» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81311950

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Bồi dưỡng năng lực cạnh tranh đô thị.[06/01/11]
Năng lực cạnh tranh quốc gia đang là mối quan tâm của Chính phủ nước ta (Việt Nam được xếp thứ 59 trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF, tăng 16 bậc so với năm trước). Bài thuyết trình vừa qua tại Hà Nội của chuyên gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh là Giáo sư Michael Porter của Đại học Harvard rất được các nhà làm chính sách chăm chú lắng nghe

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐÔ THỊ

 

TS Phạm Sỹ Liêm

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị và

Phát triển Hạ tầng (IUSID)

Ngã tư đường phố Hà Nội 2010

  

 

Năng lực cạnh tranh quốc gia đang là mối quan tâm của Chính phủ nước ta (Việt Nam được xếp thứ 59 trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF, tăng 16 bậc so với năm trước). Bài thuyết trình vừa qua tại Hà Nội của chuyên gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh là Giáo sư Michael Porter của Đại học Harvard rất được các nhà làm chính sách chăm chú lắng nghe. Thế nhưng còn ít người để ý rằng năng lực cạnh tranh quốc gia lại liên quan mật thiết với năng lực cạnh tranh đô thị, một chủ đề mới nổi lên khi thế giới bước vào Thế kỷ 21. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhiều đô thị xây dựng quan hệ kinh tế với các đô thị nước ngoài nhiều khi còn mật thiết hơn so với đô thị trong nước! Các tập đoàn kinh tế đa quốc gia góp phần tích cực vào xây dựng và mở rộng quan hệ tương tác đó. Công nghệ thông tin và các đường bay thẳng quốc tế tạo điều kiện cho việc kết nối các hoạt động “thị tế”(intercity activities) còn mạnh mẽ hơn kết nối các hoạt động quốc tế.

 

Mục tiêu của quản lý phát triển đô thị bền vững nói cho cùng là làm cho  người dân đô thị được sống sung túc, thoải mái và an toàn, còn kinh tế đô thị thì ngày càng phồn vinh, với điều kiện không được gây tổn hại cho sự phát triển của thế hệ mai sau. Để đạt tới mục tiêu đầu thì phải xây dựng đô thị và cộng đồng sống tốt (livable cities and communities), còn để đạt tới mục tiêu thứ hai thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh của đô thị (urban competitiveness). Đấy cũng chính là hai trong bốn độ đo (dimensions) của Chiến lược phát triển đô thị bền vững (CDS) do Liên minh đô thị (Cities Alliance) đề xướng với sự hậu thuẫn của Ngân hàng Thế giới. Tuy Chiến lược đó đã được nhiều chính quyền đô thị nước ta biết đến, thế nhưng chủ đề năng lực cạnh tranh đô thị lại chưa được quan tâm một cách có hệ thống và toàn diện.

 

Cạnh tranh đô thị ở nước ta

Cạnh tranh là cơ chế vận hành cơ bản của kinh tế thị trường. Sang thời kỳ Đổi mới, không chỉ các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển, cả nước buộc phải cuốn vào cuộc cạnh tranh toàn cầu, mà các đô thị cũng cạnh tranh để thu hút được nhiều vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước vào địa bàn của mình.

 

Trong quá trình thực hiện hai Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm, cạnh tranh đô thị nước ta bắt đầu hình thành một cách tự phát rồi diễn ra ngày càng sôi động hơn với sự xuất hiện nhiều khu công nghiệp và khu đô thị mới tiếp giáp rìa các đô thị lớn, với sự chạy đua mở sân bay và cảng nước sâu, mời chào các ưu đãi đầu tư “tốt hơn láng giềng”, với việc đăng cai các sự kiện quốc gia và quốc tế, kể cả việc mở sân gôn và sòng bạc…Nhưng trong khi cạnh tranh đô thị nước ta mới chỉ hướng vào nội địa thì các đô thị như Nam Ninh, Bằng Tường, Hà Khẩu, Đông Hưng…của Trung Quốc lại có sách lược cụ thể để tạo ưu thế cạnh tranh vượt trội không những so với các đô thị cửa khẩu và đô thị biên giới nước ta mà cả với các đô thị khác ở Miền Bắc! Hai hành lang và một vành đai trong quan hệ kinh tế Việt-Trung không chỉ đặt ra vấn đề hợp tác mà cả cạnh tranh giữa đô thị hai nước trong khu vực mà nó bao phủ.

