» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81317549

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Nóng lên cùng trái đất. [23/4/09]
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học trên thế giới đã cảnh báo trái đất ngày càng có xu thế tăng nhiệt độ, trong đó có các tác nhân do con người gây ra. Hậu quả là thiên tai, dịch bệnh ngày càng ác liệt gây tác động lớn đến đời sống của con người và sinh thực vật trên trái đất này

NÓNG LÊN CÙNG TRÁI ĐẤT

 

 Tô Văn Trường

 

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học trên thế giới đã cảnh báo trái đất ngày càng có xu thế tăng nhiệt độ, trong đó có các tác nhân do con người gây ra.  Hậu quả là thiên tai, dịch bệnh ngày càng ác liệt gây tác động lớn đến đời sống của con người và sinh thực vật trên trái đất này.

Cùng với nhiệt độ tăng lên, thì dư luận và mối quan ngại của nhân loại cũng tăng nhiệt, đặc biệt là có cảnh báo nếu nhiệt độ cứ tăng, biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai sẽ làm cho Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chính sự quan tâm, sốt ruột của các nhà khoa học trên thế giới càng làm cho chúng ta nhận thức được nguy cơ sẽ đến với mình.

Ngày trái đất do ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng Dân chủ bang Wisconsin (Mỹ) phát động vào ngày 22/4/1970 với 20 triệu người tham dự. Từ đó, cho đến nay hàng năm vẫn được tổ chức kỷ niệm như trồng cây, dọn sạch rác và vận động cho môi trường trong sạch. Nhớ lại, năm 1991, tôi có dịp đến bang Wisonsin để trình bày báo cáo tại hội thảo quốc tế liên quan đến mô hình về chất lượng nước lưu vực sông, không khỏi ngạc nhiên một đất nước hùng cường, thành phố khá yên tĩnh và trong sạch, nhưng vẫn còn lo ngại và lại đi tiên phong phát động ngày trái đất.

Ở Việt Nam, trong thập kỷ 70-80’s, do đất nước còn nhiều khó khăn về kinh tế, cuộc sống người dân còn nghèo khó phải nhập cả lương thực nên mục tiêu phát triển là xóa đói, giảm nghèo chưa chú trọng đến khía cạnh bảo vệ môi trường. Từ thập niên 90’s Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường nhưng do công nghiệp phát triển nhanh chóng, các chất thải độc hại chưa được xử lý đúng mức, nông nghiệp sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, theo cấp số nhân, thải chất độc hại ra môi trường, cuối cùng là các chất hại này cũng xâm nhập vào cơ thể con người. Nhiều thành phố ở nước ta ngày càng bị ô nhiễm cả về tiếng ồn, khói bụi, nước mặt và nước ngầm cùng với rác thải tác động xấu đến chất lượng sống của người dân.

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển con người và sinh vật. Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo Việt Nam đang phải đương đầu với các vấn đề về môi trường như nạn phá rừng, khai thác quá mức tài nguyên sinh học, tài nguyên đất xuống cấp, thiếu nguồn nước ngọt trong khi ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, dân số tăng nhanh dẫn đến đói nghèo vv...

Muốn cho chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, thì mỗi người đều cần có ý thức tham gia từ những việc nhỏ như trồng cây, dọn dẹp vệ sinh, không vứt rác bừa bãi ra đường , nhất là các túi ni lông gây tắc nghẽn cống làm việc thoát nước bị cản trở. Từ những việc nhỏ, nhìn xa hơn, là các ngành, các cấp, người dân đều phải tuân thủ nghiêm ngặt Luật bảo vệ môi trường đã được Nhà nước ban hành. Bảo vệ môi trường đòi hỏi từ lãnh đạo đến người dân cùng nhau chung sức xây dựng đường hướng phát triển cho đúng cách, có chiều sâu, nghĩa là bảo vệ cuộc sống không phải chỉ cho chính thế hệ hôm nay mà còn cho cả mai sau.

Có câu chuyện về người Indian ở châu Mỹ sống trong môi trường khí hậu sa mạc thật đáng sợ nhưng vẫn sống đươc dễ chịu nhờ kiến trúc của họ có công dụng hóa giải sự khắc nghiệt. Trong sa mạc, bức tường nhà của người Indian có thiết kế đặc biệt, độ dày của nó rất vừa mức; ánh mặt trời nóng bức ban ngày không chiếu xuyên qua được bức tường dày, đến khi sức nóng đã thấu vào nhà thì buổi tối cũng vừa đến, bức tường được sấy nóng dần dần tỏa nhiệt lượng tích tồn ban ngày, khiến trong nhà trở nên ấm áp. Nếu bức tường đó mỏng đi một chút, thì ban ngày nhà sẽ biến thành cái lò nướng, ban đêm cũng sẽ không thể phát đủ nhiệt lượng. Dù thông minh như vậy, nhưng chỉ cần bước ra khỏi nhà,  họ cũng phải khổ sở vì bất lực trước môi trường  khắc nghiệt. Cuộc sống của họ rất nghèo khổ và cơ cực vì không cây xanh, thiếu nước uống và quanh năm đối chọi với nóng bức. Có dịp được đi thăm quan những nơi khác ở đồng bằng, hay miền núi có đầy đủ cây xanh, bóng mát và nước sạch, chính người Indian lại càng lo lắng cho đồng loại đang an nhàn, tận hưởng  nhưng lại đối xử vô thức đối với môi trường.

Ngày trái đất nhắc nhở chúng ta phải biến thế giới, cụ thể là nơi đang sống và sinh hoạt thành xanh, sạch, đẹp, cũng như Bác Hồ đã từng làm gương, tạo nên truyền thống tốt đẹp “tết trồng cây” đó là ý nghĩa thiết thực đối với ngày trái đất. /.

(www.vncold.vn)


 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o