» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81293931

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Điện hạt nhân Ninh Thuận (1).[18/06/12]
Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Kinh tế Xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Nói một cách đơn giản, nền Kinh tế Xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội.

ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN (1)

 

Đặng Thanh Bình – Phan Thị Hoàn

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ

 

Lời mở đầu

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Kinh tế Xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Nói một cách đơn giản, nền Kinh tế Xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội. Trong nền Kinh tế Xanh, sự tăng trưởng về thu nhập và việc làm thông qua việc đầu tư của Nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế làm giảm phát thải cacbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái. Sự đầu tư đó cũng cần chú ý tới nhóm người nghèo, bởi sinh kế và an sinh của họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên; bên cạnh đó họ là những đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai cũng như sự biến đổi khí hậu. Kinh tế Xanh phải là nền kinh tế con người là trung tâm trong đó các chính sách tạo ra các nguồn lực mới về tăng trưởng kinh tế bền vững và bình đẳng. Thúc đẩy nền Kinh tế Xanh và cải tổ quản lý môi trường là hai nhân tố căn bản đảm bảo tiến trình phát triển bền vững của mỗi nước nói riêng và trên phạm vi toàn cầu nói chung.

Chuyển đổi sang nền Kinh tế Xanh có thể là một động lực quan trọng trong nỗ lực này. Thay vì bị coi như là nơi hấp thụ chất thải tạo ra bởi các hoạt động kinh tế một cách thụ động, thì trong nền Kinh tế Xanh môi trường được xem là nhân tố có tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện chuỗi giá trị, đem lại sự ổn định và thịnh vượng lâu dài. Nói cách khác, nhân tố môi trường thực sự đóng vai trò như là chất xúc tác cho tăng trưởng và đổi mới trong nền Kinh tế Xanh. Trong bối cảnh này Việt Nam có một số lý do để có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân gồm: Các nguồn năng lượng hóa thạch cũng như thủy điện trong nước cũng như trên thế giới đang cạn kiệt; nhu cầu năng lượng của Việt Nam hiện tại và tương lai ở tình trạng thiếu; năng lượng hạt nhân hiện nay đã đảm bảo tính an toàn cao và hiệu quả kinh tế cũng cao; điện hạt nhân giảm được khí thải nhà kính, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu. Và như vậy, Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, một dự án xanh của ý Đảng, lòng dân đã ra đời; được sự đồng thuận của các nhà khoa học trong và ngoài nước, cũng như sự giúp đỡ chí tình của cộng đồng Quốc tế.

1. Dự án của ý Đảng, lòng dân

1.1. Dự án của ý Đảng

Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, ngày ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010; đã chú trọng: “Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản; may mặc, giày dép, đồ nhựa, đồ gỗ gia dụng; cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị điện, thiết bị xây dựng, máy nông nghiệp, phương tiện giao thông, sản xuất và lắp ráp cơ - điện tử; công nghiệp bổ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm. Nâng tỉ trọng sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã qua chế biến. Chú trọng phát triển công nghiệp năng lượng đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng; công nghiệp vật liệu và công nghệ tiết kiệm nguyên vật liệu; công nghiệp dược và các chế phẩm sinh học; công nghiệp bảo vệ môi trường.”.

Vào ngày 03 tháng 06 năm 2008, tại kỳ họp lần thứ 3 của quốc hội khóa XII Luật năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 đã được ban hành; Luật này quy định về các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó. Và Nghị quyết số 41/2009/NQ-QH12 ngày 25/11/2009 về chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận ; Quyết định chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy có 2 tổ máy để cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước và tỉnh Ninh Thuận. Địa điểm xây dựng: Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, trong Văn kiện Đại hội Đảng khoá XI ; đã định hướng: “Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; phát triển kinh tế tri thức. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh.” Và nhấn mạnh cụ thể: “... Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu.”.

