» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81307251

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Lạm bàn về Hội thảo khoa học Bauxite Tây Nguyên. [15/4/09]
Việc triển khai dự án khai thác bauxit tại Tây Nguyên đã gây ra không ít lo ngại. www.vncold.vn đã đăng một số bài liên quan đến chủ đề này

Khai thác bauxit trên Tây Nguyên

LẠM BÀN VỀ 
HỘI THẢO KHOA HỌC

BAUXITE TÂY NGUYÊN


TS.Tô Văn Trường

 

BBT. Việc triển khai dự án khai thác bauxit tại Tây Nguyên đã gây ra không ít lo ngại. www.vncold.vn đã đăng một số bài liên quan đến chủ đề này lần lượt trên các trang:

/Web/Ykien.aspx?distid=1751   ,

/Web/Content.aspx?distid=1806    ,

/Web/Content.aspx?distid=1810  .

Gần đây, khi chủ trì cuộc Hội thảo về chủ đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có những ý kiến kết luận tương đối thích hợp. Tuy nhiên, không ai nghĩ rằng mọi việc đã được giải quyết thỏa đáng và có thể hoàn toàn yên tâm. Xin chuyển đến bạn đọc một bài mới của TS. Tô Văn Trường.

o

o    o

            Tháng 2 năm 2009, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức hội thảo về Dự án Bauxite Tây Nguyên. Đặc biệt, ngày 9/4/2009 tại Hà Nội, Bộ Công thương phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học  kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo tiêu đề :”Vai trò của công nghiệp khai thác bauxite sản xuất alumina –nhôm đối với phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên và những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường khu vực” dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải.

Người dân nhận thấy mặc dù việc tiến hành dự án Bauxite Tây Nguyên là chủ trương lớn đã quyết định ở cấp cao nhưng Đảng và Chính phủ vẫn tổ chức các hội thảo thể hiện sự cởi mở, lắng nghe các ý kiến phản biện đối với các vấn đề hệ trọng của đất nước. Thành phần tham dự hội thảo đại diện các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành liên quan, các hiệp hội, viện, trường, một số doanh nghiệp trong và ngoài nước, một số nhà hoạt động khoa học xã hội, phóng viên báo, đài. Tham luận và các phát biểu thẳng thắn, sôi nổi, đáng chú ý là đông đủ đại biểu tham dự cả ngày, đến tận phút chót của buổi chiều chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của xã hội đối với dự án này.

            Tại hội thảo, các đại biểu được nghe đọc lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc lại các ý kiến đã nêu trong bức thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ ngày 5/1/2009 kiến nghị dừng dự án Bauxite Tây Nguyên nhưng đến nay vẫn chưa nhận được trả lời. Ai cũng biết Thủ tướng rất bận, có thể nhận được hàng trăm các văn bản, thư từ của công dân thuộc đủ lĩnh vực khác nhau mà phải xem xét, giải quyết trong ngày. Có thể Thủ tướng phải cân nhắc, thận trọng khi trả lời thư của Đại tướng nhưng đây là thư ngỏ của vị lão thành cách mạng, có tầm cỡ quốc tế và vai trò lịch sử đối với đất nước, với chế độ, lại rơi vào tình trạng “im lặng” quá lâu là điều rất đáng tiếc! Đây là khiếm khuyết không đáng có của bộ máy tư vấn của Thủ tướng Chính phủ.  

Người dân cả nước làm sao có thể quên được hình ảnh mới đây, nhân kỷ niệm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các đồng chí lãnh đạo cấp cao nhất của Nhà nước từ Tổng bí thư đến Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội vv…đến tận nhà riêng tặng hoa, chúc thọ, mong Đại tướng sống lâu, khỏe mạnh tiếp tục đóng góp ý kiến xây dựng đất nước! Mặc dù  ý kiến của Đại tướng có thể không phù hợp với chiến lược của Đảng và Chính phủ (không phát triển dự án bauxite Tây Nguyên) nhưng lãnh đạo Nhà nước cần tôn trọng ý kiến và nên phân bạch với Đại tướng về những biện pháp thực thi để Đại tướng bớt lo âu. Nhân đây, tôi muốn nhấn mạnh đến sự cần thiết của các chiều cạnh xã hội để phát triển, thực chất là nói đến con người, theo cách giải thích của C.Mác thì  Xã hội-cho dù nó có hình thức gì đi nữa- là cái gì? Là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người”. Chuẩn mực trong cách ứng xử của con người chính là chiều cạnh của xã hội.

