» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81320753

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Nhận xét và đánh giá: Báo cáo ĐTM dự án cảng Lạch Huyện (Hải Phòng).[31/03/13]
Ưu điểm: Về hình thức báo cáo có kết cấu nội dung theo đúng hướng dẫn trong thông tư 26/2011. Trình bày sạch đẹp rõ ràng thành 2 tập : Báo cáo chinh và phụ lục, tuy quá dày.

NHẬN XÉT và ĐÁNH GIÁ

Báo cáo ĐTM dự án cảng Lạch Huyện (Hải Phòng)

GS. TSKH. Nguyễn Ngọc Lung

 

1.     Tóm tắt : Ưu khuyết điểm chinh của  báo cáo ĐTM (Đánh giá Tác động Môi trường) dự án CẢNG CỬA NGÕ QUỐC TẾ HẢI PHÒNG

 

Ưu điểm:

        -  Về hình thức báo cáo có kết cấu nội dung theo đúng hướng dẫn trong thông tư 26/2011. Trình bày sạch đẹp rõ ràng thành 2 tập : Báo cáo chinh và phụ lục, tuy quá dày.

        -  Về nội dung. Việc điều tra thu thập tài liệu số liệu ban đầu tốt. Các số liệu về quan trắc môi trường, tài nguyên đa dạng sinh học,… đều trình bày phương pháp, địa điểm đại diện, do đó số liệu đo đạc quan sát là đáng tin cậy, chi tiết

 

Khuyết điểm:

      Có nhiều thiếu sót trong từng chương, nhưng tôi chỉ tóm tắt các đánh giá về tính không khả thi của dự án trên quan điểm đầu tư và tác động môi trường.

 

  1. Các nhận xét

 

2.1. Cần giải thích một vài thông tin về dự án đầu tư :

-                      Công trình Cảng cửa ngõ Lạch Huyện đươc bộ Giao thông vận tải phê duyệt theo QĐ 3793/QĐ-BGTVT ngày 22/12/2008, với tổng mức đầu tư kinh phí (số chẵn) là 7.600 tỷ VNĐ . Bộ TN-MT phê duyệt báo cáo ĐTM tại quyết định số  2231/QĐ-BTNMT ngayf31/10/2008.  

Nhưng từ đó, công trình chưa  thực hiện, mà đợi đến 2011 mới xin điều chỉnh theo phương án hiện nay thành cảng cửa ngõ Quốc tế Hải phòng, giai đoạn khởi động , với tổng mức đầu tư là 25.200 tỷ VNĐ. Khi gấp 3,3 lần tiền thì không gọi là điều chỉnh được, đặc biệt là lại mới ở giai đoạn khởi động.

Vậy sau giai đoạn khởi động sẽ còn các giai đoạn nào, sẽ tốn kém bao nhiêu tiền và bao nhiêu thời gian nữa để Hải Phòng đón các tàu  5-10 vạn tấn vào cảng, chưa kể bất kỳ công trình nào của Viêtnam cũng phát sinh tăng đầu tư, tăng thời gian (gấp rưỡi, gấp đôi so với phê duyệt), đã trở thành thường lệ.

Một sức ép của dư luận xã hội qua mạng đối với tôi (và tất nhiên cả các uỷ viên khác) mà nếu chủ đầu tư trả lời được thì rất tốt, vì giải toả được các nghi ngờ về cửa quyền và tham nhũng , đó là :

-                      Tách phần xây dựng cầu đường thành dự án khác, tách giai đoạn đầu thành dự án khởi động như hiện nay, thì quy mô dự án (dù tới 1,2 tỷ dollars Mỹ) vẫn không cần báo cáo quốc hội, không cần thủ tướng chính phủ phê duyệt ? .

-                      Vì sao 1 dự án lớn, chuyên môn sâu, mà lại không phải đấu thầu, nhất là thầu quốc tế thì mới chọn được nhà thầu giỏi, mới tiết kiệm được tiền, rút ngắn được thời gian ? 

-                      Thuê người cho vay tiền (Nhật Bản) khảo sát, thiết kế, dự toán thì có sợ đội giá lên không ? sao không thuê thêm 1 đối tác trong nước để đối chứng ?

 

2.2. Nạo vét, đổ thải là vấn đề tác động môi trường lớn nhất

+  Đổ 38 triệu m3 bùn cát nạo vét ra biển là phương án không dễ gì kiểm soát được tác động mội trường.

-  Thành phố Hải phòng có văn bản  2493/UBND-CT ngày  7/5/2012 thống nhất với Bộ GTVT đổ bùn cát nạo vét ra biển (mà trước đó UBND thành phố muốn đổ lên bờ) do công văn của cục Hàng Hải VN ngày 3/4/2012 đã “kính đề nghị UB xem xét cho ý kiến chấp thuận” để có cơ sở xây dựng báo cáo ĐTM.

