» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81290374

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Lại nói về Tràm Chim. [18/02/09]
Có một vùng đất ven sông Tiền thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, đang được nhắc đến nhiều không chỉ ở trong mà cả ngoài nước, đó là “Tràm Chim”.

Tràm Chim (Đồng Tháp)

LẠI NÓI VỀ TRÀM CHIM

Tô Văn Trường

 

BBT. www.vncold.vn đã hân hạnh chuyển tới bạn đọc một số bài của TS. Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Qui hoạch Thủy lợi miền Nam. Những bài của ông không chỉ liên quan đến chủ đề về qui hoạch phát triển nguồn nước mà còn đến nhiều chủ đề khác của đời sống xã hội. Gần đây, ông gửi cho chúng tôi một trong những bài gắn với những kỷ niệm của ông từ thập kỷ trước. nhưng vẫn mang tính thời sự sâu sắc. Ông tâm sự:

“…Tôi làm công tác khoa học nhưng vì thích chia sẻ những tâm tư, suy nghĩ của mình với mọi người nên khi thu xếp được thời gian lại mạnh dạn cầm bút. Nhiều bài, tôi chỉ viết riêng cho vài đối tượng cần quan tâm. cuối năm 1993, khi về nước dự hội thảo :”Quản lý đất ngập nước lưu vực sông Mê Công” nhiều nhà khoa học bức xúc kể cho nghe về ách tắc đã lâu trong khâu phê duyệt công nhận Tràm Chim là khu bảo tồn thiên nhiên,  đã gây nên rất nhiều khó khăn, trở ngại trong việc quản lý khu vực này. Sau khi đi khảo sát thực địa, tiếp xúc với người dân địa phương và các cán bộ quản lý, tôi quyết định sử dụng phương tiện thông tin đại chúng để góp phần kêu cứu cho Tràm Chim qua bài báo :”Lại nói về Tràm Chim”.  Ngay sau khi bài báo ra đời, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chú Sáu kính yêu, và Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp Nguyễn Quang Hà lúc đó đã quan tâm trực tiếp chỉ đạo giải quyết ngay các thủ tục để công nhận Tràm Chim là khu bảo tồn thiên nhiên. Đầu xuân Kỷ Sửu năm nay, nhiều người dân, trong đó có các nhà báo rất nhớ chú Sáu. Chú không phải chỉ  đại diện cho tiếng nói của người dân mà còn là chỗ dựa tin cậy cho những người làm báo. Dân nghiệp dư như tôi nhưng vẫn nhớ lời chú dậy :”Người cầm bút vừa là bạn đồng hành, vừa là người định hướng cho quần chúng nhân dân cho nên cái tâm phải sáng, cái lòng phải ngay thật thì ngòi bút mới vững vàng và sống mãi trong lòng người đọc…

Tôi xin chép lại bài viết “Lại nói về Tràm Chim”, kỷ niệm đầu tiên của thời viết báo, để  tưởng nhớ về chú Sáu kính yêu…

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

***

Có một vùng đất ven sông Tiền thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, đang được nhắc đến nhiều không chỉ ở trong mà cả ngoài nước, đó là “Tràm Chim”.

Thực ra, ở đây không chỉ có “tràm” và không chỉ có “chim”, nhưng vì đó là  hai loại sinh vật tiêu biểu cho vùng đất nên đã được dùng để cho dễ gọi, dễ nhớ! Mà quả thật, chỉ lần đầu qua đây, tôi đã không thể quên vẻ đẹp hoang sơ đến kỳ diệu của Tràm Chim. Chiều xuống, mặt trời khuất phía biên giới xa xa, trên nền đỏ tía của chân trời nổi bật những mảng đen xẫm của rừng tràm như những nét cắt vội vàng đầy ngẫu hứng của một họa sĩ. Trên cái nền của bức tranh đó bỗng nổi lên râm ran tiếng kêu của hàng trăm, hàng ngàn con chim. Dưới nắng chiều đang lụi nhanh, trên  những thảm cỏ năng ven kênh, từng đôi ba con sếu đang thong thả trình diễn điệu múa gọi bạn độc đáo. Những con sếu cái thu mình, vươn cao cái cổ kênh kiệu và những chú sếu đực vừa giang rộng đôi cánh, vừa đảo đôi chân xung quanh “người tình”. Người ta nói những khi “tình tự” chỉ có sếu đực là vỗ cánh, đôi cánh mạnh mẽ, hào hiệp và duyên dáng vô cùng.

