» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81289567

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Tường thuật từ Nhật Bản.[27/03/11]
Sau khi biết được thông tin về sóng thần, động đất khủng khiếp tại Nhật Bản, phóng viên Báo Kinh tế Việt Nam đã thực hiện bài phỏng vấn chị Yamada Mikiko (tên Việt Nam là Lan), là người Nhật gốc Việt Nam đã sống ở Nhật từ hơn 32 năm nay

TƯỜNG THUẬT TỪ NHẬT BẢN

 

Từ trên xuống: -Sóng thần ập đến - TP Sendai sau động đất - Ngóng tin người thân - Hàng dài trong trật tự để nhận cứu trợ.

  Sau khi biết được thông tin về sóng thần, động đất khủng khiếp tại Nhật Bản, phóng viên Báo Kinh tế Việt Nam đã thực hiện bài phỏng vấn chị Yamada Mikiko (tên Việt Nam là Lan), là người Nhật gốc Việt Nam đã sống ở Nhật từ hơn 32 năm nay. Hiện nay chị đang thỉnh giảng tại một trường đại học và làm điều phối viên đào tạo của Trung tâm Giáo dục JICA (JICE) tại Tokyo. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi.

Nguyễn Tiến Dũng thực hiện.

 

v  Thưa chị, tâm động đất cách nơi chị làm việc bao nhiêu km? Khi động đất xảy ra, chị đang làm gì, ở đâu?

Tâm động đất ở ngoài khơi vùng biển Thái Bình Dương, cách bán đảo Oshika 10 km về phía tây, thuộc vùng Tohoku (Đông Bắc) Nhật Bản.

Nói chính xác là tâm động đất gần tỉnh Miyagi, cách Tokyo khoảng 2 tiếng shinkansen (tàu cao tốc) và cách chỗ tôi làm việc gần 300 cây số.

Lúc động đất xảy ra tôi đang ở tại lầu 2 của khách sạn Prince Park . Tòa nhà rung dữ dội, và rung lâu khoảng gần 5 - 7  phút nhưng đối với tôi, thời gian đó tưởng chừng như vô tận. Đất rung chuyển và nghe tiếng động rầm rầm như thế giới đến ngày tận thế.

v  Khi biết động đất xảy ra, chị có cảm thấy sợ hãi hay không và tìm cách đối phó như thế nào?

Vì là dân của nước động đất, chúng tôi có rất nhiều kiến thức để bảo vệ mình khi động đất xảy ra. Nhưng lần này tất cả đều không thể thực hiện những điều mình đã biết vì rung dữ dội và thời gian lại qúa lâu so với bao nhiều trận động đất mà tôi đã trải qua. Tôi cứ nghĩ lần này mình sẽ chết. Tôi cố gắng chạy đến chỗ rộng hơn, tránh xa cửa kính và đứng gần các trụ cột của tòa nhà. Nói tóm lại, tôi không bao giờ muốn có kinh nghiệm thêm một lần nào nữa sau trận động đất kinh hoàng này.

v  Sau khi trấn an  và bình tĩnh lại, việc đầu tiên chị làm là gì?

Tôi đi ra ngoài và thấy nhiều người từ trong các tòa nhà kế bên khách sạn đã ra ngoài đứng trên đường và đang ôm nhau sợ hãi. Sau đó tôi đi đến phòng họp và điều cảm nhận đầu tiên là các nhân viên khách sạn dù rất sợ nhưng vẫn bình tĩnh trấn an khách, đồng thời khách sạn phát loa thông báo tòa nhà này kiến trúc chống động đất nên xin qúy khách đừng lo và cứ bình tĩnh. Cuộc họp vẫn diễn ra bình thường nhưng số khách dự thì có lẽ ít hẳn đi nhưng đến lúc đó thật sự tôi vẫn không biết trận động đất đó lớn như vậy và gây ra bao nhiêu thảm hại vì chung quanh tôi sau đó vẫn bình thường.

Tôi vẫn ghi chép đầy đủ như chưa có gì xảy ra. Đến khi lấy xe đi ra ngoài (khoảng 2 tiếng sau khi họp), lúc đó tôi mới biết mức độ trầm trọng của trận động đất lịch sử vừa rồi vì trên đường phố đông nghẹt người và xe vì lúc này hệ thống giao thông công cộng là tàu điện hòan tòan tê liệt. Tất cả các công ty đều ra lệnh cho nhân viên về sớm vì sau khi động đất, dư chấn vẫn tiếp tục và chấn động vẫn lớn. Dù đông nghẹt người trên đường phố, tất cả đều rất trật tự, người đi bộ trên đường để về nhà (vì tàu điện không họat động) cứ lầm lũi bước, không chen lấn, không xô đẩy, không náo lọan. Còn đòan xe hơi thì cứ nằm một chỗ không tiến nổi vì quá đông, vì phải nhường lối cho người đi bộ (bên Nhật thì ưu tiên là người đi bộ không phải xe hơi), tôi phải tắt máy xe ngồi trong xe đợi đến khi nào nhích được thì lúc đó mới mở máy. Điều làm tôi ngạc nhiên là không hề nghe tiếng bóp còi, không hề nghe ai than phiền gì hết. Tất cả đều trật tự. Nếu chỉ nhìn quang cảnh đó mà không biết là có động đất trước đó thì có lẽ chỉ nghĩ rằng vì tàu điện ngừng nên người và xe cộ mới đông như vậy chứ không ai có thể ngờ rằng chúng tôi đang vừa trải qua một trận động đất lớn nhất trên thế giới.  Tôi phải mất gần 2, 3 tiếng để chỉ nhích lên hơn 1 km. Và từ nhà tôi đến chỗ họp nếu bình thường không bị tắc thì chỉ mất khỏang 45 phút xe hơi, khỏang 25 km nhưng hôm đó tôi phải mất 8 tiếng đồng hồ mới về đến nhà. Tôi ra khỏi chỗ họp lúc 16:30 phút ngày 11/3 và về đến nhà lúc 12:30 phút ngày 12/3. 

