» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81271492

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Kinh nghiệm tự học quản lý đô thị.[07/12/10]
Bài phát biểu tại Tọa đàm 'Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý đô thị - kinh nghiệm và bài học' (Học viện hành chính. 25/11/2010)

Kinh nghiệm tự học quản lý đô thị

Bài phát biểu tại Tọa đàm 'Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý đô thị - kinh nghiệm và bài học' (Học viện hành chính. 25/11/2010)

 

TS Phạm Sỹ Liêm.

Viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng

 

 

 

  1. Mở đầù

    TP Hồ Chí Minh

Nhân lực quản lý đô thị rất đông đảo và đa dạng nhưng trong bài này tôi chỉ đề cập đến số công chức và đại biểu dân cử có chức vụ nhất định trong bộ máy hành chính các cấp của chính quyền đô thị, Nguồn nhân lực này công tác tại:

(1)    Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, quận, phường, thị trấn (nếu xét rộng ra thì có thể kể cả huyện và xã ngoại thành, ngoại thị, vì ít nhiều đều có gắn với đô thị);

(2)    Văn phòng UBND các cấp nói trên;

(3)    Các sở, ban, ngành thuộc cấp tỉnh và các phòng, ban thuộc cấp đô thị.

(4)    Ngoài ra, một bộ phận quan trọng công chức các bộ cũng có liên quan chặt chẽ với một số mặt nào đó của công tác quản lý đô thị.

Một số trong số đó có cương vị lãnh đạo, tức là có quyền ra quyết định.

Đối với nước ta, không chỉ có bộ máy chính quyền làm công tác quản lý đô thị mà còn có cả bộ máy Đảng nữa, cho nên cũng cần tính đến đặc thù đó.

Tôi vốn được đào tạo để trở thành chuyên gia xây dựng, do nhu cầu của chính sách cán bộ mà chuyển sang làm công tác quản lý đô thị. Trong phát biểu này tôi xin kể lại kinh nghiệm học tập QLĐT của chính mình khi tại chức và sau đó cho đến nay.

  1. Quá trình học tập quản lý đô thị của tôi khi tại chức

2.1. Từ xưa chính quyền (government) vốn làm công việc cai trị (govern), thực hiện hoạt động cai trị (governance). Khi kinh tế thị trường phát triển, người ta chuyển sang dùng từ quản lý (management) để thể hiện chức năng của chính quyền, do đó mà có từ quản lý đô thị. Thế rồi đến năm 1989 Ngân hàng Thế giới dùng trở lại từ governance trong một báo cáo về cách thức chính phủ xử lý khủng hoảng, với nghĩa khác với từ cai trị và cả từ quản lý, cho nên Trung quốc dịch là “trị lý”. Tôi nghĩ từ Hán Việt này cũng thích hợp cho tiếng ta. Tiếp đó, Liên minh Đô thị (Cities Alliance), một tổ chức do WB tài trợ, từ cuối thế kỷ trước đề xướng Chiến lược Phát triển đô thị (Cities Development Strategy/CDS) với 4 chiều kích hay độ đo (dimensions) là: 1) Tính sống tốt (livability); 2) Năng lực cạnh tranh (competitiveness); 3) Trị lý và quản lý giỏi (good governance & management) và 4) Năng lực tài chính (bankability). Như vậy nội dung hiện đại của QLĐT phải bao hàm cả trị lý và quản lý. Với cách hiểu như vậy thì:

  • Trị lý tốt là: 1) Tạo đồng thuận xã hội; 2) Công chức có trách nhiệm giải trình; 3) Đảm bảo tính trung thực và tính minh bạch.
  • Quản lý giỏi là: 1) có kiến thức và kỹ năng huy động các nguồn lực; 2) giỏi vận dụng thủ tục để hoàn thành công vụ với tính chuyên nghiệp cao.

2.2. Trong nhân lực QLĐT, tùy theo cương vị và chức vụ công tác mà có người làm những việc mang tính tổng hợp, có người làm công việc có tính chuyên ngành. Trong một lớp tập huấn về QLĐT tại Trường Quốc tế Bordeaux của Cộng đồng Pháp ngữ mà tôi có dịp tham dự vào cuối thập kỷ 80, người ta gọi người thuộc nhóm thứ nhất là généralistes (chuyên gia tổng hợp) còn nhóm thứ hai là spécialistes (chuyên gia chuyên ngành), mỗi nhóm cần đến kiến thức và kỹ năng khác nhau và do đó nội dung đào tạo và bồi dưỡng cũng khác nhau. Hiển nhiên các cán bộ dân cử và trợ lý của họ là những nhà tổng hợp, còn công chức tại các sở, phòng là những chuyên gia.