Bức tranh thiên nhiên ấy chỉ là bề nổi của một vùng đất ngập nước có một hệ sinh vật phong phú gồm 130 loài thực vật khác nhau, là nơi cư ngụ của trên 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá, 147 loài chim nước, trong đó có 13 loài chim quý hiếm, đặc biệt là “sếu cổ trụi” là loại được quốc tế đưa vào “sách đỏ”  cần đặc biệt bảo vệ.

Vùng đất này đang là nơi làm ăn sinh sống của hàng nghìn nông dân, là địa bàn có truyền thống lịch sử về cách mạng vẻ vang gắn với cái tên Đồng Tháp Mười mà biết bao người trong chúng ta hằng mong được một lần đi tới. Vùng đất ấy đã từng bị lãng quên, và bây giờ nếu không nhanh tay thì cái bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ với cây tràm, con sếu sẽ không còn nữa, sẽ chỉ còn ruộng lúa bên những gốc tràm cháy xém và muỗi độc mà thôi!

Một lần, cách đây chưa lâu, đoàn người thuộc tổ chức bảo vệ sếu quốc tế (ICF) đến thăm Tràm Chim đã giật mình kinh hoàng khi thấy người dân tẩm thuốc độc vào cá để bẫy sếu. Họ đã làm ngay một bức thư  cùng ký tên gửi cho cấp có thẩm quyền của Việt Nam, nêu kiến nghị và đưa ra giải pháp có sự hỗ trợ của quốc tế để bảo vệ con sếu và nơi cư trú của chúng ở Tràm Chim. Cùng với nạn cháy rừng tràm, chặt phá rừng để lấy củi đun và lấy đất trồng lúa cùng với việc săn bắt chim thú bừa bãi đang dẫn đến sự hủy hoại môi sinh nghiêm trọng. Lại có dân địa phương bẫy được một con sếu, khi mổ ra làm “đồ nhậu”, họ thấy trong dạ dày con sếu toàn rác vụn, chứ không phải củ năng, loại thức ăn vốn sẵn có mà sếu ưa thích. Vậy là những con sếu đói ăn cũng đang bị săn lùng ráo riết. Theo thống kê, đàn sếu thường xuyên cư ngụ ở đây trong hai năm nay giảm từ 1500 con xuống còn khoảng 800 con. Được biết, nhiều tổ chức nghiên cứu bảo vệ thiên nhiên nước ngoài đã đến Tràm Chim với sự lo lắng, nhiệt tình,  đặc biệt Liên đoàn bảo vệ tự nhiên và tài nguyên quốc tế (IUCN), Tổ chức bảo vệ chim nước (WWF), Tổ chức bảo vệ sếu quốc tế (ICF), Quỹ bảo vệ chim Brhem và Ủy ban quốc tế sông Mê Công đều khảo sát và đã đầu tư hàng trăm ngàn đô la Mỹ cho việc nghiên cứu và xây dựng công trình bảo vệ khu vực này. Họ quan tâm là phải, vì đây là tài sản chung của loài người, và con sếu là “chỉ thị” cho sự tồn vong của vùng đất ngập nước (wetland) đầy tiềm năng chưa được khai thác. Trong chuyến đi dự hội thảo vừa qua ở Mỹ, tôi thấy có nơi nuôi giữ và nhân giống chim sếu và đặc biệt chi phí tới 2.000 đô la một năm cho một đầu chim.

