» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81326177

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Góp ý về việc xác định tiêu chuẩn thiết kế hệ thống thủy lợi chống ngập úng khu vực TP Hồ Chí Minh.[12/12/09]
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung của Tp HCM nêu rõ: “kết hợp tốt giữa cải tạo với xây dựng... nhằm xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị hiện đại”.

GÓP Ý VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

HỆ THỐNG THỦY LỢI CHỐNG NGẬP ÚNG

KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH

Tô Văn Trường

T
iêu chuẩn thiết kế hệ thống thủy lợi khu vực thành phố Hồ Chí Minh là lĩnh vực rất phức tạp, liên quan nhiều vấn đề cho nên có ý kiến khác nhau là điều dễ hiểu. Về chiến lược phát triển thủy lợi, mục tiêu nói chung là xây dựng một hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh từ đầu mối đến mặt ruộng, đảm bảo chủ động cấp nước, thoát nước cho yêu cầu phát triển và tiến tới  quản lý vận hành sao cho hiệu quả để đối phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. Trước hết tôi muốn nhấn mạnh đến cơ sở khoa học, phương pháp luận và cách tiếp cận của  bài toán có tính chất hệ thống này. Xưa nay, các nhà khoa học thủy lợi khi xác định tiêu chuẩn thiết kế thường tham khảo và dựa vào các tiêu chuẩn của Liên Xô, Trung Quốc và một số nước khác. Đó là thành tựu khoa học của thế giới vì người ta  có kinh nghiệm đi trước, xây dựng tiêu chuẩn thiết kế dựa trên các phân tích kinh tế kỹ thuật và bài toán “trade off-đánh đổi”. Tuy nhiên, khi ứng dụng trong thực tế ở Việt Nam dù đã được bổ sung, điều chỉnh cũng vẫn nảy sinh những bất cập vì diễn biến trong thực tế rất đa dạng và phức tạp. Ví dụ như  khi thiết kế quy mô các cống vùng triều thường thiên về lớn. Cửa sông vận tốc dòng chảy lớn nhất khoảng 1,4-1,8m/s nếu ta áp dụng công thức dòng chảy qua cống vào đây để tính toán sẽ cần đầu nước khoảng 13-17 cm để đạt vận tốc nói trên, trong khi tổn thất trên đoạn kênh này chỉ vào khoảng 0,4 cm.  Dẫn chứng này để thấy rằng không có gì là bất biến và cũng không quá câu nệ vào các tiêu chuẩn đã được phê duyệt.

       Xây dựng theo tầm nhìn

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung của Tp HCM nêu rõ: “kết hợp tốt giữa cải tạo với xây dựng... nhằm xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị hiện đại”. Trên thực tế, những công trình cải tạo và xây dựng ở Tp HCM thường có tính chắp vá, manh mún, hình như để đối phó tình thế ở từng khu vực và từng thời điểm, hơn là có tính quyết đoán để tạo đột biến sâu xa về không gian và thời gian. Hy vọng hệ thống công trình thủy lợi chống ngập úng ở TP.HCM không theo vết xe đổ nói trên.

