» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81295552

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Điện hạt nhân Ninh Thuận (2).[25/06/12]
Theo ông Trần Văn Luyến - Tiến sĩ chuyên ngành Vật lý hạt nhân và nguyên tử, Trưởng Văn phòng đại diện của Ban chuẩn bị đầu tư Dự án điện hạt nhân và năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận: Chúng ta hãy xét ở khía cạnh cực đoan nhất và so sánh tất cả các ảnh hưởng của của các dạng năng lượng khác nhau tới môi trường.

ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN (2)

 

Đặng Thanh Bình – Phan Thị Hoàn

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ

 

(tiếp theo)

2. Sự đồng thuận của nhà khoa học


 
2.1. Xét về yếu tố môi trường bền vững

Theo ông Trần Văn Luyến - Tiến sĩ chuyên ngành Vật lý hạt nhân và nguyên tử, Trưởng Văn phòng đại diện của Ban chuẩn bị đầu tư Dự án điện hạt nhân và năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận: Chúng ta hãy xét ở khía cạnh cực đoan nhất và so sánh tất cả các ảnh hưởng của của các dạng năng lượng khác nhau tới môi trường.

* Điện hạt nhân không gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu toàn cầu

Điện hạt nhân và thủy điện cùng với các dạng năng lượng tái tạo khác như điện mặt trời, điện gió, địa nhiệt có lượng phát thải CO2 tính theo 1 kWh rất bé (hình 1). Trong khi đó nhiệt điện (than, dầu, khí, khí hỗn hợp, tuốcbin khí) đóng góp vào sự phát thải CO2 lớn nhất và là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính. Chỉ tính trong năm 2004 tổng lượng phát thải khí CO2 là 8315 triệu tấn (hình 2).

So sánh lượng thải CO2 theo các dạng nguồn năng lượng khác nhau.
Nguồn: wikipedia.

 

Khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, ngoài CO2 còn có các chất thải khác là SOx, NOx, CO, kim loại nặng và độc và các nguyên tố phóng xạ là uranium(U) và thorium (Th). Theo các tác giả: W. M. Al-Areqi, A. Ab. Majid, and S. Sarmani, [The Malaysian J. of Analytical Sciences, Vol 12, No 2 (2008): 375 – 379] hàm lượng U, Th và các kim loại nặng và độc tố như As, Ba trong than khoảng vài phần triệu (10-6). Như vậy khi đốt cháy 100 triệu tấn than các nhà máy điện chạy than thải ra hàng vài trăm tấn chất phóng xạ và các kim loại nặng độc. Chúng có mặt trong bụi tro bay của nhà máy và reo rắc vào khí quyển sau đó lắng đọng theo sự khuyếch tán của bụi than. Ngoài ra chúng còn tồn đọng ở xỉ than, và với thói quen dùng gạch xỉ than để xây dựng vô hình dung con người lại mang phóng xạ và các độc tố vào trong nhà.

Mật độ bụi trong không là một tiêu chuẩn của không khí sạch, nhiều thành phố trên thế giới có mật độ bụi cao gấp nhiều lần quy chuẩn 30mg/m3 (hình 2), nguyên do là khói bụi của các nhà máy nhiệt điện thải ra cộng thêm bụi khí thải từ động cơ sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Phát thải CO2 và mật độ bụi trên thế giới. Nguồn: wikipedia.

  

Theo báo cáo Report #:DOE/EIA-0484(2008) lượng than giao dịch trên thế giới năm 2006 khoảng 1754 triệu tấn. Nếu cả thế giới đốt hết số than này than này để làm ra điện, lượng CO2 thoát ra theo phản ứng: C + O2 => CO2 + Q (nhiệt) sẽ là hơn 240 tỷ tấn, một con số kinh khủng gấp 30 lần con số trong hình 2. Khí CO2 là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Băng hai cực và Tây Tạng sẽ tan, nước biển sẽ dâng lên. Theo một kịch bản chưa cực đoan nhất, khi nước biển dâng lên 1m thì Việt Nam sẽ mất 15% diện tích ven bờ biển Đông, năm thành phố lớn: Hải Phòng, Đà nẵng, Nha Trang, Tp-Hồ Chí Minh và Cần Thơ sẽ ngập chìm trong nước biển, khoảng ¼ dân số mất nhà cửa và tài sản. Đấy có phải là thảm họa không?.

