» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81309439

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Suy nghĩ: Việc nên làm hay buộc phải làm?[14/12/11]
Sửa đổi Hiến Pháp (HP) hiện nay là việc rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên nhiều người dân vẫn cứ phân vân, không biết nên trông đợi hay không? Năm 1946, trong hoàn cảnh ‘thù trong giặc ngoài’ cực kỳ khó khăn, đồng bào Nam Bộ đã bắt đầu kháng chiến, nên HP được đưa ra Quốc hội – mà như Bác Hồ gọi là ‘Quốc hội kháng chiến’ - thông qua

SUY NGHĨ

VIỆC NÊN LÀM HAY BUỘC PHẢI LÀM ?

NGUYỄN MINH NHỊ    

BBT.
Sửa đổi Hiến Pháp (HP) hiện nay là việc rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên nhiều người dân vẫn cứ phân vân, không biết nên trông đợi hay không? Năm 1946, trong hoàn cảnh ‘thù trong giặc ngoài’ cực kỳ khó khăn, đồng bào Nam Bộ đã bắt đầu kháng chiến,  nên  HP được đưa ra Quốc hội – mà như Bác Hồ gọi là ‘Quốc hội kháng chiến’ -  thông qua. Cách làm này vẫn duy trì đến bây giờ. Trong những điều kiện bình thường thì HP phải được ‘Quốc hội lập hiến’, cơ quan được dân bầu ra (tất nhiên là phải hoàn toàn dân chủ) để chỉ làm một việc là thảo luận và thông qua HP, sau đó giải tán. Sau khi HP đã được thông qua, nếu cần sửa đổi một số điều trong HP thì phải đưa ra ‘trưng cầu dân ý’. Quốc hội của hầu hết các nước hiện nay, kể cả nước ta, chỉ là cơ quan lập pháp. Tuy Quốc hội lập pháp cũng do dân bầu ra nhưng vừa soạn HP rồi lại hoạt động kéo dài dựa trên HP đó, rồi lại sửa HP, thì chẳng khác gì ‘vừa đá bóng vừa thổi còi’ vì cho dù được dân bầu ra thật sự khách quan, thì các vị ‘dân biểu’ vẫn còn cái ‘tôi’ và chịu nhiều sức ép trong nhiệm kỳ của mình. Ở nước ta, đã có nhiều người lên tiếng “ Quốc hội giám sát Chính phủ, vậy ai giám sát Quốc hội?”. Xin giới thiệu với bạn đọc bài ‘suy nghĩ’ của ông Nguyễn Minh Nhị, người chiến sĩ du kích năm xưa, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang.

ooo

Hơn tháng nay, trên các báo in và báo mạng, "lề phải" và " lề trái", trong các hội thảo nghiêm túc đến các câu chuyện "bên lề"… về chủ trương sửa Hiến Pháp (HP) và xây dựng luật biểu tình mà Đảng và Chánh phủ đề xuất nhân Quốc hội họp xây dựng chương trình làm luật cho toàn khóa. Sự đáp ứng của dư luận khá "náo nhiệt", nhiều chiều, có cả ngược chiều lịch sử hết sức trơ trẻn. Là dân một nước Độc Lập mà làm ngơ thì không phải đạo. Nhưng vì là một người ít hiểu biết về luật pháp, càng dốt về chánh trị - pháp luật nên nói ra  có thể có tranh cãi là tất nhiên và mình sẵn sàng lắng  nghe mà nghĩ lại, vì đã suy nghĩ nhiều rồi về tư cách công dân nên phải nói. Trước hết phải cần nói rõ: Việc sửa HP và xây dựng luật biểu tình là yêu cầu nội tại vốn có của Chánh quyền - Nhà nước hay hoàn cảnh thúc bách phải làm?. Từ sự minh định này tự nó nói lên tư tưởng, đường lối chỉ đạo và cả kết quả của sản phẩm chánh trị pháp lý nầy. Tất nhiên, dù hoàn cảnh nào, một chủ trương chánh trị bao giờ cũng do yêu cầu nội tại nên làm của phía chủ trương và đòi hỏi khách quan buộc phải làm mà ta phải đáp ứng. Nhưng ở đây cần có sự cân đong tỷ trọng ở hai phía mà tính điểm rõ ràng. Phía chủ động và phía bị động (khách quan). Nếu tỷ trọng của hai phía dung hợp nhau (cộng hưỡng) thì là điểm tối ưu.

