» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81329308

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Sống chung với bụi. [26/4/09]
...Vì thế, nhiều lúc du khách đến thăm Việt Nam vừa ngỡ ngàng về giao thông, vừa cứ tưởng như mình đang lạc đến một nước Hồi giáo!..

SỐNG CHUNG VỚI BỤI!

 

TS. Tô Văn Trường

 

 
Trước nay, chúng ta thường nghe nói “sống chung với lũ”. Đồng bằng sông Cửu Long những năm lũ lớn như 1978, 2000, gây tổn thất cho con người và xã hội.

Tuy nhiên, lũ còn mang lại nhiều lợi ích cho con người như phù sa, vệ sinh đồng ruộng, thủy sản… nên lúc sinh thời, tổng kết từ thực tế, nếu biết kiểm soát lũ bằng các biện pháp công trình và phi công trình, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã khởi xướng cho quan điểm “sống chung với lũ” để phát triển được người dân miền Tây Nam bộ hoan nghênh, chấp nhận.

Nhưng có ai dám sống chung với bụi không? Câu trả lời là không. Ấy thế nhưng, báo giới đã phản ánh hàng loạt hình ảnh về tình trạng  « mưa lầy, nắng bụi » diễn ra hầu khắp trên các thành phố, đô thị, đường giao thông ở nước ta, thấy rõ nhân dân ta đã sẵn sàng « sống chung với bụi » mặc dù từ lâu, bụi đã trở thành cực hình, một con quái vật tra tấn, hành hạ chúng ta. Và mặc dù các phụ nữ Việt Nam (nhiều khi cả nam giới) khi ra đường có công việc, muốn hít thở không khí trong lành và cũng muốn thiên hạ chiêm ngưỡng, ngắm nhìn dung nhan khả ái của mình nhưng cũng đành phải đeo khẩu trang, khăn bịt mặt. Vì thế, nhiều lúc du khách đến thăm Việt Nam vừa ngỡ ngàng về giao thông hỗn độn, ách tắc, vừa cứ tưởng như mình đang lạc đến một nước Hồi giáo!    

Môi trường luôn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người và các loài sinh vật trên trái đất, đó là nơi cung cấp không  gian sống cho con người và sinh vật, cung cấp các loại tài nguyên cần thiết cho sự phát triển, đồng thời là nơi tiếp nhận và xử lý các chất phế thải từ hoạt động của con người. Thiên nhiên không phải là vô tận, nó chỉ có thể chấp nhận 1 lượng chất thải phù hợp với khả năng, nếu vượt quá ngưỡng cho phép, sẽ làm môi trường bị ô nhiễm.

Nước ta, bụi xuất phát từ các hoạt động của con người như chất thải công nghiệp, phương tiện giao thông, sinh hoạt, xây dựng hạ tầng cơ sở, khai thác khoáng sản, cháy rừng. Ngay cả khi xử lý đốt chất thải cũng gây ra ô nhiễm không khí. Các kim loại chính có trong thành phần khí thải thường tồn tại ở dạng hợp chất như ô xít, muối, kích thước các hạt bụi rất nhỏ (khẩu trang chỉ ngăn được hạt bụi lớn). Các chất ô nhiễm chỉ thị bụi điển hình SOX, NOX, HC và CO gây tác động trực tiếp đến sức khỏe con người như gây nên các bệnh hô hấp phế quản, hen, lao, kể cả bệnh hiểm nghèo.

Phát thải từ hoạt động của giao thông là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. Trên các tuyến đường quốc lộ, xe tải, xe ô tô lớn hơn 7 chỗ chỉ chiếm gần 25% tổng lượng xe lưu thông nhưng đóng góp  76-87% tổng tải lượng các chất thải ô nhiễm NOX, SOX và PM10. Riêng với CO thì xe gắn máy là nguyên nhân chủ yếu đóng góp gần 88% tổng tải lượng.  Bụi tổng ở TP.HCM là chỉ tiêu đáng ngại nhất vì có tới 89% giá trị quan trắc không đạt tiêu chuẩn cho phép. Các loại xe chở vật liệu xây dựng như cát, đất, đá không được bao bọc đúng quy cách, một số nơi còn có các loại xe “hung thần” thuộc loại “vua tôi, chúa tớ” chạy bất chấp luật lệ giao thông vừa làm cho đường xá xuống cấp nhanh, vừa gây bụi mù đến lá cây cũng  phải đổi mầu. Người dân sống ven đường  khốn đốn vì  cảnh  nắng hứng bụi, mưa chịu lầy.  

Để giải quyết vấn nạn ô nhiễm bụi cần có giải pháp tổng hợp. Việt Nam đã có 360 tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường, trong đó có 17 tiêu chuẩn chung cùng các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý khí thải, bụi cần được phổ biến, tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức cộng đồng và có chế tài hình phạt cụ thể đủ sức răn đe những người cố tình vi phạm. Áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn khí thải đối với các cơ sở công nghiệp đang hoạt động và sắp hoạt động, ứng dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, lắp đặt các thiết bị xử lý khí thải tạo các nguồn ô nhiễm. Quy hoạch giao thông phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, ưu tiên phát triển các hình thức giao thông công cộng, quản lý chất lượng các loại xe, khí thải, chất lượng xăng dầu. Các biện pháp trồng cây xanh, lập các trạm rửa bánh xe từ các công trình xây dựng, vệ sinh  đường phố cũng cần quan tâm đúng mức.

Với tất cả những vấn đề nêu ở trên, câu trả lời “sống chung với bụi” là không thể, là cuộc chiến không khoan nhượng. Bắt đầu từ ý thức phải tôn trọng mình và tôn trọng người khác của một công dân. Bắt đầu cũng từ luật pháp phải đi vào cuộc sống, chỉ có thế chúng ta mới thoát khỏi được “cơn đại hồng thủy bụi”./.

(www.vncold.vn)

 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o