Và mới đây nhất, vào ngày 30/4/2012, theo Theo Dailymail công bố các trang trại gió làm cho biến đổi khí hậu tồi tệ hơn: Qua một nghiên cứu đã chỉ ra, tua-bin gió có thể làm nóng khí hậu tại địa phương tăng lên  nhanh hơn mười lần so với tỷ lệ tự nhiên. Các nhà nghiên cứu đã được tìm thấy,  xung quanh bốn trong số các trang trại gió lớn nhất thế giới, nhiệt độ không khí đã tăng lên đến 0.720C trong một thập kỷ. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình của Trái đất đã ấm lên chỉ 0.80C kể từ năm 1900.

* Phóng xạ và bức xạ tạo ra từ điện hạt nhân đâu có nguy hiểm như người ta tưởng?

Tác dụng của bức xạ được tính theo liều hiệu dụng trung bình hàng năm. Đây là tổng liều bức xạ mà con người nhận được từ tất cả các nguồn có trong tự nhiên và nhân tạo có tính đến sự tương quan đối với mỗi loại bức xạ và năng lượng của các tia gamma khác nhau (hình 3).

Mối nguy hiểm bức xạ. Nguồn: nuclearfaq.ca.

 

Trong hình này, Radon là mối nguy hiểm lớn nhất. Radon là con cháu của các họ đồng vị phóng xạ trong tự nhiên, chúng có mặt khắp nơi vì:

a. Chúng là một thành phần trong các chuỗi phóng xạ tự nhiên.

b. Chúng là khí trơ nên tồn tại độc lập, không gắn kết, liên kết với bất kì chất nào để tạo thành hợp chất (nên rất khó bắt giữ bằng các phản ứng hóa học).

c. Chúng đi vào cơ thể qua đường hô hấp, và

d. Phát bức xạ hạt alpha có thể tác động nên tế bào phế nang gây ra ung thư phổi.

* Nếu phát triển điện hạt nhân, tài nguyên sẽ được lưu giữ cho con cháu.

Điện hạt nhân chiếm rất ít diện tích xây dựng và hoạt động. Toàn bộ nhà máy có cùng công suất 1000 MWe kể cả vùng cách ly chỉ khoảng 1000 hecta so với hàng trăm km2 hồ đập của thủy điện và hàng trăm ngàn hecta cánh đồng gió của phong điện hay của điện mặt trời. Nếu ta dùng điện hạt nhân vào thời điểm này, nhiên liệu và nguyên liệu hóa thạch sẽ được để dành cho mai sau. Nên nhớ rằng, Mỹ và Trung Quốc nhập dầu mỏ và than một phần dùng, một phần tích trữ, giảm việc khai thác ở trong nước, để dành tài nguyên. Nếu ta khai thác cạn kiệt vật liệu hóa thạch hiện nay để sản xuất điện thì không những môi trường chúng ta ngày càng ô nhiễm mà con cháu ta lấy gì dùng trong tương lai.?

* Và xét tới vấn đề chất thải, sự cố

Những người phản bác điện hạt nhân cho rằng nếu bị sự cố hạt nhân thì thảm họa sẽ xảy ra cho môi trường vì chúng ta đã có một vài bài học đắt giá trong quá khứ. Luận điểm này đúng và đã thu được sự đồng thuận từ những người chưa đủ thông tin.

Các dạngchất thải từ các nguồn năng lượng khác nhau. Nguồn: iaea.org.