Như trong Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/1/2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Với mục tiêu: “Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư giải quyết cơ bản những tắc nghẽn, quá tải, bức xúc và từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối đồng bộ với một số công trình hiện đại, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững, tăng cường hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới, thu hẹp khoảng cách vùng, miền và nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, đáp ứng yêu cầu nước ta cơ bản đạt được quy mô và trình độ của nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.”. Về phần định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, có mục định hướng phát triển hạ tầng cung cấp điện; Đảng ta đã chỉ rõ: Tập trung đầu tư phát triển các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I và Ninh Thuận II, bảo đảm đến năm 2020, đưa tổ máy điện hạt nhân đầu tiên vào vận hành, đến năm 2030, nguồn điện hạt nhân có tổng công suất 10.700 MW.”.

“Trọng tâm phát triển công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến là động lực để tăng trưởng bứt phá kinh tế của tỉnh và chuyển dịch cơ cấu sản xuất; đưa giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 26-27%.”. (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 – 2015). Và Đại hội thống nhất cần triển khai thực hiện tốt các nhóm giải pháp chủ yếu,  trong đó có: “Tăng cường ứng dụng khoa học-công nghệ, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững: Hợp tác liên kết với tổ chức khoa học có uy tín trong nước và ngoài nước để nghiên cứu chuyên sâu và chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất, hội nhập kinh tế quốc tế các lĩnh vực năng lượng, giống cây trồng vật nuôi theo công nghệ sạch, nghiên cứu công nghệ mới thân thiện môi trường, sản phẩm sạch. Phát huy vai trò của các viện nghiên cứu hiện có trên địa bàn.”

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm địa điểm xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân

tại thôn Vĩnh Trường (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam). Ảnh: NTO

 

1.2. Dự án của lòng dân

* Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân cả nước đã thông qua

Sáng 25/11/2009, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua với đa số phiếu tán thành Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận nêu rõ: Quyết định chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy có 2 tổ máy để cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước và tỉnh Ninh Thuận.

Địa điểm xây dựng, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Diện tích đất xây dựng sử dụng hợp lý và tiết kiệm diện tích nhất.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua

dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Ảnh: TTXVN

 

 

Hai nhà máy của dự án với công suất trên 4.000 MW, phù hợp với công nghệ và thế hệ lò được chọn; công suất nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 khoảng 2.000 MW; công suất nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 khoảng 2.000 MW. Tổng mức đầu tư dự toán của dự án này khoảng 200.000 tỷ đồng tại thời điểm lập dự án vào quý IV năm 2008.

Nhà máy điện hạt nhân sử dụng công nghệ lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò điện đại nhất, đã được kiểm chứng, bảo đảm tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư. Thời gian khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020. Căn cứ vào tình hình chuẩn bị, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định thời điểm khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

* Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trực tiếp tham quan, kiến tập

Đoàn Đại biểu HĐND tỉnh tham quan

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Ảnh: NTO

 

Từ ngày 26 đến 28/10/2011, Ban Quản lý Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận tổ chức cho gần 20 đại biểu HĐND tỉnh Ninh Thuận (khóa IX) tham quan, kiến tập tại Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Các đại biểu được nghe các chuyên gia đầu ngành giới thiệu về lịch sử hình thành, các nguyên lý cơ bản, mục tiêu hoạt động của lò, các thông số cơ bản cũng như đặc điểm vận hành kể từ khi lò được xây dựng và đi vào vận hành đến nay; phân tích nguyên nhân dẫn đến sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Các đại biểu còn được chứng thực tại phòng điều khiển, hệ thống tải nhiệt, tháp làm mát, các nhà phụ trợ, kho chứa nhiên liệu và bãi thải; tham quan Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp; trao đổi trực tiếp với lãnh đạo viện, các chuyên gia đầu ngành về điện hạt nhân.

* Ý nguyện của đồng bào

Ba mươi lăm cuộc hội thảo lớn nhỏ được tổ chức cho hơn 4000 người dân tham dự mà ban chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương đã thực hiện trong năm 2009. Thành phần đại biểu của các cuộc hội thảo này bao gồm: Các chức sắc tôn giáo của 7 đạo (Thiên chúa, Phật, Bà la môn, Islam, Bà ni, Cao đài, Tin lành), trí thức các dân tộc, cựu chíến binh và cán bộ hưu trí cách mạng lão thành, lực lượng vũ trang, nhà giáo sinh viên học sinh, phụ nữ, thanh niên, hội đồng nhân dân, nhân dân hai huyện, hai xã và hai thôn vùng địa điểm dự án.