Xin trở lại hội thảo Bauxite Tây Nguyên nói trên. Hội thảo đã được nghe 11 báo cáo khoa học và tham luận, phản ánh ý kiến nhiều chiều để các đại biểu tham khảo, thảo luận. Tuy nhiên, theo tôi còn thiếu một báo cáo quan trọng nhất có tính chất mở đầu là “Quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên” của Bộ Kế hoạch đầu tư (KHĐT). Đây chính là nguyên  nhân, các ngành xưa nay, mạnh ai, nấy làm quy hoạch vừa chồng chéo, vừa không phối hợp chặt chẽ, dẫn đến chất lượng quy hoạch còn nhiều hạn chế. Quy hoạch các ngành về nguyên tắc phải dựa trên quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của vùng theo cả không gian và thời gian. Rất tiếc là vai trò của Bộ KHĐT trong việc tiên phong xây dựng quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập và biến đổi khí hậu toàn cầu đã  không theo kịp yêu cầu của cuộc sống cho nên quy hoạch khai thác khoáng sản của Bộ Công thương còn nhiều khập khiễng cũng là điều dễ hiểu.

Bàn về quy hoạch, cần phân biệt rõ quy hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Quy hoạch dài hạn có thể 50 năm dựa vào các dự kiến (projection) những biến đổi mà xu thế đã dự kiến được như gia tăng dân số, nhu cầu tiêu dùng, tiến bộ kỹ thuật …với độ rủi ro không lường trước cao.  Quy hoạch trung hạn 15 đến 30 năm dựa theo những dự báo (prediction) trung hạn có mức độ rủi ro thấp hơn. Quy hoạch ngắn hạn 5-10 năm dựa trên những dự báo ngắn hạn và thông tin về hiện trạng chính xác hơn. Quy hoạch dài hạn chính là bài toán chiến lược chỉ cần định hướng và bước đi, còn quy hoạch ngắn hạn là bài toán chiến thuật phải làm rõ các việc cụ thể phải làm. Theo nguyên lý, rõ ràng quy hoạch chiến lược phải làm trước, rồi từ đó mới xây dựng quy hoạch trung hạn và ngắn hạn. Trong tất cả các quy hoạch đều phải xét đến mức độ rủi ro để phân tích các kịch bản (scenarios).

Ở Việt Nam, nếu rà soát lại, sẽ thấy rất nhiều chuyện nghịch lý trong đời sống xã hội. Bởi vây, tình trạng nghịch lý không ai theo quy hoạch dài hạn mà cứ mạnh dạn “xé rào” để làm quy hoạch ngắn hạn theo quyền lợi riêng của ngành mình hoặc nhóm lợi ích khác nhau gây ra đổ vỡ cho toàn bộ công tác quy hoạch và chiến lược phát triển cũng không phải là chuyện lạ! Theo tôi hiểu, có  nguyên nhân là chúng ta chưa có Luật Quy hoạch. Mặt khác, không ít người theo góc độ và chỗ đứng của mình thường nặng lời phê phán quy hoạch dài hạn thậm chí còn gán cho cái mác “thày bói sờ voi” dẫn đến người làm quy hoạch phải chạy theo yêu cầu thông tin và độ rủi ro như quy hoạch ngắn hạn nên không còn là quy hoạch chiến lược nữa. Từ đó, việc lập quy hoạch chiến lược phải kéo dài, và sửa chữa hoài trở thành không còn giá trị dự kiến phát triển cho tương lai. Vấn đề này thấy rõ nhất là trong quy hoạch đô thị. Ban đầu,  người ta xây dựng  quy hoạch dài hạn, đưa ra tầm nhìn và lộ trình thực hiện nhưng theo ngày tháng không ai theo cả. Các quận, huyện cũng xé rào để xây dựng công trình không theo quy hoạch chung. Sau thời gian nhìn lại, thì tất cả quy hoạch không còn giá trị nữa nên lại phải bắt đầu làm từ đầu và cái giá phải trả tất nhiên là rất đắt vì phải chấp nhận sự tồn tại của những cái gì đã có. Đấy là chưa kể các “ngóc ngách”, vì quyền lợi riêng của chủ đầu tư, những nhóm lợi ích khác nhau, dẫn đến bất cập trong công tác quy hoạch. Để Việt Nam sớm có quy hoạch chiến lược và quy hoạch trung hạn, ngắn hạn phù hợp với thực tế bắt buộc phải đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống và cần sớm ban hành Luật quy hoạch.

