» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81292283

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Một số ý kiến về: Định hướng phát triển khu đô thị mới Gò Găng. [14/4/09]
Những năm qua Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng trưởng nhanh, thu hút được nhiều vốn FDI phát triển công nghiệp, dịch vụ và cơ sở hạ tầng. Là thành phần quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tỉnh đang tìm cách mở ra cục diện phát triển mới, bao gồm cả việc phát triển mạnh mẽ Thành phố Vũng Tàu

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ

Bãi biển Vũng Tàu

 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

KHU ĐÔ THỊ MỚI

GÒ GĂNG

(THÀNH PHỐ VŨNG TÀU)

 

 

TS. Phạm Sỹ Liêm

Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam

Viện trưởng Viện nghiên cứu Đô thị

và PT hạ tầng

  1. Bối cảnh hình thành Dự án Khu đô thị mới Gò Găng

Những năm qua Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng trưởng nhanh, thu hút được nhiều vốn FDI phát triển công nghiệp, dịch vụ và cơ sở hạ tầng. Là thành phần quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,  Tỉnh đang tìm cách mở ra cục diện phát triển mới, bao gồm cả việc phát triển mạnh mẽ Thành phố Vũng Tàu. Trong bối cảnh đó,  Thành phố Vũng Tàu mở cuộc thi ý tưởng quy hoạch khu vực Núi Lớn – Núi Nhỏ và Đảo Gò Găng. Đây là chủ trương hết sức quan trọng vì Núi Lớn – Núi Nhỏ là cảnh quan thiên nhiên đặc sắc tiêu biểu của Vũng Tàu, còn Gò Găng là không gian ưu việt còn lại để mở mang sau khi bán đảo Long Sơn đã có kế hoạch khai thác. Ý tưởng quy họach đảo Gò Găng sau khi được chính thức chấp nhận sẽ là cơ sở của Dự án Khu Đô thị mới Gò Găng. Sau đây là một số ý kiến đóng góp của tôi về định hướng quy hoạch phát triển Khu Đô thị mới này.

  1. Phương án phát triển Đảo Gò Găng

Đảo Gò Găng có thể phát triển theo nhiều phương án khác nhau:

-          Phương án 1: Khu công nghiệp bán đảo Long Sơn. Phương án này không thích hợp lắm vì ngoài các lý do khác còn có lý do đây là vùng đất đang bồi đắp, nền đất quá yếu, không thích hợp xây dựng công trình công nghiệp.

-          Phương án 2: Khu đô thị mới lấy thương mại, dịch vụ du lịch làm ngành chủ đạo. Phương ấn này tuy khả thi và có sức hấp dẫn nhất định, nhưng kém  lợi thế cạnh tranh nếu so sánh với các dự án du lịch lớn dọc theo bờ biển từ Bãi Sau ra đến Bình Châu và xa hơn nữa.

-          Phương án 3: Khu đô thị mới kết hợp làm trung tâm hành chính mới của Thành phố Vũng Tàu (nhường lại đất cơ quan hành chính bên Vũng Tàu cho du lịch, dịch vụ), đồng thời mở mang thành trung tâm tài chính, thương mại cấp khu vực, và trung tâm văn hóa, giáo dục  (các trường đại học, trung cấp, dạy nghề). Phương án này tốt hơn hai phương án trên và có khả năng đón trước cơ hội của Vũng Tàu trở thành một kiểu Bu- san của Việt Nam. Tuy vậy phương án này có tầm hơi xa và đòi hỏi phải có năng lực cạnh tranh phi thường.

-          Phương án 4: Khu đô thị mới – vườn ươm công nghệ. Đây là loại hình khu đô thị  còn rất hiếm hoi tại các nước và chưa có tại nước ta.

Đây không phải là khu công nghệ cao như tại Hòa Lạc (Hà Nội) hay Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh). Các khu công nghệ cao này chủ yếu tiếp nhận những dự án đầu tư xây dựng các nhà máy có công nghệ cao. Như vậy có hai khả năng xẩy ra trong tương lại: một là sẽ được lấp đầy sau một số năm; hai là công nghệ cao sớm hay muộn sẽ trở thành công nghệ trung bình và được thay thế bằng công nghệ cao mới hơn! Khi đó khu công nghệ cao lại trở thành một khu công nghiệp bình thường.