 Trở lại chủ đề HP. Theo định nghĩa hàn lâm và lịch sử trăm năm từ khi nó ra đời cùng với nền văn minh nhân loại, thiết nghĩ không còn thiếu bao nhiêu để bổ túc, tất nhiên là còn khám phá. Nhưng theo thiển ý của tôi thì nó là sản phẩm văn hóa - khoa học cao nhất của một thể chế chánh trị dưới dạng luật pháp thành văn. Nó là sản phẩm của toàn dân dưới chế độ tự do, dân chủ. Vì vậy HP năm 1946 do Cha đẻ nền cộng hòa dân chủ nhân dân đầu tiên trong lịch sử nhà nước ta trực tiếp chỉ đạo soạn thảo và chủ trương đưa ra toàn dân phúc quyết - trưng cầu dân ý. Như ta biết, quyền lực tất yếu sanh tham và lạm quyền, không trừ dưới bất cứ chế độ chánh trị nào, ngay trong bản thân một cá nhân cụ thể là công dân cũng không ngoại trừ nên mới có luật gia đình và nhiều luật dân sự khác. Cơ quan quyền lực cao nhất của dân là Quốc hội  cũng cần phải có "chủng ngừa" lạm quyền. Vì vậy, việc dân phúc quyết HP - trưng cầu dân ý là tạo  "miễn dịch" từ đầu cho ngành lập pháp. Vậy mà ở nhiều nước còn lập Tòa án bảo hiến làm "thuốc trị" khi "con bệnh" không tự "miễn dịch" được. Không chỉ hành pháp mà ngay cả lập pháp nhiều khi ta cũng thấy sự "việt vị" không ít trong thực tế, cho nên phúc quyết HP và luật trưng cầu dân ý là quyền chánh trị thiêng liêng nhất cũng như "quyền mưu cầu hạnh phúc" của công dân dưới chế độ cộng hòa dân chủ nhân dân.

Biểu tình cũng là một hình thức biểu hiện ý dân nhưng tự phát do dân hoặc đoàn thể của dân tổ chức. Yêu sách của từng cuộc biểu tình cho dù thuộc phạm vi của nhóm, của toàn quốc hay có quan hệ quốc tế, nhưng vẫn là cục bộ. Nó khác với việc tổ chức trưng cầu ý dân (nhất là phúc quyết HP) là do chánh quyền chủ động tổ chức, thuộc phạm vi toàn cục. Nhiều cuộc biểu tình cùng lúc xảy ra trên toàn quốc, cùng một yêu cầu có tính toàn cục thì cũng giống như cuộc "trưng cầu dân ý" tự phát không thể xem nhẹ. Nhưng cho dù chủ động trưng cầu ý dân hay dân tự phát bày tỏ ý chí thông qua biểu tình, cả hai đều thuộc phạm trù dân chủ - tự do. Luật biểu tình được xem như luật bổ sung cho luật trưng cầu dân ý. Vì vậy việc Đảng và Chánh phủ chủ trương đề nghị Quốc hội sửa HP và xây dựng luật biểu tình là hoàn toàn phù hợp tính đồng bộ của luật pháp và nhất là đáp ứng đòi hỏi khẩn trương của tình hình.

Hiện cũng có người quan niệm rằng: "Dân trí ta chưa cao", "kinh tế còn khó khăn, đời sống chưa ổn định", "các thế lực thù địch lợi dụng" v.v…Họ phát biểu một cách võ đoán trên một số diễn đàn, kể cả ở QH thì thật là đáng lo.

 Năm 1946 dân ta vừa qua nạn đói chết 2 triệu người, khoảng 90% dân còn mù chữ, Việt Nam chưa khôi phục tên trên bản đồ thế giới, Chánh phủ VN Dân Chủ Cộng Hòa chưa được bất cứ quốc gia nào công nhận kể cả Liên Xô - nghĩa là Việt Nam có không biết bao nhiêu kẻ thù trực tiếp ngay trên lãnh thổ và từ bên ngoài chực ăn tươi nuốt sống, kể cả những nước bạn mà ta kỳ vọng họ cũng có ngó ngàng gì ta đâu. Nghĩa là vận nước "ngàn cân treo sợi tóc"…Trong khi đó lực lượng đảng viên chỉ có 5.000 người (tháng 8/1945), bộ đội ta chưa có đến trung đoàn võ trang đúng chuẩn, sĩ quan chưa có quân hàm... Vậy mà Hồ Chí Minh và Đảng của Người không "chê" đảng viên ít, dân trí thấp, không đổ lỗi tại nghèo đói, đất nước chưa ổn định… mà vẫn tin dân. Một niềm tin như vậy trong hoàn cảnh đó là trong sáng, trọn vẹn, tự nhiên và đầy đặn, không vấn đục chánh trị !.

 Từ luận giải trên, tôi suy nghĩ: Nếu luật trưng cầu dân ý và luật biểu tình xuất phát từ trung tâm quyền lực là dân, tin dân thì việc xây dựng là cần thiết, nên làm và làm được trôi chãy - cho cả gai đoạn thực thi. Ngược lại nếu vì hoàn cảnh bức thiết phải làm thì hệ quả thật không đoán định - nhất là lúc thực thi.

                                                                           Long Xuyên, ngày 07/12/2011.

                                                                               

                                                                                 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o