Trước khi đi vào chi tiết cụ thể, tôi muốn điểm qua một một vài ý chính hồi đầu năm 2008 khi góp ý cho dự án quy hoạch chống ngập úng khu vực TP.Hồ Chí Minh, tôi đã đề cập đến vấn đề lựa chọn tần suất thiết kế như sau : Kiểm soát lũ với tần suất thiết kế ở thượng lưu là không cần thiết bởi vì ở thượng lưu có nhiều bậc thang có thể chủ động trong điều tiết, mặt khác không phải các hồ thượng lưu đều có cùng tần suất lũ.  Dự án chọn lũ thượng lưu 1% (100 năm) và 0,5% (200 năm) làm lũ thiết kế? Xin lưu ý khác với thiết kế hệ thống đê, khi chọn tần suất tiêu thoát nước nội đồng TP.HCM cần làm rõ mực nước thiết kế tại khu vực TP.HCM là 1% và 0,5% (ứng với các tổ hợp khác nhau) hay lưu lượng lũ thiết kế thượng lưu 1% và 0,5%?. Nếu tạo ra một tình huống lũ thượng lưu với lưu lượng 1% và 0,5%, thuỷ triều cao và mưa tại chỗ 10%, thì có lẽ đây là tổ hợp bất lợi nhất gây nên mực nước tại Phú An và Nhà Bè ở tần suất trên 1.000 năm, chưa kể bão gió cấp 11 và nước biển dâng 70 cm thì có lẽ mực nước tại 2 nơi này phải tương đương tần suất 0,0000001% (1 tỷ năm). Trong ngành thuỷ lợi, tổ hợp tần suất được xem là bài toán cơ bản nhất để chọn tần suất thiết kế công trình. Ngay các nước tiên tiến trên thế giới có nền kinh tế hùng mạnh cũng phải chấp nhận chọn tần xuất tính toán thích hợp chứ không phải chống ngập lụt bằng mọi giá. Đề nghị Dự án xem lại vấn đề này để có lý giải hợp lý hơn khi chọn tần suất thiết kế cho hệ thống công trình. Ngập của thành phố xẩy ra thường xuyên với mưa lớn và mưa lớn kết hợp triều cường, còn ngập do lũ chưa phải là mối ưu tiên. Trong khi tính mưa đã dùng mô hình NAM cho đô thị là không thích hợp, phải sử dụng các mô hình thủy văn đô thị. Trong khi tính toán đã giả thiết “mưa trên lưu vực bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, như vậy mưa không bao giờ gây ngập! Trái với thực tế hiện nay hễ cứ mưa trên 40 mm là ngập, chưa kể mưa vào lúc triều cường. Khi làm hệ thống ngăn triều vòng ngoài cũng làm tăng mực nước trên các sông chính, đồng thời cũng làm tăng khả năng ngập úng và dẫn tới hệ quả. Thông thường khi mô phỏng tình hình tiêu nước trong khu vực đô thị, người ta thường dùng mưa trận thiết kế chứ không dùng mưa bình quân ngày như tính toán thủy lực vừa qua. Ở khu vực thành phồ Hồ Chí Minh, hệ số tiêu mưa bình quân ngày tần suất 10% khoảng 7-10 l/s/ha, trong khi dùng mưa trận tại một số khu vực có mật độ xây dựng lớn, hệ số tiêu có thể lên đến 120-180 l/s/ha. Điều này sẽ làm giảm mực nước mô phỏng trên các kênh tiêu nước, có thể dẫn đến những nhận định sai lệch về khả năng tiêu nước của hệ thống kênh rạch hiện có và hiệu quả của các giải pháp thủy lợi. Sử dụng mô hình NAM để tính ra lượng nước mưa, từ đó đổ vào các điểm họng nhận nước. Mô hình NAM là mô hình sử dụng cho lưu vực, không thể áp dụng cho thành phố HCM. Việc dùng mô hình NAM để tính biên lưu lượng gia nhập cho các đoạn sông trong khu vực đô thị thường được các công ty tư vấn nước ngoài ưa dùng nhưng theo chúng tôi không hợp lý  vì thường cho ra kết quả thiên nhỏ. Việc quá tải và cần phải nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước của nhiều đô thị trên thế giới từ Châu Âu đến Nhật Bản, Hồng Công có lẽ cũng một phần do việc xác định lưu lượng tiêu thiết kế trước đây thiên nhỏ khi áp dụng mô hình này. Địa hình của TP.HCM rất phức tạp vừa có hệ thống sông/kênh hở vừa có hệ thống cống ngầm kín cho nên chất lượng mô phỏng chủ yếu được quyết định bởi khả năng tích hợp và khái quát hóa các thông số của lòng dẫn và mặt đệm cũng như tính hợp lý của việc sơ đồ hóa các thành phần trong hệ thống . Một quy hoạch tiêu thoát nước hoàn chỉnh không chỉ giải quyết tốt nhiệm vụ được giao (đối tượng chính là ngập do triều và quan điểm đề xuất là cống ngăn triều) mà còn xác định được hướng giải quyết cho các đối tượng khác (mưa và lũ) với các giải pháp cơ bản khác (nâng nền, trạm bơm, khoanh vùng kết hợp...), không thể chỉ đề xuất làm hàng chục cống lớn là xem như xong nhiệm vụ. Nói như vậy không phải là không thể làm cống trên sông lớn để ngăn triều, bởi đây mới chính là bài toán cơ bản nhất cho tiêu thoát nước vùng ảnh hưởng triều, là hạ thấp mực nước trong vùng tiêu xuống bao nhiêu để không làm mất đi “nét đẹp” của triều nhưng vẫn đảm bảo “dung tích trống” để trữ và giữ mưa tạm thời nhằm tăng khả năng tiêu thoát. Ví dụ cụ thể là khu dân cư của đô thị mới Phú Mỹ Hưng được phát triển hoàn toàn trên vùng đất thấp ngập triều, nhưng do có cao độ nền và hệ thống tiêu thoát nước hợp lý nên đâu có bị ngập úng, trong khi các sông, rạch đi ngang qua khu vực này không chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp và cải tạo tiểu khí hậu mà còn giúp duy trì được mực nước ngầm một cách ổn định, tránh gây sụt lún. Việc chọn tần suất tính toán trong Dự án cũng chưa thật sự thuyết phục. Đúng ra, Dự án phải có sự phân tích tình hình kinh tế-xã hội và hướng phát triển của TP.HCM để từ đó đề xuất một tần suất thiết kế công trình chống ngập hợp lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất về “giảm ngập”-“kinh tế”-“môi trường”. Bất kỳ thủ đô hay thành phố lớn nào trên thế giới cũng đều có thể bị ngập do mưa-lũ-nước biển dâng... khi mực nước (hay mưa) vượt quá thiết kế, bởi họ đã tính toán kỹ mối quan hệ giữa “giảm thiểu” và “kinh tế”, vì không thể chống ngập bằng mọi giá. Vậy đối với khu vực TP.HCM, mực nước thiết kế ứng với tần suất nào là hợp lý nhất? (nên lưu ý đê sông Hồng tại khu vực thủ đô Hà Nội thiết kế với tần suất 1% hay 0,5% là tần suất mực nước, không phải tần suất lũ 1% hay 0,5% trên tất cả các nhánh sông Đà, sông Thao và sông Lô vv….)   

