» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81268771

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng thủy lợi ở Việt Nam.[01/12/11]
Hiệu quả của dự án đầu tư không còn như dự tính ban đầu, lợi nhuận của các đơn vị xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cán bộ công nhân xây dựng, hạn chế sự tăng trưởng kinh tế của ngành hay của địa phương được hưởng lợi.

 

Thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng thủy lợi ở Việt Nam 

(Tham luận tại Hội thảoThời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng ở Việt nam – Thực trạng và giải pháp’ - Tổng hội Xây dựng Việt Nam)

 

Phan Văn Thuật

     Uỷ viên Thường vụ Hội Thuỷ lợi Việt Nam

Nguyên Q.Cục trưởng Cục Quản lý XD Công trình

( Bộ Nông nghiệp & PTNT)

 

Thời gian thực hiện dự án đầu tư kéo dài của các công trình xây dựng ở Việt Nam hiện nay đang là một trong những nguyên nhân dẫn đến các hậu quả đầu tư như:

- Chất lượng công trình không đảm bảo

- Thời gian hoàn thành dự án không đúng dẫn đến tăng kinh phí công trình lên cao

- Hiệu quả của dự án đầu tư không còn như dự tính ban đầu, lợi nhuận của các đơn vị xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cán bộ công nhân xây dựng, hạn chế sự tăng trưởng kinh tế của ngành hay của địa phương được hưởng lợi.

Đây là những vấn đề cần trao đổi trong rất nhiều vấn đề của ngành xây dựng để góp phần đưa công tác xây dựng của đất nước có hiệu quả.

Ở lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng các công trình của ngành nông nghiệp & PTNT mà cơ bản là các công trình thuỷ lợi, chúng tôi xin trao đổi một số vấn đề sau:

Thời gian thực hiện dự án đầu tư (DAĐT) bao gồm thời gian của các giai đoạn:

- Thời gian của giai đoạn chuẩn bị đầu tư

- Thời gian của giai đoạn thực hiện dự án

- Thời gian vận hành và sử dụng

Sau đây chúng tôi xin nêu một số nguyên nhân và phương hướng khắc phục.

I. Thời gian của giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

Đây là thời gian cơ bản để lập DAĐT, vì vậy cần phải quan tâm đến những vấn đề mà hiện nay thường mắc phải và chậm trễ.

1. Cần thực hiện đúng các quy định của Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý DAĐT xây dựng công trình

- Khi lập DAĐT, các địa phương, chủ đầu tư và đơn vị lập dự án cần thực hiện đúng điều 2-2 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP. Vừa qua một số dự án khi lập ít quan tâm đến việc này do muốn có ngay công trình để xây dựng theo nhu cầu mà bỏ qua nên khi cơ quan thẩm tra yêu cầu lại chờ phê duyệt quy hoạch mới tiếp tục thẩm tra trình duyệt.

2. Nội dung chất lượng DAĐT còn chưa đạt về kĩ thuật, kinh tế, xã hội do các địa phương, chủ đầu tư vội vàng muốn khởi công ngay để đạt mục đích chính trị mà lập không kỹ các vấn đề như khảo sát, tính toán phương án kỹ thuật, so chọn kinh tế, hiệu quả… Những vấn đề này dẫn đến:

- Làm chậm thời gian lập DAĐT

- Khi dự án đã được duyệt, quá trình lập Thiết kế kỹ thuật( TKKT) – Tổng dự toán (TDT) lại phải điều chỉnh các phương án kỹ thuật, tổng mức đầu tư và như vậy lại phải điều chỉnh lại DAĐT- Tổng mức đầu tư (TMĐT) làm kéo dài thời gian thực hiện dự án.

Ví dụ: Dự án hồ chứa nước Tả Trạch ở Thừa Thiên Huế. Năm 2004 khi duyệt DAĐT không làm tốt các phương án kỹ thuật, vì vậy khi giai đoạn lập TKKT phải điều chỉnh lại cả 3 hạng mục quan trọng là: Đập đất: tính lại phương án đắp đập 3 khối với các loại đất phù hợp. Tràn xả lũ: thay đổi hoàn toàn vị trí và phương án. Cống dẫn dòng thi công: không ở dưới thân đập mà chuyển sang làm tuy-nen dẫn dòng, làm kéo dài thời gian lập, điều chỉnh dự án, phê duyệt TKKT (tăng thêm hơn 1 năm cho các công việc này).

Các công trình: Hồ chứa nước Cửa Đạt – Thanh Hoá, hồ Tân Giang – Ninh Thuận, hồ Bản Moòng - Nghệ An cũng có nguyên nhân kéo dài thời gian tương tự và đặc biệt hồ Ngàn Trươi, Cẩm Trang – Hà Tĩnh khởi công năm 2008 đến nay chưa triển khai.

