» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81320930

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Nhà nước có nên can thiệp vào thị trường BĐS?.[07/04/13]
Hỏi: Với bối cảnh nền kinh tế hiện nay nói chung cũng như tình hình diễn biến của thị trường BĐS nói riêng, theo ông, chúng ta (Nhà nước, Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý vĩ mô) nên giải cứu hay buông cho BĐS tự rơi?

Nhà nước có nên can thiệp vào thị trường BĐS?

 

TS. Phạm Sỹ Liêm

Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam

 

*Trả lời phỏng vấn của PV Nguyễn Cảnh (báo Xây dựng) qua e.mail ngày 1 tháng 4 năm 2013)

 

Hỏi: Với bối cảnh nền kinh tế hiện nay nói chung cũng như tình hình diễn biến của thị trường BĐS nói riêng, theo ông, chúng ta (Nhà nước, Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý vĩ mô) nên giải cứu hay buông cho BĐS tự rơi?

Trả lời: Câu hỏi này có liên quan đến mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường mà từ trước đến nay đã có 4 trường phái kinh tế học lớn đưa ra các luận điểm khác nhau. Trả lời của tôi dựa trên quan điểm hiện đại được các tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc, Ngân hàng Thế giới…chấp nhận là: Nhà nước và thị trường đều có chỗ mạnh, chỗ yếu riêng, chỗ mạnh của bên này có thể bù đắp cho chỗ yếu của bên kia. Nhà nước không nên can thiệp vào các hoạt động thị trường nhưng phải bảo đảm trật tự thị trường, ngăn chặn tích trữ đầu cơ, phát triển bong bóng, và kiểm soát, xử lý các ngoại ứng (externalities) có hại của thị trường, như gây ô nhiễm …Trong mấy năm khởi đầu Thế kỷ XXI, thị trường BĐS nước ta vốn mang nặng tính tự phát (Luật Kinh doanh BĐS mới ban hành năm 2006) lại cộng thêm tình trạng thiếu minh bạch ngày càng nặng nề, nên đã tiến vào giai đoạn phát triển bong bóng rất nguy hiểm mà không được cảnh báo. Đến khi tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta bị chậm lại, GDP đang tăng trưởng ổn định hàng năm 7~8% thì từ năm 2008 suy giảm dần đến nay còn 5%, nên bong bóng BĐS bắt đầu “xì hơi”và nay sắp hết hơi, gây tác động lan tỏa bất lợi đến nhiều thị trường quan trọng khác của nền kinh tế. Trước tình hình đó, Nhà nước buộc phải can thiệp để giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của  hậu quả xấu này. Tuy vậy cần nói rõ, Nhà nước chỉ can thiệp để “giải cứu” (theo ngôn ngữ báo chí) thị trường BĐS chứ không phải “giải cứu”từng nhà kinh doanh BĐS. Đây là hai việc khác nhau không nên lẫn lộn. Đã làm kinh doanh thì lời ăn lỗ chịu, đối diện với rủi ro. Đó là quy tắc trò chơi nghiệt ngã của thị trường.

 

Hỏi: Ông đánh giá thế nào về giải pháp nhà ở xã hội mà Bộ Xây dựng chủ trương xây dựng trong tổng thể các phương án giải cứu nền địa ốc nước nhà? Có ý kiến cho rằng phát triển và tạo điều kiện thuận lợi về mua, cho vay hỗ trợ mua nhà ở xã hội là một chính sách kịp thời, mang tính nhân sinh (vì mục tiêu an cư lạc nghiệp) và cần phải gấp rút thực hiện, ông nhận định điều này ra sao?