            Sau khi nghiên cứu tài liệu, tham khảo ý kiến của một số chuyên gia tôi thấy nếu sa đà vào việc chứng minh “ai đúng, ai sai” trong việc xác định tiêu chuẩn thiết kế hệ thống công trình thủy lợi khu vực TP.HCM sẽ là câu chuyện dài nhiều tập khó đến hồi kết. Thực tế là tiêu chuẩn kiểm định chân lý. Vậy thì từ lý luận, chúng ta cùng nhau giải quyết từng bước đi cụ thể chắc sẽ đạt được sự đồng thuận cao. Người ta thường so sánh tiến bộ khoa học với nước thủy triều đang dâng cao; Người nào thoáng nhìn những con sóng, đập vào bờ thì không thấy dòng triều đang lên; họ chỉ thấy một con sóng dâng lên, chạy vào, cuộn tròn và phủ lấy một dải cát hẹp, rồi rút ra khơi để lại bờ biển khô. Một con sóng khác tiếp nối, đôi lúc tiến lên xa hơn con sóng trước. Phía dưới của chuyển động tới lui trên bề mặt có một chuyển động khác, sâu hơn, chậm rãi hơn, mắt thường khó nhận ra; đấy là chuyển động tiệm tiến liên tục theo cùng chiều hướng làm mực nước biển đều đặn dâng cao. Những ngọn sóng đánh vào rồi rút ra là hình ảnh chân thực của những nỗ lực nhằm lý giải rồi bị phản bác, nhằm tiến tới rồi phải lùi lại. Phía dưới là tiến bộ chậm rãi và đều đặn, từng bước chinh phục những vùng đất mới và đảm bảo những học thuyết vật chất được trường tồn trong một truyền thống.

