» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81268455

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Nước đến chân nhưng chưa ai chuẩn bị để nhảy. [07/3/09]
Cha ông ta có câu :”Nước đến chân, mới nhảy” nhưng sau cơn mưa chiều 7/3 vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh mới thấy rằng nước đến chân nhưng chưa ai chuẩn bị sẵn sàng để nhảy cả

 

Trong nhà….

và ….ngoài phố, ngày 7/3/09 tại TP HCM.

NƯỚC ĐẾN CHÂN NHƯNG CHƯA AI CHUẨN BỊ ĐỂ NHẢY

TS Tô Văn Trường

Cha ông ta có câu :”Nước đến chân, mới nhảy” nhưng sau cơn mưa chiều 7/3 vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh mới thấy rằng nước đến chân nhưng chưa ai chuẩn bị sẵn sàng để nhảy cả. Nguyên nhân của cơn mưa trái mùa ngày 7/3/2009 là do rãnh thấp xích đạo hình thành ở phía Nam biển Đông tạo thành những đám mây gây ra mưa trên diện khá rộng. Mặc dù chưa phải là cơn mưa lớn nhất so với lịch sử nhưng đã làm nhiều nơi trong thành phố tắc nghẽn giao thông, có nơi trở nên hỗn lọan do ngập nước.

Ngay cả ở trung tâm thành phố, các con đường như Lê Lợi, Nguyễn Huệ cũng trắng xóa, đường Nguyễn Hữu Cảnh, Đinh Tiên Hoàng (quận Bình Thạnh), Nguyễn Biểu, Trần Hưng Đạo (quận 5) …biến thành sông. Dòng nước đen ngòm, hôi thối tràn ngập vào các hẻm và nhà dân, buôn bán bị đình trệ, giao thông tắc nghẽn vừa do ngập nước vừa do vấn nạn “lô cốt” ở nhiều tuyến đường. Bức xúc trước các thiệt hại về vật chất, ô nhiễm về môi trường, xáo trộn về cuộc sống, người dân tự hỏi chúng ta phải làm gì, làm như thế nào, khi nào để không còn cảnh phải “sống chung” với ngập nước ngày càng có nguy cơ lớn dần.

Trong quy hoạch thoát nước đô thị trên thế giới, nhìn chung người ta lấy yếu tố ngập do mưa là đối tượng chính, ngập do triều là yếu tố bổ trợ. Khách quan mà nói ngay cả các thành phố lớn trên thế giới đôi khi vẫn bị ngập lụt khi mưa  lũ vượt tần suất thiết kế. Đây là bài toán cân đối giữa kinh tế xã hội và môi trường. Đối với thành phố Hồ Chí Minh căn cứ vào tình hình thực tế, để giải quyết bài toán ngập lụt phải có biện pháp tổng hợp để giải quyết chủ yếu nguyên nhân ngập do mưa, đồng thời chú trọng đến các yếu tố ngập do triều, và khả năng xả lũ từ thượng lưu. Nhìn xa hơn là tác động ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu, kể cả khả năng mực nước biển dâng ảnh hưởng đến hệ thống tiêu thoát nước của thành phố. Các cơ quan chức năng của thành phố cần rà soát đánh giá một cách hệ thống toàn bộ hệ thống thoát nước cả trong và ngoại thành, nhu cầu phát triển đô thị để tính toán lại tần suất thiết kế tối ưu.  Khi phân tích lựa chọn tần suất mưa tính toán kể cả xem xét mưa cực trị còn phụ thuộc vào bài toán kinh tế công trình và khả năng thực tế của đất nước, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu.

Trước mắt, để chủ động việc giảm thiệt hại do ngập lụt tại thành phố HCM  cần thực hiện các biện pháp sau đây: Bộ Tài nguyên Môi trường hỗ trợ Đài khí tượng thủy văn Nam bộ tiếp tục nâng cấp độ chính xác công tác dự báo mưa kể cả 3 phương pháp: mô hình số trị, phương pháp Synop và Rada; Thành phố có thể hỗ trợ tăng cường thêm mật độ trạm đo mưa khoảng 25 km2/trạm; Công tác nạo vét, thông cống rãnh phải được quan tâm thường xuyên từ hệ thống chính đến cấp 1, cấp 2 và cấp 3 để không bị “bất lực” trước cơn mưa trái mùa như ngày 7/3 vừa qua; Tuyên truyền giáo dục dân chúng giữ vệ sinh môi trường, không xả rác, nhất là cả bao ny lon vào miệng cống và kênh rạch làm cản trở đến thoát nước; Đôn đốc, kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi để Ban quản lý dự án vệ sinh môi trường thành phố và các nhà thầu đẩy mạnh tốc độ thi công, giải phóng các “lô cốt” theo đúng kế hoạch;  Tiếp tục rà soát, phản biện cho các dự án quy hoạch tiêu thoát nước của JICA (Nhật Bản), dự án của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trước đây cho phù hợp với tầm nhìn và tình hình mới. Ngoài biện pháp công trình chủ yếu để thoát mưa, vẫn cần quan tâm đến giải pháp kiểm soát triều và lũ ngoại lai để không ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước chung của thành phố.

Đừng để nước đến chân mới nhảy. Đó là cách tốt nhất để không phải chỉ có TP.HCM mà ngay cả các thành phố khác trong cả nước chú trọng đến công tác quy hoạch phát triển đô thị, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dân. Những công việc trong tầm tay để giải quyết bài toán thoát nước đô thị cần phải làm ngay, nếu không tất cả đều là quá muộn.

BBT. Xin cụ Đồ Chiểu cho phép chúng con “nhái” thơ của cụ:

“….Hỡi trang …”chống ngập” … rày đâu tá?

Nỡ để dân đen mắc nạn này!....”

(www.vncold.vn)           


Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o