-   Thế nhưng ngay sau đó Thành phố có công văn 7554/UBND-MT ngày 6/11/2012 rất lo ngại việc đổ bùn thải này với các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và tràn dầu chưa cao sẽ ảnh hưởng tới các khu di sản thiên nhiên thế giới, VQG, khu bảo tồn biển đang hoạt động và trong tương lai gần Cát Bà- Long Châu.

+  Kỳ họp kỹ thuật của Hội đồng ĐTM ngày 15/10/2012 tôi có 2 câu hổi, câu hỏi 1 là đề nghị làm rõ thành phần 38 triệu m3 bùn cát nạo vét, ngoài tỷ lệ cát, sét, theo kích thước hạt, thì phải biết  bùn, chất hữu cơ, kể cả các chất ô nhiễm, độc hại, kim loại nặng, tích tụ đã trên một thế kỷ của nước thải một thành phố công nghiệp lớn. Song giải trình lần này vẫn không khảo sát thêm được gì , mà chỉ được chủ đầu tư cho là không phải chất thải.

     Câu hỏi  2 của tôi là thành phần ĐDSH  và giá trị các hệ sinh thái, tài nguyên thuỷ sản của ngư dân tại nơi chỉ định đổ phế thải ngoài biển, để xem xét sự hy sinh có lớn lao hay không ? . Nhưng, Giải trình  cũng không thỏa mãn vì không có số liệu điều tra thêm, mà bản giải trình chỉ là chỉ dẫn xem số liệu khảo sát ban đầu tại các điểm  phân bố rất thưa trên vùng dự án  mà lúc đó chưa chỉ định nơi đổ thải sau này.

+  Chủ đầu tư và tư vấn đã cố gắng chứng minh phương án đổ thải ra biển là tốt nhất về 3 mặt sau đây :

   Công cụ sử dung (3 loại máy) là phù hợp nhất.

   Thời gian là ngắn nhất (1/2-2/3 so với đổ bờNam đảo)

   Giá thành rẻ nhất (1/2-2/3 so với đổ trên bờ bờ)

        Nhưng có ba vấn đề đặt ra là : 1) Tính toán  của Công ty Sơn Trường là đổ thải lên bờ chỉ tiêu hết 6 nghìn tỷ VNĐ (50% chi phí so với dổ ra biển)

2) 50 trang báo cáo ĐTM (từ 235-285) diễn giải cac mô hình toán dự báo khuếch tán các thành phần lửng lơ đổ thải ra biển có xâm hại các di tích giá trị xung quanh như Vườn Quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển Cát bà, Khu du lịch Đồ Sơn, Long Châu hay không, nhiều hay ít thì các mô hình dự báo khuếch tán bùn đổ ra biển có đầu vào từ số liệu khí tượng thuỷ văn trong giai đoạn BĐKH còn cần tranh luận.

3) Giải pháp nào giám sát khối lượng đổ thải ra biển? Tại sao không trình bày đầy đủ trong chương giám sát, và giảm thiểu tác động ?

-  Chính vì thế trong Chương kết luận của báo cáo ĐTM phải thừa nhận ”phương án nạo vét đổ thải ra biển  này chưa có căn cứ pháp lý. Tác động môi trường của phương án đổ ra biển là chưa chính thức, song lại không đánh giá các phương án đổ bờ khác để  so sánh lựa chọn ..

-  Chưa tính đến diện tích đổ bờ Nam Cát hải hoặc Đình Vũ chỉ cần lấp độ sâu 2m, hay sâu 3m nước biển, sẽ tạo ra một diện tích đất 19 triệu m2 hoặc 12 triệu m2 (19-13 nghìn Ha đất  để di dân, tái định cư, sản xuất, trông rừng ngập mặn phòng hộ. lớn hơn diện tích 1 quận nội thành như quận Lê Chân, quân Ngô Quyền .Chưa nói đến giá trị đất đai bằng tiền của 1 nước nghèo đang suy thoái .

 

3.     Kết luận 

      Phần lớn các câu hỏi tồn đọng, các yêu cầu chỉnh sửa của hội đồng vẫn chưa được thoả mãn, măc dù chủ đầu tư và tư vấn đã thiện chí, cố gắng , nhưng thời gian ½ tháng không đủ điều kiện điều tra bổ sung, tính toán kiểm chứng, chỉnh sủa các giải pháp giảm thiểu tác động, và kế hoạch giám sát… kể cả các kết luận chưa thật đầy đủ.

Mặc dù hội đồng đã bỏ phiếu thông qua từ phiên họp trước,  Tôi đề nghị các tồn tại này đưa vào phần cam kết bảo vệ môi trường để thuận lợi cho việc giám sát, điều chỉnh sau này và đạt rõ trách nhiệm lâu dài của chủ đầu tư.

                                                                                                         

                                                                                                  Hà Nội 06-02-2013.

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o