1.          Cấp công trình được chọn là tùy theo khu vực, loại công trình, độ lớn công trình và mức độ quan trọng là chính. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống công trình thủy lợi chống úng là công trình quan trọng và cùng hệ thống liền với nhau (đê) xung quanh  thành phố nên có thể đưa vào cấp 1. Xác định cấp của hệ thống: Đối với các khu vực thành phố thì ở QĐ3448 đã xác định rõ là cấp I, chúng tôi cho là hợp đây là khu đông dân, thành thị cấp I.  Cấp công trình của đê và cống có thể khác nhau (thí dụ như kênh vượt cấp) tùy theo đặc điểm công trình và các điều kiện địa hình, đất đai vv… Khi đề cập đến thiết kế đê, thì phải gắn liền với hệ thống cống dưới đê: Như vậy cần phải đặc biệt chú ý đến hình thức phân cấp các loại công trình này. Hiện nay TCXDVN vần còn khá  “mập mờ” trong 02 điều khoản 2.10 và 2.13 về thiết kế cống. Việc xác định cống chính, phụ cần phải có kinh nghiệm, nhất là ở Thành phố với tình hình tiêu thoát không “thông thoáng” như hiện nay. Do vậy cần phải có sự linh hoạt khi xác định cấp của các cống dưới tuyến đê chính theo TCXDVN 285-2002, trong đó vận dụng điều khoản 2.10 đối với các cống chủ yếu và vận dụng điều khoản 2.13 đối với các cống thứ yếu. Nhưng cần xác định rõ khẩu độ cống và tầm quan trọng của mỗi khu vực để phân chia các cống chính/phụ.

2.          Công trình là đê ngăn thì mực nước sông là quan trọng, công trình là cống ( hộp? hay cống hở ?) hoặc cống kết hợp bơm tiêu thì lưu lượng thiết kế và mực nước thượng hạ lưu sẽ là yếu tố quyết định. Khả năng xây dựng cống tiêu kết hợp bơm tiêu nhiều hơn vì thường để đảm bảo tiêu cho hệ thống lớn thì mực nước thượng lưu ở công trình đầu mối này thường thấp hơn mực nước hạ lưu vào mùa mưa và nước lớn, riêng mùa khô thì có thể không cần bơm mà chỉ dùng cống, sẽ tiết kiệm năng lượng bơm.

3.          Tần suất tính toán:  Xưa nay, các nhà khoa học trên thế giới khi tính tiêu thì việc lựa chọn tần suất là 10%, 5%,  hay 1% là các tần suất được lựa chọn tùy theo cấp công trình (quy phạm ngành) . Như tình hình hiện nay, cần xem xét các tần suất tính toán theo khả năng, cũng như mật độ kênh, dân cư  chứ không nên bó buộc chỉ tính với 5% như QĐ 3448 đã phê duyệt.  Tuy nhiên, khi chọn lựa các thông số tính tiêu cho công trình thì quan điểm lại khác nhau. Trong điều kiện áp dụng có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu, lũ bão thì nhiều quan điểm khác nhau và rất phức tạp.

Về tần suất lũ đến các biên thượng lưu của mô hình, chúng tôi cho rằng  việc lấy tần suất theo lưu lượng xả lũ của các công trình hồ chứa thượng lưu trong quá khứ là rất phi khoa học.  Phía tư vấn đã hiểu sai ý trong TCXDVN 285-2002. Trong Bảng 4.2 trong TCXDVN 285 - 2002 có đề xuất nếu ở phía thượng nguồn có những tác động làm thay đổi điều kiện hình thành dòng chảy hoặc có công trình điều tiết thì khi xác định các yếu tố trong điều này, cần phải kể đến khả năng điều chỉnh lại dòng chảy của các công trình đó”

Điều này không có nghĩa là tính lại tần suất lũ xả theo thực tế trong quá khứ mà vẫn phải tính tần suất lũ đến theo tự nhiên rồi tính toán điều tiết xả lũ của công trình sẽ có được lưu lượng xả của công trình theo tần suất lũ đến, đây mới là xem xét khả năng điều chỉnh dòng chảy của công trình!!!

Đứng trên quan điểm đồng nhất giữa nhà thủy văn và thủy lực có thể đề xuất theo phương cách sau đây:

-          Chọn 1 thời gian bất lợi trong năm cho cả khu vực là điều quan trong, có thể là năm 2000 hoặc theo tần suất tính toán năm. Sau đó, chạy bài toán thủy lực cho cả vùng lớn để tìm mực nước thiết kế cho từng khu vực tương ứng.

-          Đường quá trình triều nếu đã bao gồm thời gian lũ thì chỉ cần mực nước triều là đủ, nếu không phải chọn cái nào bất lợi nhất (lũ hay triều hay bão).  Chỉ cần chọn 1 trường hợp bất lợi hợp lý nhất về mực nước để tính toán.

