» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81293793

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Điện hạt nhân Ninh Thuận.[04/07/12]
Ngày 4/10/2011, tại Hà Nội, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đã tiếp và làm việc với Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA), Giáo sư Yukiya Amano và các chuyên gia cao cấp của IAEA.

ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN (3)

 

Đặng Thanh Bình – Phan Thị Hoàn

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ

 

(tiếp theo & hết)

3. Sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng Quốc tế

* Ngày 4/10/2011, tại Hà Nội, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đã tiếp và làm việc với Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA), Giáo sư Yukiya Amano và các chuyên gia cao cấp của IAEA.

Tại buổi làm việc, Giáo sư Yukiya Amano khẳng định: Một trong những ưu tiên cao nhất hiện nay của IAEA từ sau sự cố điện hạt nhân ở Nhật Bản hồi tháng 3 vừa qua là vấn đề bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân ở mức độ cao nhất. IAEA có trách nhiệm giúp đỡ các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam, phát triển lĩnh vực ứng dụng hạt nhân ở mức an toàn nhất. IAEA luôn coi Việt Nam là nước trọng tâm trong mối quan hệ song phương với các quốc gia thành viên. Giáo sư Yukiya Amano cũng đánh giá cao bước thành công khởi đầu của Việt Nam trong việc triển khai Chương trình phát triển điện hạt nhân.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tiếp Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano.

Ảnh: TTXVN

  

* Ngày 28/9/2011, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức lễ ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn lập hồ sơ phê duyệt địa điểm cho Dự án đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 với Công ty Điện nguyên tử Nhật Bản (JAPC) tại Hà Nội.

Lễ ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn - Ảnh Chinhphu.vn

Theo hợp đồng, JAPC sẽ thực hiện dịch vụ tư vấn trong vòng 18 tháng. Chi phí thực hiện dịch vụ tư vấn này do Chính phủ Nhật Bản tài trợ với tổng giá trị khoảng 2 tỷ Yên (tương đương 552 tỷ đồng) do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản trực tiếp giải ngân.

* Ngày 21/11/2011, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh tư vấn- gồm Công ty cổ phần mở “E4 Group” – Liên bang Nga, Công ty cổ phần mở “Viện Nghiên cứu khoa học và thiết kế Kiev “Energoproject” (JSC KIEP) và Công ty “Energo Project Technology” (LLC EPT), đã ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn lập Hồ sơ phê duyệt địa điểm và Dự án đầu tư Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 của Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận trong vòng 18 tháng.

Chi phí thực hiện dịch vụ tư vấn này do Chính phủ Liên bang Nga tài trợ.

Mô hình nhà máy điện hạt nhân đầu tiên do Nga xây dựng.

 Ảnh: VnExpress.net

* Trong khoảng thời gian từ cuối tháng 8 năm 2011 đến trung tuần tháng 2 năm 2012, Hiệp hội thời tiết Nhật Bản (JWA) kết hợp với Đài Khí tượng cao không và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, tiến hành 4 đợt khảo sát các yếu tố khí tượng cao không, nhằm phục vụ cho dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2. Vị trí đặt Trạm quan trắc khảo sát tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận.

Đoàn  khảo sát khí tượng cao không

(Tác giả Đặng Thanh Bình thứ 3 từ phải qua)

  

Thay cho lời kết

Theo phân tích của nhà khoa học, chúng ta có thể nhận thức được rằng; bất cứ một quốc gia nào cũng cần có điện. Điện là một dạng năng lượng dễ chuyển đổi nhất và được sử dụng nhiều nhất. Hầu hết các dạng năng lượng khác đều có thể biến ra điện và ngược lại. Cơ năng của dòng nước (đập thủy điện, sóng biển), của làn gió; nhiệt năng của than, dầu, khí, địa nhiệt, uranium sẽ làm nước biến thành hơi khi đi qua tua bin sẽ làm quay rôto phát ra điện. Ánh sáng mặt trời được biến đổi trực tiếp thành điện năng. Ngược lại, điện năng sẽ biến thành ánh sáng, thành cơ năng chạy các môtơ điện, thành nhiệt năng để đun nấu, điều hòa nhiệt độ và không khí… Công dụng của điện năng rất nhiều. Điện năng có thể truyền tải đi rất xa, tới những vùng sâu vùng hẻo lánh với một phí tổn nhỏ hơn rất nhiều so với việc chuyên chở các dạng năng lượng khác. Điện cung cấp cho các khu công nghiệp, cho tất cả các thiết bị điện tử và máy móc. Điện là nguồn sống, là năng lượng của nền kinh tế, là niềm vui trong cuộc sống văn minh hôm nay.

Trong khi đó, đối với nền Kinh tế Xanh, nhân tố môi trường có khả năng tạo ra tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội. Ngoài ra, khi mà sinh kế của một bộ phận người dân có mức sống dưới mức nghèo khổ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, hơn nữa họ là những đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai cũng như sự biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi sang nền Kinh tế Xanh cũng góp phấn cải thiện sự công bằng xã hội, và có thể được xem như là một hướng đi tốt để phát triển bền vững. Cách thức để áp dụng mô hình Kinh tế Xanh đối với một quốc gia phát triển hoặc đang phát triển có thể rất khác nhau; điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chắng hạn như đặc điểm địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực con người - xã hội và giai đoạn phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những nguyên tắc quan trọng bao gồm đảm bảo phúc lợi cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những rủi ro cho môi trường và hệ sinh thái thì vẫn luôn luôn không thay đổi.

Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin được trích lời bình luận của Nhà kinh tế Jeffrey Sachs - Giám đốc Viện Trái đất tại Hoa kỳ: Những dự án phát triển năng lượng tái sinh hoặc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trên thế giới sẽ không đủ lớn để ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu. “Thế giới không còn lựa chọn nào khác ngoài năng lượng hạt nhân vì mối đe dọa của biến đổi khí hậu đã tăng tới mức quá nghiêm trọng”. Như vậy có thể nói sự ra đời của Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, một dự án đã được hội tụ cả điều kiện cần và đủ; vừa đem lại giá trị kinh tế cao cho xã hội, thúc đẩy nhanh chiến lược xoá đói giảm ngèo và vừa đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững, giảm thiểu biến đổi khí hậu. Một dự án đã đạt tới sự chín muồi của các yếu tố tạo nên sự thành công “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”; một dự án xanh của ý Đảng, lòng dân; được sự đồng thuận của các nhà khoa học trong và ngoài nước, cũng như sự giúp đỡ chí tình của cộng đồng Quốc tế. Và trong một tương lai không xa Ninh Thuận trở thành điểm đến của Việt Nam!

 

Tài liệu tham khảo

1. http://dangcongsan.vn/cpv/index.html

2. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/trangchu

3. http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=414

4. http://www.most.gov.vn/

5. http://www.moit.gov.vn/web/guest/home?timestamp=1336258105750

6. http://dienhatnhan.com.vn/index.aspx

7. http://news.vnanet.vn/webdichvu/vi-VN/1/Default.aspx

8. http://baoninhthuan.com.vn/home.htm

9. http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/home

10. /web/default.aspx

11. http://www.tinmoitruong.vn/

12. http://www.hunre.edu.vn/hunre/vn/portal/index.jsp

13. http://www.kyuden.co.jp/genkai_outline_index.html

14. http://www.dailymail.co.uk/ 

15. http://www.wmo.int/pages/index_en.html

16. http://www.unep.org/ 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o