Tại lớp tập huấn nói trên, các học viên có dịp đến thăm thị trưởng một đô thị  50 000 dân sát nách thành phố Bordeaux, là một trong số 24 thành viên của Cộng đồng Đô thị Bordeaux (Communauté Urbaine de Bordeaux/CUB). Tôi có hỏi ông này rằng là một bác sĩ hành nghề tư, làm sao mà ông biết quản lý đô thị? Ông cho biết sau khi trúng thị trưởng thì ông được gọi đi học tại chức 3 tháng, chủ yếu học về các pháp quy có liên quan đến QLĐT và học cách điều hành ngân sách của tòa thị chính. Rồi ông chỉ một bà và nói đùa là Tổng thư ký tòa thị chính, bà này mới đích thực là thị trưởng hằng ngày điều hành công việc, còn ông bình thường chỉ mỗi tuần một buổi bàn việc với bà ấy, một buổi chủ trì cuộc họp Hội đồng Thị chính, và một vài buổi tối tiếp dân. Thời gian còn lại ông vẫn hành nghề bác sĩ.

2.3. Vào thập kỷ 80, từ Giám đốc Sở Xây dựng tôi trở thành Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. Lúc đầu quả thực tôi không biết PCT Thành phố phải làm gì, có quyền gì, chịu trách nhiệm gì. Khi dự lớp tập huấn tại Bordeaux, lúc này tôi đang là thứ trưởng Bộ Xây dựng phụ trách mảng nhà ở và đô thị, tuy tiếng Pháp của tôi cũng khá nhưng tôi chỉ hiểu mù mờ người khác nói gì, còn lúc giảng viên tổng kết thảo luận thì ông cũng chỉ nói trường hợp của Việt Nam là đặc thù, do đó ông không đưa phát biểu của tôi vào tổng kết! Nguyên do rất đơn giản: họ nói đến QLĐT trong kinh tế thị trường còn tôi nói đên đô thị trong kinh tế bao cấp! Lúc này nước ta mới bắt đầu Đổi mới, nhờ lớp tập huấn mà tôi biết phải nhanh chóng tìm hiểu hoạt động của đô thị trong kinh tế thị trường thì mới làm được việc. Vì vậy đầu thập kỷ 90 tôi đề nghị Ngân hàng Thế giới giúp Bộ Xây dựng mở lớp tập huấn một tuần về chính sách đô thị để bồi dưỡng kiến thức về sự vận hành của đô thị trong kinh tế thị trường cho cán bộ Vụ, Viện. Để phổ biến rộng rãi kết quả của lớp học, tôi lại đề nghị WB cho tiền để in các bài giảng của các giáo sư Đại học Harvard, Đại học Paris VIII, chuyên gia Hồng Công và chuyên gia WB thành sách. Ngày nay đọc lạị vẫn thấy cuốn sách Chính sách đô thị này rất bổ ích, nên tái bản.

Tiếp đó, WB tài trợ cho Bộ Xây dựng dịch cuốn “Chiến lược toàn cầu về Chỗ ở đến năm 2000” của Habitat, rất bổ ích cho Bộ trong việc đổi mới chính sách nhà ở và trình Chính phủ ban hành các Nghị định 60, 61 về nhà ở.

Để truyền bá kinh nghiệm quốc tế vào thực tiễn nước ta, Bộ Xây dựng hồi đó đã tổ chức một loạt hội nghị toàn quốc về phát triển và quản lý đô thị và kết cấu hạ tầng đô thị. Đây thực ra là những lớp bồi dưỡng cực ngắn cho cán bộ quản lý đô thị lúc bấy giờ.