Vườn ươm công nghệ thì khác hẳn. Nơi đây chủ yếu tập trung các phòng thí nghiệm đủ loại và nhiều xưởng máy phụ trợ sản xuất các bộ phận máy móc, thiết bị đơn lẻ theo đặt hàng của các phòng thí nghiệm. Những người có ý tưởng sáng tạo một công nghệ mới và được các nhà tài trợ chấp nhận thì có thể đến đây thuê chỗ làm việc tại các phòng thí nghiệm để cụ thể hóa ý tưởng đó thành công nghệ. Các nhà khoa học cũng có thể lập nhóm đề tài để nghiên cứu làm việc tại phòng thí nghiệm theo sự chỉ đạo từ xa của mình và chỉ đến để kiểm tra và xử lý những tình huống khó khăn. Khi đã có công nghệ mới thì việc triển khai và sản xuất thí điểm  sẽ làm tại nơi khác.

Tại sao Gò gang lại thích hợp cho việc xây dựng vườn ươm công nghệ ? Tuy về nguyên tắc, vườn ươm công nghệ phục vụ cho mọi đối tác, cả trong nước và nước ngoài, nhưng trước mắt là cho đối tác nước ngoài. Mọi loại dịch vụ  ở đây có giá rất rẻ nếu so sánh với các nước phát triển. Tại Việt Nam các đối tác có thể tìm được những thí nghiệm viên có tay nghề, khéo tay và tận tụy, kể cả cộng tác viên có năng lực trong đội ngũ trí thức Việt Nam. Ngoài lợi thế về giá rẻ, Gò Găng còn có khí hậu tốt lành, gần gũi sân bay và cảng quốc tế. Người nước ngoài đến làm việc dù ngắn hạn hoặc dài hạn tại đây đều có điều kiện kết hợp nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch… được sinh sống trong môi trường trong lành, an toàn với nền chính trị ổn định.

Tại sao Vũng Tàu nên phát triển vườn ươm công nghệ ? Mọi người đều biết giá trị gia tăng do công nghệ mới đem lại là cực kỳ to lớn, vì vậy doanh thu do kinh doanh các công nghệ mới sản sinh tại vườn ươm công nghệ sẽ đem lại cho Vũng Tàu nguồn thu đáng kể, chưa kể các nguồn thu khác đến từ khu đô thị này (từ thị trường bất động sản, dịch vụ du lịch, thị trường tiền tệ v.v…).Sự thành công của Vườn ươm Gò Găng sẽ làm rạng danh thương hiệu Vũng Tàu và nước Việt Nam, đem lại lợi ích to lớn khó mà hình dung xuể. Nên nhớ rằng cho đến nay mỗi quốc gia cũng chỉ có một vườn ươm công nghệ nổi tiếng thôi. Nếu Vũng Tàu đi đầu phát triển được vườn ươm như vậy thì có lẽ rất lâu sau nước Việt Nam mới có vườn ươm thứ hai.

  1. Dự án Khu Đô thị mới Gò Găng

Vườn ươm công nghệ khi trở thành ý tưởng phát triển chủ đạo của Đảo Gò Găng thì định hướng quy hoạch Dự án Khu Đô thị mới Gò Găng nên như thế nào?

Trên nguyên tắc, Khu Đô thị Gò Găng cần được phát triển trở thành cộng đồng có tính an cư, hiện đang là xu hướng được các nhà quy hoạch quốc tế coi trọng. Tính an cư của cộng đồng (community livability) có liên quan với chất lượng môi trường sống, bao gồm an toàn và sức khỏe (an toàn giao thông, an ninh cá nhân, sức khỏe cộng đồng), các điều kiện môi trường (sạch sẽ, ít tiếng ồn, không khí và nước trong lành), quan hệ xã hội thân thiện, trung thực, có các cơ hội vui chơi và giải trí, cảm nhận thẩm mỹ được đáp ứng.