 

Cạnh tranh đô thị cả trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế là quy luật khách quan, tác động của nó đối với từng đô thị theo hướng nào là tùy thuộc chủ yếu vào mức độ nhận thức và hành động của chính quyền đô thị nơi đó! Hiển nhiên, muốn cạnh tranh có hiệu quả thì phải tiến hành nó một cách tự giác, có sách lược tổng hợp toàn diện và biết điều hành thực hiện một cách khôn ngoan. Đáng tiếc là nhiều chính quyền đô thị nước ta hiện nay chưa quan tâm đến điều đó!

 

Cạnh tranh đô thị toàn cầu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các đô thị trên thế giới dù muốn hay không đều bị cuốn vào cuộc cạnh tranh để phát triển, nhất là các đô thị được mệnh danh là đô thị toàn cầu (global cities) hay đô thị thế giới (world cities) đang đóng vai trò nổi trội trên phạm vi quốc tế. Năm 2008 có 129 đô thị như vậy tại các nước được Đại học Loughborough nước Anh xếp thành mười loại, trong đó chỉ có Luân Đôn và New York thuộc loại 1. Khu vực Asean có Singapore loại 2, Kuala Lumpur loại 3, Jakarta và Bangkok loại 4, Manila loại 5 và TP Hồ Chí Minh loại 7.

 

Nhưng đó chỉ là sự phân loại theo tiêu chí đô thị toàn cầu, còn xếp hạng theo năng lực cạnh tranh đô thị thì lại dựa vào các tiêu chí khác.

 

Tháng 6/2010, Diễn đàn quốc tế về năng lực cạnh tranh đô thị lần thứ 9 tại Nam Kinh (Trung Quốc) công bố Báo cáo Năng lực cạnh tranh đô thị toàn cầu (2009-2010), trong đó xếp hạng năng lực cạnh tranh của 500 đô thị các nước, với 10 đô thị đứng đầu lần lượt là New York, Luân Đôn, Tokyo, Paris, Chicago, San Francisco, Los Angeles, Singapore, Xơ Un và Hong Kong. Việc xếp hạng dựa trên 9 nhóm tiêu chí gồm 153 chỉ tiêu. Rất tiếc là cuốn sách báo cáo toàn văn đang in nên chưa rõ Việt Nam có những đô thị nào được xếp hạng.

 

Trung Quốc là nền kinh tế mới nổi nên rất quan tâm đến cạnh tranh toàn cầu  và cạnh tranh đô thị. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc là đầu mối nghiên cứu học thuật các chủ đề này với sự tham gia của nhiều học giả cả nước. Trên bình diện toàn cầu, năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như cạnh tranh đô thị của Trung Quốc tuy còn ở thứ hạng tương đối thấp nhưng những năm gần đây tiến bộ khá nhanh, chính một phần là nhờ có các kết quả nghiên cứu của họ.

 

Đô thị nước ta nên làm gì để bồi dưỡng năng lực cạnh tranh?

 

Năng lực cạnh tranh đô thị thể hiện qua khả năng thu hút vốn kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường tốt hơn đô thị khác, là sự phản ánh tổng hợp năng lực sản xuất, chất lượng cuộc sống, tiến bộ xã hội và ảnh hưởng đối ngoại của đô thị. Kết quả mà năng lực cạnh tranh đô thị đem lại là tăng trưởng và hiệu quả của kinh tế đô thị.