  1. Kinh nghiệm học tập và nghiên cứu về quản lý đô thị của tôi sau khi nghỉ hưu

3.1. Trong giai đoạn 1990-1995 tôi học được nhiều kiến thức mới mẻ về QLĐT trong kinh tế thị trường, nhưng mới chỉ là kiến thức vỡ lòng! Đến năm 1996 nghỉ hưu, tôi thấy đây là cơ hội tốt để tiếp tục học tập sâu và bài bản hơn về QLĐT. Tôi bắt đầu tự học về đô thị học và lý luận quy hoạch đô thị, rồi chuyển sang học kinh tế học đô thị và kinh tế học bất động sản (và các nhánh của nó là kinh tế học nhà ở và kinh tế học đất đô thị), đồng thời cũng phải tìm hiểu ít nhiều về kinh tế học công cộng và kinh tế học phát triển. Gần đây tôi chuyển sang tìm hiểu kinh tế học vùng, kinh tế học thể chế, kinh tế học chính quyền địa phương và môn học về chính sách công. Tôi học nhiều về kinh tế để có thể hiểu biết kỹ về cơ chế vận hành của đô thị trong kinh tế thị trường. Tôi tìm hiểu các pháp quy có liên quan đến đô thị của nhiều nước và nước ta cũng vì mục đích đó.

Xem ra có vẻ tôi đã học được nhiều thứ, nhưng thực ra cũng chỉ mới ở mức trình đô đại học các nước, vì đều là học trong sách giáo khoa của họ. Dù vậy, tôi vẫn chưa có điều kiện học môn xã hội học đô thị và nhiều thứ cần thiết khác. Tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về đô thị thì chỉ mới đọc một ít khi gặp vấn đề cụ thể cần đưa ra giải pháp. Tóm lại, tôi nghỉ hưu đến nay đã 15 năm rồi, học như thế cũng mới ở mức vừa phải, chỉ như ánh đom đóm so với tấm gương tự học sáng chói của học giả Nguyễn Hiến Lê và nhiều bậc thầy khác. Tôi học vì sở thích và cũng là để phát biểu ở tầm chuyên nghiệp về các vấn đề đô thị khi có dịp, mong có thể giúp ích thúc đẩy ít nhiều công cuộc đổi mới trong lĩnh vực đô thị. Nay tuy tuổi cao, tôi vẫn tiếp tục tự học vì lý luận QLĐT ngày nay vẫn không ngừng phát triển mạnh mẽ. Tôi chắc rằng nhiều cán bộ QLĐT cũng đang ra sức tự học như vậy để đáp ứng nhu cầu đất nước trong giai đoạn chuyển đổi và thời kỳ toàn cầu hóa.

3.2.Hiển nhiên mục đích cuối cùng của học là hành, khi tại chức cũng vậy mà nay cũng vậy. Để có đất “hành”, năm 1999 tôi lập ra Viện Nghiên cứu đô thị thuộc Tổng hội Xây dựng Việt Nam, ít năm sau mở rộng thành Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng. Tôi chủ trì nghiên cứu hoặc tham gia nghiên cứu một số đề tài về QLĐT của các Bộ và địa phương, làm chuyên gia thể chế cho một số dự án do ADB và WB tại Việt nam tài trợ, phản biện nhiều dự án và dự thảo luật có liên quan đến đô thị, phát biểu tham luận tại nhiều hội thảo trong nước và quốc tế. Tóm lại, “hành” của tôi hiện nay thuộc lĩnh vực tư vấn, tuy diện rộng nhưng đều xoay quanh chủ đề QLĐT. Qua hoạt động tư vấn, tôi ngày càng nhận rõ tầm quan trọng đối với sự nhiệp phát triển đất nước của chuyên gia tư vấn, kể cả trưởng nhóm tư vấn, mà năng lực cá nhân của họ, bao gồm kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp, mới là nhân tố quyết định chất lượng của sản phẩm tư vấn chứ không phải là trí tuệ hay sức mạnh tập thể.

Tôi cũng tham gia một số hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nhân lực quản lý đô thị, như làm giảng viên một số lớp bồi dưỡng về QLĐT và kinh tế bất động sản tại nhiều địa phương hoặc giảng viên thỉnh giảng sau Đại học.

“Hành” như vậy giúp tôi kiểm tra xem “Học” đã thấu đáo chưa, đồng thời thúc giục tôi phải học sâu và rộng hơn nữa để biết chí ít là 3 hay 4 rồi mới dạy hay phát biểu 1.

