» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81294996

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Vết nứt bê tông có thể do những nguyên nhân gì? [14/03/09]
Vết nứt đầu tiên xuất hiện trên thân đập từ tháng 9/2008. Trong hai vết nứt đơn vị thi công phát hiện gần đây nhất, vết dài nhất là 31,5m, chỗ sâu nhất hơn 6m. Trao đổi với SGTT sáng ngày 12/2, GS.TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam cho biết

Thi công đập tràn tai Thủy điện Sơn La

Vết nứt bê tông có thể do những nguyên nhân gì?

 

(Trả lời phỏng vấn về một số vết nứt tại đập thủy điện Sơn La)

BBT. Gần đây báo chí đã đưa tin về một số vết nứt tại đập thủy điện Sơn La. Phóng viên các báo đã gọi điện đến Văn phòng và trực tiếp gặp các chuyên gia VNCOLD để hỏi về việc này. Sáng 12/2/2009, phóng viên báo “Khoa học và Đời sống” đã phỏng vấn  GS.TSKH. Phạm Hồng Giang, Chủ tịch VNCOLD.

www.vncold.vn xin giới thiệu với bạn đọc nội dung cuộc phỏng vấn.

***

Vết nứt đầu tiên xuất hiện trên thân đập từ tháng 9/2008. Trong hai vết nứt đơn vị thi công phát hiện gần đây nhất, vết dài nhất là 31,5m, chỗ sâu nhất hơn 6m. Trao đổi với SGTT sáng ngày 12/2, GS.TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam cho biết:

Thông tin về việc xảy ra vết nứt tại đập thủy điện Sơn La có gây bất ngờ đối với ông?

Bê tông nứt do nhiều nguyên nhân và cũng rất khó tránh nên không có gì bất ngờ. Tuy nhiên có phần bất ngờ trong trường hợp này vì đây là công trình thủy điện trọng điểm quốc gia có qui mô lớn bậc nhất Đông Nam Á nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, quy trình kiểm tra nghiêm ngặt về kỹ thuật, chuyên gia tư vấn được thuê từ hãng có tên tuổi của nước ngoài.

Theo ông nguyên nhân gây nứt ở đây là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nứt bê tông là loại vật liệu có đặc tính vật lý và cơ học biến đổi rất nhiều theo thời gian. Nứt có thể do quá trình ninh kết bê tông tạo nên. Ở các khối bê tông lớn, nhiệt tỏa ra từ phản ứng hóa học chậm thoát ra ngoài làm cho bê tông bị nóng lên và ứng suất nhiệt là nguyên nhân gây ra nứt. Nứt có thể còn do việc bảo dưỡng bê tông có thiếu sót. Ngoài ra nứt còn do tác động của các loại tải trọng, do nền bị lún,…Cần phải có những khảo sát hết sức cụ thể mới xác định được chính xác nguyên nhân gây nứt bê tông.

Vết nứt xảy ra với một công trình tầm cỡ như thủy điện Sơn La có thể gọi là bình thường, thưa ông?

Ở một số kết cấu bê tông chịu lực, có thể cho phép nứt đến mức nhất định. Nhưng với những kết cấu công trình có đòi hỏi chống thấm, chống rò rỉ như tại các đập nước thì phải đảm bảo nước gần như tuyệt đối không được thấm qua. Nếu đó là kết cấu bê tông thì không được phép nứt và trong quá trình thi công phải tuân thủ những quy định về kỹ thuật hết sức nghiêm ngặt.

Trong quá trình thi công các hồ đập trên thế giới,  sự cố  tương tự như thế này đã từng xảy ra chưa?

Như tôi đã nêu ở trên, nứt bê tông là hiện tượng tương đối phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên thế giới cũng vậy. Tuy nhiên, hầu hết đều được phát hiện và xử lý. Đập thủy điện  Sơn La  được xây dựng bằng vật liệu bê tông đầm lăn, một loại bê tông được sử dụng phổ biến gần đây cho các kết cấu khối tảng, chủ yếu là các đập lớn. Do được dùng cho các kết cấu khối tảng nên việc khống chế nhiệt trong bê tông đầm lăn phải được đặc biệt coi trọng để không xảy ra nứt.

Ông cho biết công nghệ bê tông đầm lăn này có ưu và nhược điểm gì?

Năm 2008 vừa qua, người ta đã tổ chức kỷ niệm trọng thể 30 năm sử dụng bê tông đầm lăn. Loại bê tông này có nhiều ưu điểm.  Dùng ít xi măng, thi công rất nhanh. Tuy nhiên, các yêu cầu kỹ thuật cũng rất nghiêm ngặt để khống chế nhiệt trong bê tông và đàm bảo độ chặt qua quá trình đầm lăn. Hiện nay trên thế giới, tất cả các đập bê tông lớn đều dùng loại bê tông đầm lăn.  Những đập lớn bằng bê tông đầm lăn với thể tích hàng chục triệu m3 có thể được thi công xong chỉ trong vài ba năm.    

 Để xảy ra ba vết nứt với một công trình có quy mô lớn như Thủy điện Sơn La phải chăng công tác tư vấn, giám sát thi công công trình có vấn đề?

Tôi chưa thể nhận định như vậy được vì chưa có những thông tin cụ thể về sự cố này.

Công nghệ  khắc phục vết nứt có tốn kém, thưa ông?

Chi phí cho việc khắc phục vết nứt tùy thuộc phạm vi nứt và yêu cầu xử lý. Thường phải chét đầy các vết nứt. Ngoài ra cần xem xét các giải pháp tạo màng chống thấm ở mái đập phía thượng lưu.

Có cần thiết dừng thi công để xử lý ba vết nứt?

 Nếu có tiếp tục tiến hành với khối mới thì nhất thiết phải rút kinh nghiệm và bổ khuyết đầy đầy dủ đảm bảo không xuất hiện lại những vết nứt tương tự. Đối với khối bê tông đã làm rồi thì phải kiểm tra kỹ đảm bảo xử lý triệt để các vết nứt hiện có

Xin cảm ơn ông!

Thanh Tuyền

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o