Chúng tôi kiến nghị:

- Ở giai đoạn chuẩn bị DAĐT, Nhà nước cần quy định rõ ràng và trách nhiệm của các chủ đầu tư, các Bộ, ngành, cơ quan thẩm tra, lập dự án… phải tôn trọng quy định, Nghị định của Chính phủ. Không nên vì một nguyên nhân nào khác như: khởi công sớm, chiếm dụng vốn… để đẩy nhanh thời gian lập DAĐT mà hiệu quả lại không đạt.

- Dứt khoát chỉ được lập DAĐT một cách hiệu quả nhất, các phương án tối ưu nhất, thời gian không bị thúc ép để khi lập TKKT không còn xem xét lại phương án mà DAĐT- Thiết kế cơ sở (TKCS)  đã phê duyệt. Lúc đó mới cho tiến hành thực thi giai đoạn sau.

- Thời gian lập DAĐT – TKCS cũng cần quy định cho các đối tượng dự án nhưng không được phép vội vã để đạt mục tiêu khởi công.

- Có chế tài thưởng, phạt nghiêm khắc với các đơn vị tham gia bị sai phạm.

II. Thời gian thực hiện đầu tư:

Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng thời gian mà các đơn vị quản lý đã nêu ở đây chúng tôi xin nêu một số vấn đề cần quan tâm: Ngoài công tác đền bù là rất chậm mà hiện nay Nhà nước có nhiều biện pháp như tách chủ đầu tư riêng ra cho công tác này, có giá cả đền bù hợp lý. Chúng tôi xin nêu lên một số nguyên nhân kéo dài và biện pháp khắc phục.

1. Thời gian thi công công trình: Thường được chủ quản đầu tư phê duyệt ở DAĐT và ghi là kể từ ngày khởi công và kết thúc … trong thời gian …

Ở đây cần phải nêu rõ: Để cho thời gian khởi công và làm lễ khởi công cần đáp ứng được các yêu cầu (trong các Nghị định quản lý Xây dựng cơ bản (XDCB) và đấu thầu đã nêu):

- Được phê duyệt Bản vẽ thi công (BVTC) – Dự toán (DT).

- Đấu thầu hợp pháp (hay chỉ thầu) đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Phải chuẩn bị được một số công tác xây dựng phụ như mặt bằng, nhà cửa, kho tàng, chuẩn bị xe và lực lượng…

- Đáp ứng kế hoạch vốn.

Để làm được các công việc trên và khởi công được công trình cần làm tốt việc:

- Đẩy nhanh chọn đơn vị thẩm tra và thời gian thẩm tra (TKKT hay TKKT-BVTC-DT) để có các đồ án tốt, chất lượng và để chủ đầu tư phê duyệt đúng thời gian đề ra. Thông thường hiện nay giai đoạn này vẫn còn chậm, làm ảnh hưởng đến công tác tổ chức đấu thầu và chọn nhà thầu xây dựng, cung cấp thiết bị…

- Làm tốt hồ sơ mời thầu, chấm thầu và quyết định đơn vị trúng thầu. Giai đoạn này được xem là đơn giản nhưng vừa qua vẫn xảy ra một số hồ sơ mời thầu còn sai phạm, chưa đúng quy định, các nhà thầu còn có hiện tượng đấu thầu chưa cạnh tranh, thông thầu, dàn xếp thầu… làm ảnh hưởng đến công tác chấm, quyết định đơn vị trúng thầu và kéo dài thời gian ở giai đoạn này.

- Quyết định số năm thi công, hoàn thành công trình cũng cần xem xét các giải pháp kỹ thuật, thời tiết của từng địa phương, nhu cầu của địa phương khi khai thác công trình để có thời gian hợp lý và đúng thực tế. Cơ bản hiện nay thời gian thi công và hoàn thành trong các Quyết định phê duyệt DAĐT đều phải điều chỉnh kéo dài.

2. Năng lực của chủ đầu tư và các nhà thầu:

Theo chúng tôi đây là vấn đề vô cùng quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến việc có kéo dài thời gian thực hiện dự án hay không.

a. Năng lực của chủ đầu tư:

- Thường thi các chủ đầu tư được các Bộ (Bộ chủ quản) hay các địa phương (khi được giao là chủ quản đầu tư và là cấp quyết định đầu tư) chọn ra hay quyết định chủ đầu tư. Hiện nay rất nhiều đơn vị đều muốn làm chủ đầu tư vì được phân cấp rất nhiều “quyền lực”, được nắm các nguồn vốn lớn trong tổng vốn dự án mà năng lực thì rất hạn chế.

- Các Bộ hay địa phương lập ra các Ban Quản lý dự án (hay các Ban trực thuộc Sở và Huyện): Có một số đơn vị Ban Quản lý có năng lực, kinh nghiệm và quản lý có hiệu quả. Nhưng cũng có một số đơn vị của địa phương còn yếu kém, không đủ nhân lực cán bộ chuyên ngành, thậm chí một số địa phương còn giao cho các Ban Quản lý của huyện quản lý các công trình hồ chứa, cống, trạm bơm… nên đã gây ra nhiều yếu kém khi quản lý dự án, ảnh hưởng đến chỉ đạo và kéo dài thời gian thực hiện dự án.