  1. Học ai?

Tuy được dự 2 lớp tập huấn về QLĐT nhưng tôi học chủ yếu trong sách, mới đầu là sách của WB và một số tổ chức của LHQ vì có lưu hành ở nước ta, dần dần có thêm một số sách Mỹ, Anh, Pháp nhưng rất hiếm và đắt. Sau khi quan hệ với Trung quốc được cải thiện, trong các dịp sang bên đó tôi mua được nhiều sách mình cần, kể cả sách dịch. Thực ra các sách TQ trong thập kỷ 90 về quản lý đô thị không nhiều và nội dung còn đơn giản, chỉ sang thế kỷ 21 các sách đó mới trở nên phong phú cả về số lượng và chất lượng. Qua đọc sách TQ, tôi nhận thấy họ có chương trình được phân giao rất công phu nhằm biên soạn từ sách giáo khoa đến sách chuyên khảo, kể cả sách dựa trên các luận văn tiến sĩ có giá trị.

Như một ví dụ, tôi xin liệt kê danh mục tủ sách sách giáo khoa về quản lý công do Sơn đông nhân dân xuất bản xã đã xuất bản đến năm 2005 như sau:  

(1)    Quản lý học

(2)    Quản lý sự nghiệp công

(3)    Thành thị quản lý học

(4)    Kinh tế học công cộng

(5)    Khoa học chính sách

(6)    Quản lý tổ chức phi lợi nhuận

(7)    Khái luận về bảo hiểm xã hội

(8)    Quản lý nguồn nhân lực các ngành công cộng

(9)    Tuyển chọn các án lệ về quản lý công

Nhiều nhà xuất bản khác cũng có tủ sách tương tự.

Như một ví dụ khác về sách chuyên khảo, tôi xin giới thiệu một số đầu sách trong tủ sách “Public Management and Administration Series” của Bắc kinh Đại học xuất bản xã đến tháng 3/2010 như sau:

(1)    Chính phủ loại hình dịch vụ công

(2)    Chính sách cạnh tranh và chống lũng đoạn

(3)    Hành chính công trong xã hội chuyển đổi

(4)    Nghiên cứu mô hình quản lý nguy cơ của đô thị lớn nước ngoài

(5)    Cơ chế thị trường trong dịch vụ công

(6)    Phân tích kinh tế học của trị lý thành thị

(7)    Nghiên cứu việc chính phủ mua dịch vụ công của các tổ chức xã hội

Các trường đại học lớn khác cũng có tủ sách tương tự.

Để quý vị có khái niệm về nội dung sách giáo khoa QLĐT của Trung Quốc, tôi xin giới thiệu mục lục 11 Chương trong cuốn “Thành thị quản lý học” do Sơn đông xuất bản xã xuất bản năm 2005 như sau:

(1)    Quản lý thành thị và môn học quản lý thành thị (18 trang)

(2)    Lý luận và thực tiễn môn học quản lý thành thị (48 trang)

(3)    Cơ chế vận hành và thể chế quản lý thành thị ( 40 trang)

(4)    Năng lực cạnh tranh thành thị ( 39 trang)

(5)    Tài nguyên đô thị và việc kinh doanh chúng ( 34 trang)

(6)    Quản lý kết cấu hạ tầng thành thị ( 26 trang)

(7)    Quản lý kinh tế thành thị ( 28 trang)

(8)    Quản lý xã hội thành thị ( 34 trang)

(9)    Quản lý môi trường thành thị ( 43 trang)

(10)Quản lý chiến lược phát triển thành thị và quản lý nguy cơ (11 trang)

(11) Phân bố không gian thành thị (35 trang)

Nội dung sách giáo khoa của các tác giả khác lại có thể khác rất nhiều, chẳng hạn cuốn “Quản lý thành thị hiện đại” do Đông Hoa đại học xuất bản xã (Thượng Hải) xuất bản cũng năm 2005 thì đề cập đến rất nhiều chủ đề trong 24 chương, từ nguyên lý đô thị học và nguyên lý quản lý đô thị đến những chủ đề quản lý cụ thể như dịch vụ thị chính, giao thông, đất đai, nhà ở, cây xanh…

      5. Lời kết

Một triết gia Pháp từng nói: “Cái tôi là đáng ghét”, vì vậy rất không nên nói về mình. Thế nhưng chủ đề của buổi Tọa đàm này lại yêu cầu giới thiệu kinh nghiệm và bài học trong đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực QLĐT, mà tôi thì tuy quan tâm nhưng không hiểu biết bao nhiêu về những chuyện đó, cho nên đành kể ra kinh nghiệm tự bồi dưỡng vậy. Có điều gì không chỉnh mong quý vị lượng thứ./.

 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o