 

Lý luận về cạnh tranh đô thị có nhiều trường phái, trong số đó có lý luận của  Nghê Bằng Phi, một học giả nổi tiếng về nghiên cứu năng lực cạnh tranh đô thị hiện đang làm việc tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc. Ông này cho rằng năng lực cạnh tranh đô thị bao gồm năng lực cứng và năng lực mềm. Năng lực cạnh tranh cứng bao gồm năng lực về nhân tài, vốn, khoa học công nghệ, cơ cấu kinh tế, vị trí địa lý, môi trường, kết cấu hạ tầng.  Năng lực cạnh tranh mềm bao gồm năng lực về trật tự an ninh, thể chế, văn hóa, quản lý, mức độ mở cửa. Năng lực cứng là cánh cung, năng lực mềm là dây cung còn mũi tên là kinh tế đô thị. Nếu cánh cung mạnh, dây cung tốt, phối hợp cung tên thỏa đáng thì tên bắn ra càng xa, đô thị càng phồn vinh.

 

Để bồi dưỡng năng lực cạnh tranh cho đô thị mình, chính quyền đô thị cần xây dựng sách lược cạnh tranh tổng hợp, bao gồm 5 nhóm giải pháp chủ yếu dưới đây:

 

(1)    Tiếp thị đô thị (urban marketing)

 

Đô thị có nhiều loại tài nguyên (resources) là:1/ Tài nguyên con người; 2/ Tài nguyên thiên nhiên;3/ Tài nguyên nhân tạo;4/ Tài nguyên tri thức; 5/ Tài nguyên văn hóa xã hội. Ba tài nguyên đầu là tài nguyên hữu hình hay tài nguyên “cứng”, còn hai tài nguyên sau là tài nguyên vô hình hay tài nguyên “mềm”. Chính quyền đô thị một mặt phải tận dụng hợp lý giá trị sử dụng của các tài nguyên đó để xây dựng đô thị, mặt khác xem các tài nguyên này là những tài sản (assets) có giá trị quy được thành tiền để thông qua sự vận hành của cơ chế thị trường mà chuyển hóa chúng thành nguồn vốn (capital) kinh doanh nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho đô thị, như tạo ảnh hưởng và sự hấp dẫn trên thị trường trong và ngoài nước, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển và tăng thu ngân sách, “lấy đô thị nuôi đô thị”, làm cho kinh tế đô thị ngày càng phồn vinh. Các hoạt động đó gọi là tiếp thị đô thị hay kinh doanh đô thị.

 

Trong các tài sản của đô thị thì đất đai cùng với kết cấu hạ tầng là tài sản lớn nhất, nếu biết kinh doanh sẽ tạo được nguồn thu dồi dào cho phát triển đô thị. Chế độ dự trữ đất và quan hệ đối tác công-tư là những giải pháp hiệu quả để đạt mục tiêu đó như đã được chứng tỏ qua thực tiễn nhiều nước.

 

Tiếp thị đô thị là hệ thống tổng hợp các giải pháp kinh doanh tài sản cứng và mềm của đô thị, nhưng riêng đối với tài sản mềm do có một số đặc thù nên dưới đây sẽ đề cập đến cụ thể hơn.

 

(2)    Hình tượng đô thị (urban image)

 

Xây dựng hình tượng đô thị là nội dung quan trọng của tiếp thị đô thị và rất cần thiết cho cạnh tranh đô thị. Hình tượng đô thị là nhận thức và đánh giá tổng hợp của công chúng trong và ngoài đô thị đối với những nét nổi bật của cảnh quan thiên nhiên, truyền thống lịch sử, bề dày văn hóa, tố chất người dân…của đô thị đó, chẳng hạn Hà Nội là Thủ đô nghìn năm tuổi, nhiều cây xanh và mặt nước, thân thiện hiếu khách, Huế là cố đô bên dòng Hương thơ mộng, TP Hồ Chí Minh là thủ đô kinh tế của Việt Nam, năng động, cách tân, cởi mở.