Nhận thức của nhân dân ngày một chuyển biến và chuyển biến rõ rệt qua từng cuộc hội thảo. Điều đó cho thấy vai trò hữu ích của việc cung cấp thông tin một cách trung thực và đầy đủ cũng như việc tranh luận công khai trong hội thảo. Khi lấy ý kiến của hội đồng nhân dân ba cấp (tỉnh, huyện và xã) ngày 18 tháng 10 và hội đồng nhân dân tỉnh họp bất thường ngày 23 tháng 10 năm 2009 cho thấy sự đồng thuận là 100%.

Người dân đến xem mặt bằng Quy hoạch

dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận.   Ảnh: TCCN

 

Tiếp xúc với bà con trong vùng dự án, được dự các cuộc hội thảo, đa số rất tin tưởng công nghệ tiên tiến hiện nay. Theo sự chỉ đạo phát triển điện hạt nhân trong chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020 do Thủ tướng ký ngày 3/1/2006, chúng ta sẽ chọn công nghệ hiện đại đã được kiểm chứng để đảm bảo độ an toàn. Với loại công nghệ này, xác suất xẩy ra sự cố nghiêm trọng làm hỏng vùng hoạt động của lò phản ứng hạt nhân là rất nhỏ. Hơn nữa, nếu sự cố xẩy ra thì tất cả các chất phóng xạ sẽ bị giam hãm trong nhà không thể phát tán ra bên ngoài. Trong điều kiện vận hành bình thường thì không ảnh hưởng tới con người và môi trường. Còn vấn đề xử lý chất phóng xạ sẽ áp dụng công nghệ hiện đại của nước ngoài, được nhập đồng bộ trong hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

* Bà con nhân dân được mắt thấy, tai nhe” về nhà máy điện hạt nhân

Được trực tiếp tham quan bên trong nhà máy ĐHN, các Trung tâm quan hệ công chúng, thăm hiện trường đang xây dựng nhà máy ĐHN, được đối thoại trực tiếp với các chuyên gia, đại diện người dân sống lân cận nhà máy, thấy được cảnh sống yên bình, phồn vinh của người dân thành phố bên cạnh nhà máy ĐHN và thực tế trên 50 ứng dụng ĐHN ở Nhật Bản đã đáp ứng được những lo toan, trăn trở của chính người dân Vĩnh Hải, Phước Dinh – vùng dự án được xây dựng nhà máy ĐHN của tỉnh ta. Những điều “mắt thấy, tai nghe” của các thành viên đại diện cho nhân dân và cán bộ trong vùng dự án sẽ là những tuyên truyền viên tích cực, “nói có sách, mách có chứng”, có tiếng nói thuyết phục cho chính người dân mình thấy được lợi ích trong tương lai của bản thân, quê hương đất nước – an tâm, an lòng, đồng thuận cao chủ trương xây dựng nhà máy ĐHN – tự hào khi trên mảnh đất quê hương có một dự án tầm cỡ quốc gia – tiếp tục hợp tác để dự án ĐHN sớm trở thành hiện thực, vì sự phát triển phồn vinh của tỉnh nhà, của cả nước.

       Đoàn đến thăm, tìm hiểu về ĐHN và chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo JAIF. Ảnh: NTO

 

Trong đoàn đại diện nhân dân địa phương đi thăm nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản, ông Nguyễn Thành Du - trưởng thôn Vĩnh Trường, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận - hồ hởi kể: “ Ở bển nhà máy sạch lắm, ít người làm. Tôi được đi cạnh các lò “hạt nhân” đang hoạt động mà có làm sao. Giáp nhà máy dân vẫn ở sinh hoạt bình thường. Được đi thăm quan, nhìn tận nơi, hiểu cặn kẽ tui về tuyên truyền trong xóm, bà con vui, quyết tâm ủng hộ chủ trương xây dựng nhà máy của Đảng và Chính phủ. Chỉ mong dự án sớm triển khai thôi”. Trong xóm của ông Du, được đi Nhật còn có già làng Nguyễn Văn Lậy, ông khen nhiều, chuyến đi là kỷ niệm đặc biệt, làm nông cả đời lại “xuất ngoại”, chuyện lạ trong xóm. Nhưng vui, nhà máy họ đẹp, nhiều khách du lịch tham quan nên dân quanh vùng sống khỏe. Tôi hỏi vui: Thế nhà máy xây dựng xong, bác sẽ làm gì? Ông trả lời ngay: Tôi sẽ làm dịch vụ cho khách!”.