Đương nhiên, nói như thế không có nghĩa là các cấp, các ngành của Nhà nước ta và tỉnh Đồng Tháp chưa quan tâm đến vùng đất này. Ngay từ năm 1975, sau giải phóng miền Nam, chính quyền tỉnh Đồng Tháp lúc đó đã có ngay một quyết định sáng suốt kịp thời là chọn Tràm Chim là nơi tái lập cảnh quan xưa của Đồng Tháp Mười. Nhờ đó, mà một phần rừng tràm được trồng lại, giữ nước cho hơn 5000 ha như hiện nay. Người dân kể có những lãnh đạo tỉnh thật sự hăng hái, xắn quần, đội nón, lội bùn đến Tràm Chim để bàn các giải pháp cụ thể, đó là anh Mười Nhẹ nguyên Chủ tịch tỉnh (thực ra anh to lớn kềnh càng chứ chẳng “nhẹ” chút nào) . Rồi vừa qua, nghe có hội thảo quốc gia về vùng đất ướt hạ lưu sông Mê Công, anh Võ Xuân Nghĩa Phó chủ tịch tỉnh kéo theo ban giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo vệ Tràm Chim lặn lội lên thành phố hồ Chí Minh. Các anh kêu cứu cho Tràm Chim, các anh sôi nổi nhiệt tình theo cách người Nam bộ để cùng các nhà khoa học  và quản lý của các  ngành bàn cho ra nhẽ việc khai thác và bảo vệ Tràm Chim. Cũng trong hội thảo này, (do Ủy ban quốc tế sông Mê Công tài trợ và tổ chức) chủ đề về Tràm Chim lần nữa nằm trong trung tâm sự chú ý của mọi người, mọi ngành có liên quan. Có nhà khoa học từ Hà Nội vào, nói rằng chỉ để đóng góp một tiếng kêu cứu cho con sếu rồi vội vã quay ra Bắc.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã rất quan tâm và có chỉ thị bằng văn bản số 169/CT ngày 18/5/1992 “Về việc thực hiện những biện pháp cấp bách về bảo vệ sếu cổ trụi và hệ sinh thái đất ngập nước ở vùng Đồng Tháp Mười”. Bộ trưởng Bộ lâm nghiệp Nguyễn Quang Hà và nhiều nhà khoa học đầu ngành ở nước ta đã bàn bạc với địa phương về việc thực hiện chỉ thị của Thủ tướng. Nhân dân vùng Tam Nông, Tràm Chim đã được tuyên truyền, hướng dẫn, các biện pháp hành chính được áp dụng, các lực lượng xung kích bảo vệ Tràm Chim đã “ra tay”…Có nghĩa là tất cả, tất cả từ trung ương đến địa phương, từ trong đến ngoài nước đều đã sẵn sàng “cho Tràm Chim, vì Tràm Chim” . Bài bản hành động ư ? cũng đã có, đấy là “Luận chứng kinh tế kỹ thuật khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim” do Phân viện điều tra quy hoạch lâm nghiệp phía Nam kết hợp với tỉnh Đồng Tháp xây dựng đã đệ trình lên Bộ Lâm nghiệp từ tháng 9 năm 1992. Luận chứng này đã được Cục kiểm lâm góp ý, bổ sung hoàn chỉnh từ tháng 6 năm 1993.

Tất cả chỉ nhằm mục đích làm sao Tràm Chim sớm được Nhà nước chính  thức công nhận là “Khu bảo tồn sinh thái quốc gia”. Đấy là văn bản pháp lý quan trọng nhất để làm chỗ dựa cho các cấp, các ngành trong nước và các tổ chức quốc tế phối hợp hành động cụ thể. “Danh chính thì ngôn thuận”, xưa nay vẫn thế, và bây giờ đối với Tràm Chim thì càng cần thế!

Tại hội nghị quốc gia về đất ướt vừa qua 20-22/12/1993 ở thành phố Hồ Chí Minh hầu hết ý kiến cho rằng “quả bóng” đang nằm trong chân Bộ Lâm nghiệp, rằng chắc có sự trục trặc gì đây về thủ tục ở các bộ phận trung gian nào đó mà thôi.

Mong rằng sự trục trặc không đáng có nào đó sẽ qua đi để Tràm Chim sớm được công nhận là vùng bảo tồn thiên nhiên quốc gia như Cúc Phương, như Ba Vì …để chúng ta sau này không phải ân hận vì đã để chậm lại một việc nằm trong tầm tay, để mãi mãi Đồng Tháp Mười không chỉ có “đẹp nhất hoa sen” mà còn đẹp mãi và giầu có nữa vì có những Tràm Chim huyền bí và thơ mộng.

Thành phố Hồ Chí Minh – Bangkok tháng 12/ 1993

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o