v  Hiện nay tình hình người Việt Nam tại Nhật Bản và Tokyo như thế nào? Trong khả năng của mình, chị đang làm những công việc gì để tiến hành giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam ?

Chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến người ngọai quốc khi có thiên tai từ trước tới giờ. Lần này cũng vậy, các đài truyền hình, đài phát thanh  đều có tiếng Anh, Trung quốc, Hàn quốc, Tây ban nha và Bồ đào nha, Tagalog (Philippine). Cơ quan của chính phủ và của địa phương thông báo chi tiết về nơi tránh nạn, về thông tin giao thông, sinh họat, tình hình nhà máy hạt nhân, v.v.. ngay cả đến việc yêu cầu giữ gìn vệ sinh cá nhân, về giữ gìn sức khỏe cập nhật thông tin trong vòng 15 phút.

Hiện tôi đang phục vụ trong ban phiên dịch thông tin tiếng Việt Nam và công việc hòan tòan tự nguyên. Chính quyền địa phương rất chu đáo nên nếu người ngọai quốc, trong đó có Việt Nam cần sẽ được chăm sóc tận tình .

v  Trong hoàn cảnh thảm hoạ thiên tai khắc nghiệt như vừa qua, điều gì khiến chị ấn tượng nhất (cách tổ chức ứng cứu của chính quyền? thái độ và tâm lý bình tĩnh của người dân?)

Tôi cảm thấy nhiều lần là khi có thiên tai, người Nhật rất tử tế, hợp tác với chính quyền, với nhau để khắc phục thiên tai và cứu trợ người bị nạn. Lần nay cũng không ngọai lệ. Chính phủ tổ chức họp báo khẩn cấp khi cần, công chức không về nhà mà ngồi trong bộ để làm việc, ngủ tại cơ quan. Chính phủ thành lập uy ban cứu trợ và đối phó với thiên tai. Tât cả các thành viên trong chính phủ dù bộ trưởng hay thủ tướng hay vụ trưởng hay nhân viên đều không về nhà mà ở tai nơi làm việc.

Bệnh viện thì 24/24, dù ngay tại nơi có sóng thần, các bác sĩ và y tá làm việc không nghỉ tại bệnh viện từ khi nước rút, dù chính họ là người có người thân ruột thịt vừa chết hay bị mất tích chưa tìm thấy, dù chính họ cũng là người cần cứu trợ vì bị mất hết tài sản và thân nhân.

Tất cả các phương tiện truyền thông dành tất cả thời gian thông tin về trận động đất đồng thời tất cả những thông tin về sinh họat, cứu trợ, quyên tiền. Tin tức cập nhật từng phút. Có cả hệ thống nhắn tin bằng radio, TV,  ghi âm v.v… để đi tìm người thân. Có hẳn cả một kênh để rao tìm  tên tuổi và địa chỉ người trong vùng bị nạn, hình ảnh người bị mất tích. Nhân viên cứu trợ làm việc không ngưng nghỉ. Nguời dân tòan quốc sử dụng radio, TV để tặng bài hát an ủi hay khuyến khích người đang gặp nạn.

Từ lúc động đất đến giờ, không hề có hiện tượng cướp bóc, ăn cắp, lợi dụng thời cơ tăng giá. Mấy hôm nay, tàu xe điện không chạy nhiều dân chúng phải sắp hàng mấy trăm mét để được vào ga tàu điện và lên xe nhưng không hề có tình hình cãi nhau, xô đẩy, chen lấn mà rất trật tự dù thời gian chờ đợi có khi lên tới mấy tiếng đồng hồ.

Tôi rất cảm phục người Nhật Bản, dù có động đất lớn nhất lịch sử nhưng người dân Nhật đã có những hành vi tốt đẹp làm giảm đi rất nhiều mức độ thiệt hại. Nếu như trận động đất này xảy ra ở đâu đó chắc người ta sẽ đau lòng vì ngoài thiên tai còn là “nhân tai” đi kèm mà mức độ thiệt hại vì nhân tai nhiều khi còn hơn cả thiên tai…

v  Xin cảm ơn. Chúc chị cùng gia đình bình an!

(Blog  Nguyễn Tiến Dũng)

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o