Trả lời: Luật Nhà ở năm 2005 đã có Mục 4 (Chương 3) gồm 13 Điều quy định về nhà ở xã hội. Luật không định nghĩa rõ ràng tính chất của nhà ở xã hội, mà chỉ quy định về quy hoạch và các tiêu chuẩn thiết kế, điều kiện ưu đãi cho bên phát triển về đất và thuế, nêu rõ các đối tượng được thuê, thuê mua  nhà ở xã hội (nếu thuê mua thì phải trả ngay 20% giá trị ngôi nhà). Từ đó đến nay đã 7 năm nhưng trên thực tế chỉ mới có một số dự án nhà ở công nhân, nhà trọ sinh viên dùng vốn ngân sách. Quỹ tiết kiệm nhà ở, Quỹ Đầu tư nhà ở vẫn chỉ là các khái niệm! Nay như ông nói, Bộ Xây dựng muốn xúc tiến chương trình phát triển nhà ở xã hội như một phương án “giải cứu” thị trường BĐS, thế nhưng trước hết cần làm rõ nhà ở xã hội là gì? Thế giới có một số cách hiểu không hoàn toàn giống nhau về nhà ở xã hội (social housing), có nước thì nhà ở xã hội chính là “nhà ở công” (public housing), vậy nhà ở xã hội của Việt Nam cụ thể là gì, cho đến nay tuy Luật nói thế nhưng trong thực tế vẫn chưa thực sự rành mạch nên “danh bất chính, ngôn bất thuận”. Ở Trung Quốc, người ta không gọi là “nhà ở xã hội” mà là “nhà ở cho gia đình thu nhập thấp” (low income housing), bao gồm  hai loại: nhà ở công cho thuê giá rẻ (liêm tô phòng) và nhà ở “kinh tế thích dụng”, tức là nhà giá thấp mua bán có điều kiện. Nếu nhà ở xã hội nước ta theo Bộ Xây dựng cũng bao gồm hai loại nhà như thế thì không rõ chính sách đưa ra đã đủ độ thông thoáng và sức thu hút các lực lượng thị trường tham gia phát triển hay chưa, vì họ có tham gia thì chính sách mới tác động đến thị trường. Nếu tác động đủ mạnh thì nhà ở xã hội là một lối ra tốt có thể giảm bớt khó khăn cho  thị trường BĐS  nước ta hiện nay.

 

Hỏi: Cá nhân ông có đề xuất góp ý ra sao về công cuộc giải cứu địa ốc?

Trả lời: Tình trạng thị trường suy thoái là thách thức lớn đối với nền kinh tế, nhưng cũng là cơ hội cho các nhà làm chính sách cùng với giới học thuật đánh giá các thiếu sót sơ hở trong chính sách, trong các văn bản pháp quy, chấn chỉnh tính tự phát của thị trường, tăng thêm tính chuyên nghiệp cho các chủ thể thị trường, chuẩn bị cho giai đoạn hồi phục sắp tới.

Trước mắt có ba giải pháp có thể giảm bớt khó khăn cho thị trường: một là xúc tiến phát triển phân khúc nhà ở phổ cập (affordable housing), là loại nhà thương mại giá thấp bán cho mọi đối tượng có nhu cầu và có khả năng thanh toán, chủ yếu là tầng lớp thu nhập trung bình và cả người mua đi bán lại hay mua cho thuê; hai là Nhà nước trợ cấp một nửa lãi suất tiền vay ngân hàng để hộ thu nhập thấp có thể vay được tiền mua nhà phổ cập; và ba là xúc tiến hình thành các quỹ đầu tư BĐS (quốc tế gọi là quỹ tín thác đầu tư BĐS- Real Estate Investment Trust/ REIT)  nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư lẻ trong xã hội đang rời bỏ thị trường vàng (đã bị cấm), thị trường chứng khoán đang ảm đạm và cả các quỹ tiết kiệm với lãi suất tiền gửi đang sụt giảm. Quỹ này chủ yếu rót vốn phát triển phân khúc nhà thương mại cho thuê. Ngoài ra, tôi cũng có lời khuyên đến những người có tiền muốn mua nhà để ở, rằng không nên cân nhắc chờ đợi nhà giảm giá nhiều hơn nữa, mà nên với sự tư vấn pháp lý của các luật sư tìm mua loại nhà đã hoàn thiện cả nội ngoại thất có thể ở ngay. Lý do là mua bây giờ thì dễ chọn được nhà ưng ý, còn chờ lúc giá hạ đến đáy thì tuy bớt được một ít tiền nhưng lại phải cạnh tranh với rất nhiều người mua khác.

 

 

           

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o