 

Một số hình tượng đô thị tạo ra “thương hiệu” đô thị được nhiều người biết đến, có khả năng hấp dẫn các nhà kinh doanh đến đầu tư, nhiều nhân tài đến làm việc và sinh sống, các tập đoàn kinh tế lớn và đa quốc gia đến đặt văn phòng, nhiều khách du lịch trong ngoài nước đến thăm…Chúng ta đều biết đến nhiều hình tượng trở thành thương hiệu đô thị nổi tiếng như Tháp Eiffel của Paris, Tháp đôi Kuala Lumpur, Tháp Đông phương minh châu của Thượng hải, Cầu Trường Tiền ở Huế… Xây dựng hình tượng đô thị là quá trình không ngưng nghỉ đòi hỏi nhiều công sức, trí tuệ và cả tiền của nữa, như khi đăng cai các sự kiện chính trị, thương mại, văn hóa thể thao lớn tầm quốc gia và quốc tế. Trên thế giới, người ta dùng Hệ thống nhận biết bản thể đô thị CIS (City Identity System) để giúp định vị tổng thể hình tượng đô thị.

 

(3)    Bản sắc đô thị (urban character)

 

Bản sắc đô thị là sự thể hiện ra bên ngoài của các tố chất tinh thần đô thị, thông qua các di tích lịch sử và văn hóa, phong tục tập quán, kiến trúc đô thị, hoạt động cộng đồng, tác phong người dân trong cuộc sống và giao tiếp, và bao hàm cả cảnh quan thiên nhiên đặc sắc. Bản sắc đô thị ngày nay càng trở nên hết sức quan trọng vì hiện đại hóa, toàn cầu hóa đang có xu hướng làm cho diện mạo và lối sống đô thị các nước trở nên “hòa đồng” nhàm chán, đơn điệu. Trong bối cảnh đó, đô thị nào giữ gìn và phát huy được bản sắc của mình sẽ tạo được sự gắn bó cộng đồng và sự hấp dẫn mạnh mẽ đối với người ngoài.

 

(4)    Cách tân đô thị (cities innovation)

 

Ngày nay, cách tân dẫn đường cho tăng trưởng. Cách tân là sự phát triển sản phẩm mới, dịch vụ mới, quá trình sản xuất mới và mô hình kinh doanh mới. Do đó, việc áp dụng cách tân trong toàn bộ nền kinh tế là then chốt mở lối phồn vinh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiển nhiên, cách tân dựa vào tri thức, vì vậy đô thị cách tân (innovative city) có lúc được gọi là đô thị dựa trên tri thức (knowledge-based city). Tùy ngữ cảnh mà nó còn được gọi bằng tên gọi khác, như đô thị số hóa (digital city), đô thị thông minh (intelligent city), đô thị sáng tạo (creative city), tuy chúng vẫn có một số khác biệt.

 

Từ lâu người ta đã biết nhờ hiệu ứng tụ tập mà đô thị có khả năng tích lũy và phổ biến tri thức, tuy vậy chỉ gần đây, một nhóm học giả do Geoffrey West (Hoa Kỳ) đứng đầu mới điều tra nghiên cứu sâu và công bố (2007) những mối quan hệ chứng tỏ số của cải được tạo ra và lượng cách tân tăng lên theo quy mô của đô thị: khi quy mô đô thị tăng gấp đôi thì năng suất kinh tế theo đầu người tăng khoảng 15%. Điều này đúng với toàn cầu, từ Hoa Kỳ, Châu Âu đến Trung Quốc. Họ cũng phát hiện rằng đô thị là những cỗ máy gia tốc xã hội (social accelerators), đô thị càng lớn thì nhịp sống càng nhanh, khiến đô thị muốn duy trì được tăng trưởng kinh tế thì các cách tân chủ chốt phải xuất hiện với tiến độ ngắn hơn rất nhiều so với tuổi thọ con người.

