» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81321771

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Lạm bàn về “Văn hóa trả lời”.[29/12/11]
Tại Hội thảo do Liên hiệp các Hội KH và KT VN ( VUSTA) tổ chức tại Hà Nội ngày 10/12/2011 về “ Đánh giá hoạt động tư vấn, phản biện và giám sát xã hội “, GS. Nguyễn An Lương Chủ tịch Hội khoa học kỷ thuật an toàn và vệ sinh lao động VN khi nói về hiệu quả công tác phản biện xã hội của giới trí thức đã bức xúc

LẠM BÀN VỀ VĂN HÓA TRẢ LỜI

 

Giả Kim Hùng

Chi hội Đập lớn & PT Nguồn nước  Miền Trung

 

 
Tại Hội thảo do Liên hiệp các Hội KH và KT VN ( VUSTA) tổ chức tại Hà Nội ngày 10/12/2011 về Đánh giá hoạt động tư vấn, phản biện và giám sát xã hội “, GS. Nguyễn An Lương Chủ tịch Hội khoa học kỷ thuật an toàn và vệ sinh lao động VN khi nói về hiệu quả công tác phản biện xã hội của giới trí thức đã bức xúc : “ rất ít kiến nghị và ý kiến đóng góp nhận được hồi đáp, GS. Lương tha thiết : “ chúng tôi mong muốn có VĂN HÓA TRẢ LỜI trong các cơ quan công quyền, ngắn gọn thôi cũng được…”. TS Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ VUSTA còn đề nghị “ VUSTA cần tham gia tích cực vào việc xây dựng văn hóa trả lời trong phản biện “.Đó là ở tầm vĩ mô của đất nước, có lẽ các cơ quan chức năng cần nhắc nhở việc trả lời  đó theo quy định và cũng là giữ gìn một nét văn hóa truyền thống của nhân dân ta “ có hỏi có đáp, có đi có lại, có nhận có cám ơn,…”. Còn với tôi – hội viên Hội Đập lớn & PT Nguồn nước  VN (VNCOLD), trong ĐỜI THƯỜNG đã nghỉ hưu, cũng có những bức xúc về VĂN HÓA TRẢ LỜI. Do quan hệ xã hội, đồng nghiệp, bạn bè  cũng cần giao lưu thăm hỏi hoặc thông tin, trao đổi các việc quan tâm  hoặc nhờ giúp đỡ việc riêng tư - bằng thư từ, email, hoặc tin nhắn ( để tiết kiệm và ít làm phiền nhất là với cấp trên hoặc đồng nghiệp đương nhiệm), rồi chờ đợi…, nhưng thường ít nhận được hồi âm – dù tôi cũng chỉ muốn nhận 2 chữ thôi, rằng “ đã nhận”, chưa cần thêm 2 tiếng “ cám ơn” chắc sẽ làm người gởi “ mát ruột “ hơn, ( trừ khi dùng điện thoại được hồi âm ngay!). Ai gởi đi đều muốn nhận hồi âm trước hết để xem thư, mail, tin nhắn… của mình có đến người nhận không hay đã bị lạc do bưu điện ( thư ) hoặc bị tắc nghẽn do mạng (mail, tin nhắn ) và sau nữa để hiểu ý  tứ của người mình trao đổi, thăm hỏi hoặc nhờ cậy giúp đỡ việc gì đó. Có lẽ vì quá bận không có thì giờ để “ trả lời dù ngắn gọn thôi “ như GS Lương mong muốn ? Các đồng nghiệp của tôi đã nghỉ như tôi hoặc đương nhiệm có lẽ không bận nhiều như các đồng nghiệp cấp trên  mà tôi vẫn thường nhận được “ trả lời” khi tôi gởi một tin gì đó. Như TS Hoàng Minh Dũng khi đương nhiệm Tổng GĐ HEC, cấp trên trực tiếp của tôi, tôi thường trao đổi qua tin nhắn ( không dám dùng điện thoại sợ làm mất thì giờ quý báu của anh ấy), bao giời cũng nhận được trả lời bằng tin nhắn hoặc gọi điện thoại. Như GS.TSKH. Phạm Hồng Giang, Chủ tịch VNCOLD, hiện là một Phó Chủ tịch Ủy hội Đập lớn thế giới (ICOLD), tôi thường thông tin qua email và cũng luôn được tin lại qua email,cả một lần anh ấy đang họp Ban Chấp hành ICOLD tại Paris. Như Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng tôi cũng chỉ nhắn tin nêu vài ý kiến nhỏ, bao giờ cũng được anh ấy nhắn tin ngắn gọn 3 hoặc 4 chữ “ Cám ơn anh “  hoặc “ Vâng,cám ơn anh”… Trên các trang Web khi nhận được một ý kiến phản hồi của bạn đọc về một tin, bài gì đó, đều được trả lời ngay bằng dòng chữ : “ đã nhận được…,cám ơn bạn.”. Hay như tại các Hội thảo khoa học thật sự nghiêm túc và đạt hiệu quả, tôi thấy người chủ trì đêu có lời cám ơn và nói lại trước một vài ý kiến phản biện của một diễn giả nào đó, như hội thảo  Lũ lụt miền Trung những năm gần đây-nguyên nhân và giải pháp” do Hội Thủy lợi VN tổ chức tại Quy Nhơn tháng 10/2011 với sự chủ trì của GS.TS. Vũ Trọng Hồng. Đó có là những nét “ văn hóa trả lời” như GS Lương đã đặt ra? Tôi không dám nghĩ là một số đồng nghiệp của tôi  không hoặc rất ít ‘ TRẢ LỜI ‘ là thiếu văn hóa, vì các Anh ấy đều có trình độ đại học trở lên. Có thể do các anh ấy chưa thông cảm nỗi bức xúc chờ đợi của người gởi hoặc người phản biện? Còn có thể còn do nhiều nguyên nhân khác, nhưng  dù sao cũng đã đến lúc cần khôi phục, giữ gìn và nêu cao truyền thống ‘VĂN HÓA TRẢ LỜI’ này trong ‘đời thường’ và nhất là trong hoạt động khoa học kỹ thuật, hoạt động phản biện xã hội. VNCOLD thông qua website www.vncold.vn   cũng nên tham gia tích cực vào việc xây dựng  văn hóa trả lời như TS. Chu Hảo đã dề xuất.

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o