Nhiều đại biểu tham dự hội thảo ngày 9/4/2009 có ấn tượng về Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải là người được đào tạo bài bản, nhạy bén, tổng hợp, phân tích các ý kiến khác nhau, và đưa ra các kết luận có thể nói là tạm yên lòng cùng với chỉ thị cụ thể các công việc tiếp theo phải làm của từng ngành, địa phương liên quan. Tuy nhiên, có 2 luồng ý kiến về kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải :“Chủ trương phát triển ngành công nghiệp khai thác bauxite sản xuất alumina ở nước ta là đúng đắn và đã được thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X”. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng chiến lược phát triển khai thác bauxite, nguồn tài nguyên lớn của cả nước để phát triển kinh tế là đúng hướng nhưng chiến thuật có sai lầm. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng nhiều ý kiến trong công luận không tán thành về dự án bauxite Tây Nguyên, nhiều vấn đề các nhà khoa học đặt ra chưa được giải đáp, thì bắt buộc phải xem xét lại chủ trương này đồng thời cũng đánh giá lại năng lực và trách nhiệm của bộ máy tham mưu khi xây dựng văn kiện của Đại hội Đảng! 

Có câu hỏi đặt ra vì sao một số chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, với mục đích tốt đẹp là động lực cho sự phát triển lại không đi vào cuộc sống?  Nguyên nhân thì nhiều nhưng sơ bộ có thể nhận thấy các tồn tại do tư duy, tầm nhìn của những người có trách nhiệm vẫn phụ thuộc vào quy hoạch ngắn hạn (như phân tích ở trên), gần đây người ta hay nhắc đến tư duy nhiệm kỳ. Các bài học khi xây dựng chủ trương, chính sách trong quá khứ không được xem xét, đánh giá một cách nghiêm túc, quyết liệt hay nói theo ngôn ngữ dân gian, “rút kinh nghiệm để đấy!” vì chẳng có ai chịu trách nhiệm. Phương pháp luận, cách tiếp cận khi xây dựng cơ chế chính sách vừa không cập nhật được các thành tựu tiên tiến của thế giới vừa không phù hợp với thực tế do bệnh chủ quan, duy ý chí, khép kín, khoanh vùng vì quyền lợi của  các nhóm lợi ích, đặc biệt là không tôn trọng công tác phản biện xã hội. Trong xã hội, biết bao kẻ nhờ khiếm khuyết của pháp luật đã phất lên giàu có theo kiểu “nhờ cơ chế”. Thử hỏi cho đến nay có bao nhiêu đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị hữu ích được áp dụng cho việc xây dựng cơ chế, chính sách một cách khách quan, khoa học và thực tế ? Ngay cả khi có chủ trương đúng nhưng buông lỏng khâu tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát cũng làm “thui chột” cả ý tưởng tốt đẹp ban đầu. Mấu chốt nhất vẫn là nguồn nhân lực, là những người được giao thiết lập cơ chế, chính sách. Người làm công tác tham mưu cho lãnh đạo nếu không đủ tâm và tầm chắc chắn hậu quả xã hội và người dân phải chịu và uy tín của Đảng và Nhà nước trước người dân cũng bị sứt mẻ. Suy cho cùng thời nào cũng thế, lãnh đạo quản lý trước tiên là phải biết ”Thuật dùng người”!    