Có nhiều nhân tố tạo thành đô thị cách tân, nhưng các lĩnh vực chủ đạo có thể trình bày tóm lược trong bảng dưới đây:

 

Kinh tế cách tân

Hạ tầng đô thị

Trị lý (governance)

Cách tân trong sản xuất kinh doanh, trong cụm nhà máy, trong quận

Vận tải

Dịch vụ hành chính cho người dân

Lao động tri thức: Giáo dục và sử dụng

Năng lượng/Dịch vụ công ích

Dân chủ trực tiếp và có sự tham gia

Các doanh nghiệp sáng tạo tri thức

Bảo vệ môi trường/ An ninh

Dịch vụ cho người dân: Chất lượng cuộc sống

 

Cách tân có vai trò quan trọng trong năng lực cạnh tranh, vì vậy trong các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh đô thị có nhiều chỉ tiêu liên quan đến cách tân, như tỷ lệ người tốt nghiệp đại học, số lượng nghiên cứu viên khoa học-công nghệ, vốn đầu tư của doanh nghiệp và chính phủ cho nghiên cứu-phát triển R&D và công nghệ thông tin, chính phủ điện tử…Không phải ngẫu nhiên mà Diễn đàn quốc tế về năng lực cạnh tranh đô thị lần thứ 9 tại Nam kinh vừa qua lại có chủ đề là “ Cách tân kỹ thuật để nâng cao năng lực cạnh tranh đô thị”.

 

(5)    Đô thị bền vững (sustainable city)

 

Đô thị bền vững, còn có tên gọi là đô thị sinh thái (eco-city), là đô thị có thể phần nào tự nuôi mình nhờ nông nghiệp đô thị và tự cấp năng lượng nhờ dùng năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, ít gây ô nhiễm nhờ tái chế và tái sử dụng chất thải, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, không khí. Trên thế giới hiện đã có một số mô hình đô thị sinh thái thành công như Gothenburg và Alvstaden (Thụy Điển), Porto AlegreCuritiba (Braxin), Arcosanti (Hoa Kỳ), Waitakere (Niu Di Lân)…

 

Do nhiều đô thị trên thế giới bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nên các đô thị sinh thái có sức hấp dẫn mọi người đến sinh sống, làm việc hoặc nghỉ dưỡng.

 

Lời kết

 

Giáo sư Porter từng nhấn mạnh trong thuyết trình của mình là phải tạo ra sự khác biệt để nâng cao năng lực cạnh tranh, mà muốn có sự khác biệt thì phải cách tân và có tư duy sáng tạo. “Tạo sự khác biệt”, đó phải là điều tâm niệm của chính quyền đô thị.

 

Năng lực cạnh tranh đô thị không phải là câu chuyện của các chuyên gia nghiên cứu hay các phương tiện thông tin đại chúng, mà là cuộc chạy đua  ma-ra-tông giữa các đô thị, hễ chậm lại hoặc lạc lối là thụt lùi! Đó là cuộc chạy đua gian khổ do chính quyền dẫn dắt với sự tham gia và đồng thuận của toàn thể cộng đồng.

 

Nếu khéo lợi dụng lợi thế hậu phát, các đô thị nước ta có thể nâng cao năng lực cạnh tranh khá nhanh và rút ngắn lại khá nhiều con đường tiến lên hiện đại hóa. Các chuyên gia tư vấn giỏi rất cần thiết cho chính quyền các đô thị trong quá trình đó, vì vậy rất cần bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia này và sử dụng họ.

 

Cuối cùng, xin nhắc lại rằng Năng lực cạnh tranh chỉ là một trong 4 độ đo của CDS, trong số còn lại ngoài Tính sống tốt còn có Tài chính vững (Bankability) và Trị lý giỏi (Good Governance). Năng lực cạnh tranh cao tạo tiền đề cho đô thị sống tốt, ngược lại đô thị càng sống tốt càng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, còn hai độ đo sau cùng chính là cơ sở, là điều kiện để thực hiện hai độ đo trước!

 

 

 

Tháng 12/2010

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o