-           Mưa có thể chọn theo mưa 1 ngày max của năm tần suất của khoảng thời gian sau 10 năm trở lại vì có yếu tố biến đổi khí hậu

-           Đối với đê ngăn thì mực nước thượng lưu và hạ lưu là quan trọng. Đối với cống, trạm bơm thì lưu lượng và mực nước thượng lưu-hạ lưu là yếu tố quyết định.

-           Để cho đơn giản thì chỉ dùng 1 tần suất bất lợi tính toán cho tất cả công  trình tại từng khu vực công trình (thí dụ có thể chọn 5%) + 30 cm cho biến đổi khí hậu (thiết kế tính cho 50 năm sau, đâu cần tần suất cho biến đổi khí hậu?)

-           Mực nước thiết kế hạ lưu của công trình sẽ so sánh với trường hợp tính đến mực nước đảm bảo ở từng khu vực để chọn lựa hoặc tính toán chi tiết hơn.

-           Nếu chọn thiết kế từng giai đoạn thì trước mắt là cho giai đoạn 20 năm trước khi thiết kế đê và cống gồm có hạng mục nào, sau đó giai đoạn 30 năm sẽ thêm các công trình gì để có phần kế thừa (cốt thép tính trước,  chờ …)

-           Nước dâng do bão:  Có ý kiến tạm thời theo tiêu chuẩn thiết kế đê biển 130-2002.  Nước dâng do nước biển dâng, cần đưa vào tính toán theo QĐ1590 và tham khảo chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu năm 2009. Phần tính toán lại mực nước dềnh do bão, tôi tán thành quan điểm của Ts Trịnh Công Vấn.

4.         Chỉ  tiêu về mưa: Không thể tách rời tổ hợp ảnh hưởng bất lợi của Mưa + Triều + Lũ, vì nó ảnh hưởng đến khả năng tính toán lượng nước, thời gian nước rút/ngập bởi vì mưa lớn mà triều rút nhanh thì không ngập nhưng mưa nhỏ mà triều đầy nước thì chắc sẽ bị ngập.  Các chỉ tiêu hiện nay về mưa mới là tính toán cho mưa tại chỗ (khu vực nhỏ, cục bộ) mà theo QĐ1590 thì cần phải xem xét chiến lược dài hạn, nghĩa là phải có sự thích nghi với biến đổi khí hậu. Như vậy, phải xem xét mưa trên lưu vực, tác động trên toàn vùng. Có chuyên gia nhận xét với tôi khi nhận định yếu tố biến đổi khí hậu, có nhà khoa học tính tần suất mưa gia tăng chính xác là 8,3%, không biết làm sao lại tính toán giỏi được như thế!? Bởi vì các kịch bản cho biến đổi khí hậu và nước biển dâng có độ sai số rất lớn đối với mưa ngày, nhất là khi tính đến mưa trận 180 phút lớn nhất và mưa  24 giờ lớn nhất. Hơn nữa, khi biến đổi khí hậu thì mưa thay đổi trên toàn vùng , trong khi chỉ tiêu nói trên mới chỉ áp dụng cho  mưa tại chỗ, còn mưa ở trong lưu vực ảnh hưởng đến mực nước chưa được xét đến. Đối với tần suất mưa: nên tham khảo theo các nước tiên tiến trên thế giới.

5.         Có thông tin trung tâm chống ngập TPHCM đang xây tường chắn lưu để phân ranh ngập theo chức năng của các cống theo tôi không hợp lý vì cần phải tìm hiểu dòng chảy trong khu vực và ranh giới lưu vực đến đâu, qua điều tra thực tế, đo đạc để tính bài toán cho toàn lưu vực bởi vì có khi lưu vực ngoài phạm vi của thành phố?. Mấu chốt là phải tìm được mô hình thích hợp cho bài toán tiêu thoát nước khu vực TP.HCM  trong đó mạng lưới hệ thống kênh rạch, cống, khu trữ phải trong cùng 1 model. Cần xem xét ranh giới lưu vực và đo đạc thích hợp để kiểm định mô hình thì mới sử dụng được trong thực tế. Xin lưu ý số liệu phải lấy đồng bộ cùng tần suất, cùng thời gian. Sử dụng các mô hình toán có thể mô phỏng chi tiết các hệ thống thoát nước nội thành bao gồm khu chứa (có thể vô tình là khu trữ vì bị nghẹt hoặc trũng, hoặc ruộng vườn), bao gồm chảy tràn, thấm, nước ngầm, khu trữ. Có thể nghiên cứu so sánh sử dụng mô hình tính toán URBAN DRAINAGE của DHI và của InforWorks  áp dụng cho TP.HCM để mô phỏng dòng chảy và tính toán lưu lượng tiêu. Dù bất cứ mô hình nào cũng phải kiểm định cho đúng với thực tế.