 

 

+ Trước hết nói về chất thải:

Theo hình 4 các loại hình phát điện khác sinh ra rất nhiều dạng chất thải khác nhau, điện hạt nhân chỉ sinh ra các chất phóng xạ. Phải chăng các chất thải khác không làm ảnh hưởng tới môi trường, có dạng năng lượng còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, hủy hoại tài nguyên sinh vật (thủy điện), gây ra chất thải kim loại nặng (điện mặt trời) và có sóng hạ âm ảnh hưởng tới sức khỏe (điện gió). Chúng gây mưa axít, phá thủng tầng ôzôn, tạo bệnh bụi phổi, gây ung thư…Nói thêm về thủy điện, môi trường sinh thái bị thay đổi và nếu xảy ra vỡ đập, thảm họa có xảy ra không?. Tất cả những điều đó không đáng để cho chúng ta lo ngại sao?.Các chất phóng xạ quả là đáng ngại, nhất là chúng ta đã có các bài học về các sự cố hạt nhân trong quá khứ. Chúng phải được kiểm soát chặt chẽ và được lưu giữ an toàn theo các quy phạm, quy trình và quy định nghiêm ngặt, hạn chế tối đa sự tác động do các nguyên nhân chủ quan và khách quan có thể dẫn tới sự cố.

+ Dĩ nhiên nếu có sự cố:  

Thoát thải chất phóng xạ hoạt độ cao ra môi trường sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Đây cũng là lý do mà nhiều quốc gia chần chừ thậm chí cho ngừng các dự án điện hạt nhân vào thời điểm những năm 1990 của thế kỷ trước. Vấn đề bây giờ đã khác. Ngay cả ông chủ tịch của tổ chức hòa bình xanh trước đây kịch liệt phê phán và phản bác điện hạt nhân, bây giờ cũng đã thay đổi quan điểm. Các nước Bắc Âu và Cộng hòa liên bang Đức, đang xem xét lại việc tiếp tục triển khai các dự án điện hạt nhân (BBC.com, tháng 3 năm 2009).

Nếu là sự cố, các dạng năng lượng khác không tiềm ẩn sự cố? Động đất làm vỡ đập thủy điện còn gây ra thảm họa lớn hơn nhiều so với tai nạn hạt nhân. Nổ các đường ống dẫn dầu, ống dẫn khí, tràn dầu ra biển và sông, sập các hầm lò khai thác than, đó không phải là sự cố môi trường?

2.1. Với điện hạt nhân, an toàn phải được đưa lên hàng đầu

* An toàn với sự cố do động đất và sóng thần

Sau khi xảy ra sự cố điện tại Nhật Bản do động đất và sóng thần, Bộ Khoa học và công nghệ, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã yêu cầu 2 đơn vị là Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cùng Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân Hà Nội tổ chức quan trắc phóng xạ môi trường tại 2 trạm quốc gia do 2 đơn vị này quản lý.

Tiến sĩ Trần Văn Luyến cho biết: Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận từng xảy ra động đất mạnh 6,8 độ Richter ở khu vực Tây Bắc; 6,1 độ Richter ở ngoài khơi trên thềm lục địa Đông Nam; và chấn động 3,4 độ Richter tại Ninh Thuận. Hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận sẽ được thiết kế ở mức dự phòng cao hơn từ 15 đến 30% so với mức độ động đất cao nhất đã từng xảy ra ở Việt Nam. Đối với sóng thần, mặc dù trong lịch sử mức sóng cao nhất ghi nhận được ở Ninh Thuận là 8 m, nhưng các đê chắn sóng của 2 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã được thiết kế cao 15m.

* Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận được xây dựng bằng công nghệ tiên tiến

+ Các thế hệ lò phản ứng hạt nhân

Bắt đầu từ những năm 2000 trở lại đây, các NMĐHN được phân loại thành các thế hệ :

- Thế hệ  I: Các lò phản ứng nguyên mẫu (prototypes),

- Thế hệ II: Các NMĐHN đã xây dựng và đang vận hành,

- Thế hệ III và III+ : Các lò phản ứng tiên tiến,

- Thế hệ lò phản ứng tiếp theo - thế hệ IV.

(Các thế hệ III, III+ và IV kế thừa các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của các thế hệ trước)

 

 

+ Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận được xây dựng bằng những tổ máy thuộc thế hệ tiên tiến 3+ sẽ khắc phục những nhược điểm tổ máy thế hệ 2 thuộc nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản). Ông Petr G. Shchedrovitsky, cố vấn Tổng Giám đốc Tập đoàn Rosatom, tập đoàn về năng lượng nguyên tử của Nga, khẳng định như vậy trong buổi họp báo về quan hệ Việt Nga trong lĩnh vực nguyên tử ngày 8/2/2012.

 

            (còn nữa)

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o