Với diện tích khoảng 1300 ha. Gò Găng chỉ nên có số dân nhiều nhất khoảng 50 nghìn người, tức là bình quân khoảng 40 người/ha, trong đó khoảng 1/ 4 dân số là của trường đại học. Nên giảm hết sức số dân định cư vĩnh viễn, sao cho chỉ những người làm việc (và học tập) tại đây mới sinh sống ở đó cùng với gia đình họ. Vì lẽ đó, phần lớn nhà ở tại đây dù là biệt thự hay căn hộ chung cư chỉ nên là nhà ở cho thuê, và điều này cần được thể chế hóa để đảm bảo tính bền vững của Vườn ươm.

Hiển nhiên, cần dành khoảng 500 ha cho các phòng thí nghiệm, xưởng phục vụ, và khoảng 100 ha cho trường đại học (trong trường có sân vận động có thể tổ chức thi đấu quốc tế khi cần thiết).

Như thông lệ, Đảo có một trung tâm thương mại (CBD) nhộn nhịp có thể dễ dàng tiếp cận từ nhiều hướng bằng đi bộ và xe đạp. Tại đây cũng có trung tâm hội nghị quốc tế. Cơ quan hành chính, trường cấp 3, bệnh viện của Đảo cũng đặt tại đây.

Diện tích còn lại dùng làm đất ở với cơ sở hạ tầng xã hội như nhà trẻ, trường học cấp 1 và cấp 2. phòng khám bệnh, sân bãi thể thao …; đất cho công viên, sân gôn và các cơ sở giải trí khác như du thuyền và thể thao dưới nước, đất cho giao thông và các công trình hạ tầng khác.

Khi chuẩn bị đất đai xây dựng, cần lưu ý hai vấn đề quan trọng: một là vấn đề khử mặn, và hai là vấn đề ứng phó với nước biển dâng.

Để khử mặn, giữa đảo nên có hồ rộng có kết nối với hệ thống kênh mương được bơm cạn hàng năm để thu gom nước mưa, sau nhiều năm sẽ giảm được độ mặn trong đất cát trên đảo. Chung quanh hồ là đường phố trung tâm của đảo, cách ly với hồ bằng giải công viên.

Để ứng phó với nước biển dâng, nên có con  đê bao quanh đảo cao khoảng 3 m, đắp bằng đất giữa có lõi chống thấm. Mặt đê là con đường xa lộ chính của đảo, tạo điều kiện tiếp cận bất kỳ khu vực nào mà không phải đi xuyên ngang đảo. Con đường đê này nên cách mép nước biển một đoạn xa gần tùy chỗ để cho rừng ngập mặn cũng như các loại cây chịu mặn phát triển, làm giải cây xanh bảo vệ biển.

Việc cấp nước ngọt cho đảo hiện đã được Công ty cấp nước Vũng Tàu chuẩn bị bằng cách đặt phụ kiện T chờ sẵn ở đầu cầu Gò Găng vừa xây xong. Tuy vậy nước là tài nguyên khan hiếm của cả Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nên nước thải trên đảo sau khi qua xử lý cần được tái sử dụng vào các mục đích phi ẩm thực như tưới cây cỏ, rửa đường, dội nhà vệ sinh… Ngoài ra, các mái nhà cũng nên có hệ thống thu gom nước mưa để dùng vào việc dội toa – lét.

Đồng thời với việc trình duyệt Dự án Khu Đô thị mới Gò Găng, chủ đầu tư nên trình duyệt dự án khai thác đất đá tại một quả đồi nào đó trong khu vực, vừa để lấy vật liệu xây dựng và tôn nền cho Gò Găng vừa để tạo mặt bằng cho một khu công nghiệp mới.

Kết luận

Đảo Gò Găng nên được phát triển thành Vườn ươm công nghệ của nước Việt Nam, mới đầu nhằm thu hút các đối tác nước ngoài, dần dần sẽ thu hút ngày càng đông đảo các đối tác trong nước. Sự phát triển Khu Đô thị mới Gò Găng phải đạt với tiêu chuẩn quốc tế hiện đại, tạo ra mô hình kiểu mẫu cho khu đô thị khác của Việt Nam. Sự thành công của Dự án chắc chắn sẽ đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế  nhanh của Thành phố Vũng Tàu, nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố này trong khu vực Đông Nam Á.

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2009
 www.vncold.vn

  

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o