6.         Cao trình đỉnh đê: Phải xác định mực nước thiết kế cho các tuyến đê, bao gồm:  Mực nước triều thiết kế + mực nước dâng do bão + mực nước dâng do mưa (BDKH) + mực nước dâng thêm do thay đổi mặt đệm (Xây dựng công trình) + mực nước dâng do nước biển dâng. (Cần xem xét theo theo A6.77 đối với tuyến đê và theo TCXDVN 285-2002 đối với cống).

7.       Hệ thống  thoát nước của  TP.HCM  muốn  mức đảm bảo cao thì người thiết kế không  phải chỉ  tính đến sự phát triển trong tương lai mà còn phải tính toán khả năng vận hành của hệ thống, phương thức quản lý vv…. 

8.         Việc dùng mô hình thủy lực tính toán cho vùng ảnh hưởng thủy triều có các ô chứa: cần xem xét kỹ các quy mô của các ô chứa vì nếu các ô chứa nhỏ hơn thực tế sẽ làm cho quy mô công trình lớn và ngược lại. Như vậy việc quy mô công trình phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố không chắc chắn như thời gian tập trung dòng chảy đô thị, quy mô các ô chứa... sẽ làm cho công trình thiết kế không đảm bảo được nhiệm vụ đặt ra và có thể sẽ rất lãng phí tiền bạc. Trong lần báo cáo trước, tư vấn đã nêu là quy mô công trình tăng 30% so với tính toán trong giai đoạn quy hoạch!?  Thông thường trong giai đoạn quy hoạch tính rất thoáng, các thông số đều thiên về an toàn cho nên giai đoạn thiết kế tăng quá nhiều kinh phí đầu tư cần phải xem xét lại để việc sử dụng nguồn vốn thật hiệu quả.   .

9.         Tháng 7/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tiêu thoát  nước hệ thống sông Nhuệ. Trong đó Tiêu chuẩn tính toán tiêu cho vùng nội thành Hà Nội tính với mưa 24h max và tần suất thiết kế là 10%, tiêu chí tiêu mưa giờ nào tiêu hết giờ ấy.  Vùng ngoại thành tần suất 10%, mưa 3 ngày max, mưa 3 ngày tiêu 5 ngày.  Tuy nhiên, trước đó, cũng đã có nhiều ý kiến bàn luận tính thử cho trường hợp tần suất thiết kế 5%, 7%. Đối với TP.HCM tình hình còn phức tạp hơn cho nên việc vận dụng cần lưu ý những điểm đã phân tích ở trên.

            Kết luận:  Bài toán thủy lực để xác định ra quy mô, kích thước cống, đê và một số chọn lựa khác. Kết quả tính toán thủy lực lại dựa vào tần suất (bài toán thủy văn) để chọn biên tính toán cho nên nếu chọn biên sai (đầu vào) sẽ ảnh hưởng đến kết quả tính toán.  Tin rằng các vấn đề nêu trên giúp ích cho những người có trách nhiệm xem xét, tham khảo.  TP.HCM  sẽ xuất hiện hệ thống công trình thủy lợi chống ngập úng với các quy mô khác nhau. Hy vọng người dân khi “chiêm ngưỡng” hệ thống đê, cống ở khu vực thành phố lại nhớ đến lời của viên huyện lệnh Tây Môn Báo khi huy động dân chúng xây dựng thủy lợi, được ghi chép trong Sử ký của Tư Mã Thiên: “Dân chúng có thể vui thích khi việc đã thành, nhưng không thể cùng họ lo toan khi bắt đầu làm. Nay các cụ và con em tuy lo lắng, khổ sở vì ta, nhưng một trăm năm sau thế nào con cháu của các cụ cũng sẽ nhớ đến lời ta.”

                                                Thành phố Hồ Chí Minh ngày 8 tháng 12 năm 2009

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o