- Cần phải chọn ra Giám đốc Ban Quản lý Dự án tốt nhất, có năng lực, kinh nghiệm chuyên ngành, nhưng đặc biệt là sự nhiệt tình và trách nhiệm, có lương tâm để điều hành tiến độ, chỉ đạo, phê duyệt các nhiệm vụ trong phạm vi được giao phó.

Phải khẳng định rằng trước đây và bây giờ có rất nhiều tấm gương đã góp phần làm cho các công trình như: Dự án thoát lũ biển Tây ở Tây Nam Bộ, dự án Nam Măng Thích, hồ chứa nước Định Bình, hồ chứa nước Tân Giang, hồ chứa nước Rào Đá, hồ chứa nước Cửa Đạt… đã đạt được tiến độ, kịp thời đưa công trình vào phục vụ sản xuất, làm cho hiệu quả DAĐT đạt yêu cầu đề ra.

b. Quá trình đấu thầu (hay chỉ định thầu) cần chọn ra các đơn vị thi công (hay tổ hợp nhà thầu) có đầy đủ năng lực thực sự. Hiện nay rất nhiều hiện tượng các nhà thầu đã trúng thầu nhưng năng lực yếu gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ, chất lượng. Thậm chí còn phải thuê nhân công, thiết bị ngoài vào để hỗ trợ (ngoại trừ cũng có ít nhà thầu đã bán thầu gây hệ quả xấu).

Trong chỉ đạo tại công trường (đặc biệt quan trọng) cần có tiến độ cho từng tuần, tháng, các giải pháp để nhà thầu đảm bảo tiến độ (như đền bù, kinh phí cấp, thanh toán cho nhà thầu, thời tiết, năng lực). Phải xem tiến độ là pháp lệnh cần phải tôn trọng và thực hiện.

c. Đặc biệt cần có sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước. Với các công trình trọng điểm cần có sự chỉ đạo, kiểm tra của lãnh đạo Chính phủ. Công trình cấp Bộ cần có sự kiểm tra, xem xét tại hiện trường của lãnh đạo Bộ, các Cục, Vụ, Viện… để gỡ khó khăn, động viên các đơn vị thi công quản lý. Có hình thức khen thưởng kịp thời và hợp lý.

Vốn cho công trình mà đặc biệt là vốn cho xây lắp, cần ghi đủ vốn kế hoạch năm, vốn ghi cho thanh toán từng quý, kỳ… để các nhà thầu không bị khó khăn làm chậm tiến độ.

III. Những vấn đề khác liên quan đến thời gian thực hiện dự án:

1. Đối với dự án thực hiện theo vốn ODA cần quan tâm:

- Việc phê duyệt (cả lúc chọn dự án, lập TKBVTC, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, chọn nhà thầu…) của nhà tài trợ rất chậm (chưa đề cập sự yếu kém của các tổ chức quản lý phía Việt Nam) cần có sự cải tiến.

- Vốn đối ứng của phía Việt Nam cần được cấp đầy đủ (chủ yếu là vốn đền bù giải phóng mặt bằng tái định cư…) để nhà tài trợ thông qua các quyết định tiếp theo, không làm ảnh hưởng thời gian xây dựng công trình.

2. Cần nghiên cứu sửa đổi các Thông tư, Nghị định có liên quan:

- Nghị định về quản lý đầu tư xây dựng công trình số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009;

- Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009;

- Nghị định về quản lý dự án ODA số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006;

- Nghị định về quản lý chất lượng công trình số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004.

(Vấn đề này đề nghị Tổng Hội có chuyên đề riêng mời tham gia).

3. Thường xuyên đào tạo, nâng cao các cán bộ quản lý xây dựng của Trung ương và địa phương để đạt được trình độ hiện đại.

4. Có những công nghệ mới, tiên tiến trong xây dựng cơ bản để thi công được những công trình lớn có công nghệ ky thuật phức tạp, đáp ứng nhanh tiến độ đề ra.

5. Có chính sách thưởng, phạt cụ thể đối với các công trình vượt tiến độ và chậm tiến độ.

6. Từ Trung ương, cấp Bộ, tỉnh, các chủ đầu tư, nhà thầu đều quyết tâm chống tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản ở tất cả các khâu và tập trung vào khâu chỉ đạo, chọn lựa nhà thầu và nghiệm thu thanh toán.

Trên đây là những ý kiến đóng góp cho Hội thảo, trong đó có một số vấn đề đã được đề cập nhiều lần. Rất mong các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa để công cuộc xây dựng đất nước đạt lòng mong mỏi của mọi người dân.

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2011

 

 

 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o