn, đồng bộ giữa trạm bơm đầu mối và hệ thống trạm bơm cấp 2 đưa nước đến mặt ruộng để đảm bảo hiệu quả chung của cả hệ thống. Đối với những trạm bơm trung gian không cần thiết, tuyệt đối không vận hành để tránh lãng phí.

- Kiểm tra độ mặn tại bể hút các trạm bơm và vận hành tối đa số máy hiện có khi độ mặn cho phép vận hành.

c. Tiết kiệm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh:

- Các công ty khai thác công trình thuỷ lợi chủ động rà soát các chi phí hoạt động thường xuyên để xem xét cắt giảm hoặc giãn tiến độ (đối với những dự án xây dựng cơ bản). Tạm thời chưa thực hiện các hạng mục đầu tư trang thiết bị quản lý, sửa chữa, nâng cấp hoặc chỉnh trang khu trụ sở quản lý.

- Giảm tối đa các đợt công tác, các cuộc họp, hội nghị, hội thảo không cần thiết, tập trung sản xuất và bảo đảm an toàn công trình.

3. Trách nhiệm tổ chức triển khai

a) Tổng cục Thuỷ lợi

- Tiếp tục nghiên cứu, trình Bộ, Chính phủ hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách trong quản lý khai thác, đặc biệt ưu tiên trong thời gian tới là xây dựng Luật Thuỷ lợi, tạo hành lang pháp lý trong hoạt động.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương  rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi để kịp thời bổ sung những văn bản còn thiếu và sửa đổi, bổ sung những văn bản không còn phù hợp, nhằm khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi hiện nay.

- Nghiên cứu các cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm. Triển khai mạnh mẽ công tác hướng dẫn, kiểm tra chỉ đạo việc tăng cường công tác sử dụng điện, nước tiết kiệm, nâng cao hiệu quả các công trình thuỷ lợi hiện có.

- Phối hợp kịp thời với các địa phương, các đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi để hướng dẫn, chỉ đạo và tổng hợp kết quả thực hiện.

- Lựa chọn một số mô hình để đầu tư hoàn thiện hệ thống, bao gồm cả hệ thống quản lý và hệ thống mặt ruộng, tạo điều kiện áp dụng các công nghệ mới trong quản lý, khai thác và áp dụng quy trình tưới tiêu khoa học, tiết kiệm nước phục vụ sản xuất.

b) Các địa phương

- Chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc địa phương cần triển khai đồng bộ, kịp thời các cơ chế, chính sách được Chính phủ. Quan tâm hơn nữa đối với công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.

- Triển khai quyết liệt các biện pháp thực hiện tiết kiệm điện, tiết kiệm nước và chi phí theo chỉ đạo của các Bộ, ngành và Chính phủ.

- Các địa phương cần tăng cường hệ thống tổ chức quản lý nhà nước, đặc biệt ở cấp huyện; hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý khai thác, đảm bảo quản lý khép kín các hệ thống công trình thuỷ lợi. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp hoạt động của các công ty, củng cố và kiện toàn các tổ chức hợp tác dùng nước, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này.

- Tăng cường các biện pháp tuyền truyền phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước đối với các cấp chính quyền cơ sở và người dân, để việc triển khai chính sách được thuận lợi. Giáo dục, vận động người dân tăng cường ý sử dụng điện, nước tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí nước (đắp bờ vùng, bờ thửa, lấy nước theo lịch cấp nước…).

Hiệu quả của công trình thuỷ lợi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ ngành trung ương, còn phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm của chính quyền các cấp, sự tham gia của người dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và toàn thể người dân tích cực tham gia, hưởng ứng để góp phần nâng cao hiệu quả các công trình thuỷ lợi./.


Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o