    Nói tóm lại: Nhìn ra các nước tiên tiến, họ đều coi trọng quy hoạch chiến lược kết hợp với quy hoạch ngắn hạn một cách chặt chẽ trong bài toán hệ thống để khai thác, sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả, vững bền. Ngay từ năm 1950, Canada xây dựng chiến lược phát triển thủy điện được gắn liền với việc khai thác bauxite. Chúng ta đang ở thế kỷ 21, chiến lược phát triển của Canada có thể không còn phù hợp với Việt Nam.

Tài nguyên được xem là  nguồn vốn quý của quốc gia nhưng không phải là vô hạn. Tình trạng khai thác lãng phí, thiếu quy hoạch càng làm cho nguồn vốn này mau cạn kiệt. Tôi đã viết bài báo đăng trên www.vncold.vn (/Web/Content.aspx?distid=1806) tựa đề  “Đừng ăn vào vốn tài nguyên”! với mục đích mong muốn các cấp, các ngành liên quan sẽ đề ra những giải pháp quyết liệt hơn nữa, biết chắt chiu, tằn tiện, khai thác tài nguyên một cách khôn ngoan, hiệu quả để “rừng vàng, biển bạc” nước ta không trở nên cạn kiệt.  

Trong điều kiện của nước ta, việc khai thác khoáng sản như bauxite để phát triển kinh tế là hướng đi cần thiết nhưng phải được thực hiện một cách bài bản, khoa học, cụ thể hóa việc khai thác tài nguyên một cách thiết thực, hiệu quả, phải gắn liền quy hoạch chiến lược và quy hoạch ngắn hạn một cách toàn diện, chặt chẽ vì cuộc sống của nhân dân và cũng vì  thế hệ  tương lai của con cháu chúng ta. Đầu năm 2009, tôi đã viết bài “Suy nghĩ về dự án bauxite Tây Nguyên” (15 trang) (xem /Web/Ykien.aspx?distid=1751) cho đến nay vẫn còn mang nguyên tính thời sự.

Có nhiều ý kiến cho rằng việc khai thác bauxite Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước thì cần phải đưa ra Quốc hội để xin ý kiến, cụ thể hơn là Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo Nghị quyết 66/2006/QH11 của Quốc hội. Chúng tôi tán thành và chia sẻ với các ý kiến nêu trên vì theo Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Tuy nhiên, cũng lại tự  hỏi với cơ cấu thành phần, nhiều đại biểu kiêm nhiệm, mối quan hệ trong hệ thống chính trị hiện nay, liệu có được bao nhiêu đại biểu cất công nghiên cứu, tìm hiểu, thảo luận, “bấm nút” phản ánh tiếng nói của cử tri? Nhiều người dân cho rằng câu chuyện mở rộng Thủ đô là ví dụ điển hình Quốc hội thực sự chỉ là nơi hợp thức hóa các chủ trương đã có mà thôi!    

Trong bối cảnh hiện nay, kết luận tại hội thảo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cần được các cơ quan liên quan KHẨN TRƯƠNG nghiêm túc thực hiện có kiểm tra, thẩm định theo luật định để làm cơ sở cho các quyết sách tiếp theo. Nói cách khác là phải làm cách nào để bảo đảm việc thực hiện kết luận của hội thảo một cách hữu hiệu.

Riêng vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng là việc rất “tế nhị”  cần phải có cuộc họp nội bộ không có các đối tác nước ngoài tham gia. Các báo cáo về an ninh quốc phòng, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo có chất lượng và khoa học. Trong đó, cần đặc biệt lưu tâm, phân tích ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.  

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chiến lược bành trướng để chiếm tài nguyên hiện nay không bằng quân sự mà bằng kinh tế, do đó nếu nói về an ninh quốc phòng thì phát triển kinh tế phải được coi là mặt trận. Làm thế nào để tránh quá cực đoan, không dựa vào lý do an ninh quốc phòng để hạn chế các hoạt động kinh tế  nhưng cũng không vì mục tiêu kinh tế mà chịu thiệt hại về môi trường và tiềm ẩn nguy cơ lâu dài. Đây là câu hỏi rất khó cho tất cả các nước, đòi hỏi các nhà lãnh đạo sáng suốt, nhạy cảm và có cái nhìn toàn diện vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/4/2009

                                                                           (www.vncold.vn)

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o