Trung tâm nuôi trồng thủy sản - sử dụng nguồn nước độ cao do nhà máy

ĐHN Hamaoka cung cấp để sản xuất các loại cá, tôm, sò... giống

nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: NTO

 

Trong chuyến đi tham quan Viện NCHNĐL, chúng tôi có dịp gặp lại anh Võ Văn Bảy – người được xem là “già làng” của thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, một trong những thành viên được mời tham quan nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản vào cuối tháng bảy năm 2011. Anh nói: “ Được đi thăm nhà máy điện hạt nhân Hamaoka lớn nhất nước Nhật (cách thủ đô Tokyo khoảng 150 km về hướng Đông Nam) có tổng công suất 1.380 MW, hoạt động từ năm 2005, chúng tôi thấy nhịp sống của người dân Nhật đang sinh sống cách vành đai nhà máy này khoảng 500 mét diễn ra sôi động, sung túc; vườn tược cây trái được trồng rất xanh tốt. Sau chuyến tham quan ấy, tôi tiếp tục được Ban chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân và Năng lượng tái tạo mời tham quan Viện NCHNĐL. Qua thực tế, tận mắt chứng kiến lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, tiếp xúc với bà con sinh sống ven vành đai, tôi vững tin với thành tựu khoa học hiện đại cùng với phương thức quản lý, điều hành tốt, nhà máy điện hạt nhân sắp xây dựng tại Ninh Thuận chắc chắn bảo đảm tuyệt đối an toàn”.

* Đại diện uỷ ban nhân dân các cấp chia sẻ quan điểm

Như ông Nguyễn Văn Lâm – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hải cho biết, người dân địa phương hết sức đồng tình với chủ trương xây dựng Nhà máy điện hạt nhân số 2 tại xã. Các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện cũng đã giúp xã tìm được hai địa điểm dự kiến di dân tái định cư cách nơi cũ khoảng 1,5 km. Lãnh đạo xã cũng đã có phương án tổ chức cho bà con đến nơi tái định cư mới để tìm hiểu và qua đó quyết định chọn nơi định cư cho mình. Sau khi đi tham quan ở Nhật về, ông Lâm chia sẻ: “Nhật họ tái định cư hay lắm, nhà đổi nhà tốt hơn, đất canh tác được cấp đủ như trước, có hướng dẫn trồng cây gì, nuôi con gì, cho phù hợp với thổ dưỡng mới.”.

Theo ông Đỗ Hữu Nghị - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết: Cơ bản tỉnh sẽ chiều theo ý của bà con, xã Phước Dinh có nghề biển sẽ bố trí định cư sát biển, xã Vĩnh Hải trọng tâm là nông nghiệp sẽ bố trí nơi có đất, nước, để canh tác ổn định nghề, đời sống của bà con. Quyết tâm nơi ở mới của bà con sẽ tốt hơn nơi ở cũ, có đầy đủ cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường học, bệnh viên, chợ được xây dựng, đồng bộ ngay từ đầu. Khu dân cư sẽ có quy định thiết kế chuẩn. Còn nội thất điều kiện sử dụng sẽ tùy từng gia đình bố trí hợp với hoàn cảnh sinh hoạt riêng. Trước mắt, chúng tôi sẽ kiên quyết ngăn chặn sự chuyển nhượng, lấn chiếm, xây dựng trái phép làm méo mó, thiên lệch mất công bằng trong công việc đền bù, gây mất ổn định, lòng tin của nhân dân với Đảng, Chỉnh phủ. Hồi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết về thăm, bà con đã tỏ rõ quyết tâm ủng hộ dự án, đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích của mình. Chủ tịch cảm động cảm ơn bà con đã biết hy sinh lợi ích cục bộ vì lợi ích chung của toàn xã hội, phát triển của đất nước. 

Ông Đỗ Hữu Nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận

tiếp và làm việc với ngài Sueo Machi. Ảnh: NTO

            (còn nữa)

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o