» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81270927

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Suy nghĩ về gói kích thích kinh tế đối với nông thôn.[14/12/09]
Việt Nam đã phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xuất phát từ Thái Lan năm 1997 nhưng mức độ tác động ảnh hưởng hồi đó không lớn và nặng nề như cơn khủng hoảng tài chính năm 2008 xuất phát từ Mỹ

SUY NGHĨ VỀ GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ ĐỐI VỚI NÔNG THÔN

 

Tô Văn Trường

 

 
Việt Nam đã phải
đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xuất phát từ Thái Lan năm 1997 nhưng mức độ tác động ảnh hưởng hồi đó không lớn và nặng nề như cơn khủng hoảng tài chính năm 2008 xuất phát từ Mỹ. Ngày 2/4/2009 các nước G20 họp ở Anh đã thông qua một một chiến lược chống suy thoái với số tiền hỗ trợ nền kinh tế trị giá tới 1.400 tỷ USD. Nội dung gói kích thích phụ thuộc vào mức độ khó khăn của từng nước để xác định nội dung cần phải thực hiện để ổn định, khôi phục và phát triển kinh tế.

Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều nhận thức gói kích thích kinh tế là cần thiết, nhưng biện pháp tác động như thế nào, làm cái gì, khi nào, bao nhiêu là đủ vẫn là thách đố lớn! Bởi vậy, ngay gói kích thích kinh tế của Chính phủ gây ra nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về mục đích, thực chất của việc chi tiêu và hiệu quả mang lại. Do nhiều nguyên nhân, rất khó đánh giá một cách chính xác hiệu quả của gói kích thích kinh tế nhưng người dân dễ nhận thấy sự phấn khởi ra mặt chủ yếu của  một số tập đoàn kinh tế, và doanh nghiệp lớn. Họ phấn khởi là phải bởi vì nếu không có gói kích thích kinh tế thì đã khối anh phải sạt nghiệp hoặc phá sản và nguy cơ phải trả lời trước các cơ quan pháp luật của nhà nước về làm ăn thua lỗ, nợ có nguy cơ khó trả.  Nhìn lại lịch sử phát triển của nước nhà, mỗi khi đất nước lâm nguy, khủng hoảng thì vai trò của ngành nông nghiệp luôn là cứu cánh, giúp cho đất nước gượng dậy, thoát qua cơn hiểm nghèo. Năm 1989, công nghiệp tăng trưởng âm, nhưng sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh nên cứu được khủng hoảng. Đến năm 1999, một lần nữa, công nghiệp – dịch vụ đều chựng lại, chỉ có nông nghiệp tăng trưởng tốt nên đã cứu được nền kinh tế đang bên bờ vực khủng hoảng. Tuy nhiên, trong thực tế, vấn đề tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông dân)  lại chịu thiệt thòi nhất, hưởng lợi ít nhất từ gói kích thích kinh tế của Chính phủ. Về mặt lý thuyết: thông thường hiểu kích thích là để khơi dậy một tiềm năng; đánh thức một" nôị dung" đang ngủ; là để lấy đà làm thay đổi vận tốc cuả quá trình, là khơi thông dòng chảy. ==> Vậy “tam nông” của chúng ta  " cái gì đang ngủ"; dòng chảy nào cần khơi thông? mong đơị về tiềm năng ở chỗ nào?

Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, và hội nhập kinh tế quốc tế, nông dân là tầng lớp dễ bị tổn thương nhất, đồng thời cũng hưởng lợi ít nhất.  Vốn đầu tư cho nông nghiệp thời gian qua vừa ít, vừa có xu hướng giảm tỷ trọng trong đầu tư công. Trong 5 năm 2001-2005 tổng đầu tư cho nông nghiệp nông thôn mới đạt 113.116 tỷ đồng, đáp ứng khoảng 17% nhu cầu. Trong khi nông nghiệp vẫn chiếm 22% trong GDP thì chi tiêu công cho nông nghiệp chỉ đạt 6-7% ngân sách nhà nước hay 1-1,5% GDP và đang giảm tiếp theo xu thế  hạ dần, như  năm 1984 tỉ lệ này 21,36%, thì năm 2007 chỉ còn 6,7%. Về cơ cấu tổng vốn đầu tư trong nông nghiệp trong thời gian qua không có nhiều thay đổi: đối với giai đoạn 2001-2005, nhà nước 19%, doanh nghiệp 44%, hộ gia đình 20%,  đầu tư nước ngoài 12% , đầu tư khác 5%.  Theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì giai đoạn 2006-2010, cơ cấu tổng vốn cho nhà nước sẽ là: nhà nước 26%, doanh nghiệp và hợp tác xã 42%, hộ gia đình 22% và FDI 10%. Kế hoạch của Bộ NN&PTNT có lẽ chỉ có giá trị trên bàn giấy vì thực tế đầu tư công cho phát triển nông nghiệp ngày càng giảm mà ngay cả gói kích thích kinh tế cho Tam nông chỉ chiếm có 0,2% trong số 400 nghìn tỷ đồng (theo báo Sài gòn tiếp thị). Ngay cả khi đã được phân bổ số kinh phí ít ỏi ấy cũng khó đến tay được các doanh nghiệp nhỏ và người nông dân vì họ không thông thạo các “thủ tục” , thiếu đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong xây dựng dự án cũng như lập các báo cáo tài chính lại bị những ràng buộc phi thực tế về cơ chế, chính sách. Minh chứng là trong chuỗi hội chợ và hội trại Bông lúa vàng Việt Nam do 1 đơn vị của Bộ NN& PTNT tổ chức, nhiều hội thảo có nội dung về gói kích cầu cho nông thôn, nhiều ý kiến đánh giá nông dân chưa được hưởng là bao. Ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long tháng 8/2009, một cuôc hội thảo về  công nghiệp hóa nông nghiệp, khách mời là những quan chức liên quan để  giải ngân được đông đảo cán bộ lãnh đạo tỉnh đến dự hỏi rất nhiều đến mức thiếu cả thời gian cho hội thảo. Nói chung, thắc mắc của các địa phương là có rất nhiều rào cản, có ngân hàng trả lời hết vốn cho vay, có nơi quy định tỷ lệ các bộ phận máy nông nghiệp là nội địa không thực tế. Ở miền Trung theo một vị giáo sư  mới đi giảng dậy về quản lý kinh tế kể lại trong số 200 chủ nhiệm hợp tác xã ở Bình Định mới chỉ có 1 chủ nhiệm hợp tác xã ở thị trấn Bình Định  được vay 1 tỷ đồng (trong khi doanh số 300 tỷ) thì con số 1 tỷ kia quá nhỏ bé nhưng  xem ra vẫn còn hạnh phúc chán so với nhiều hợp tác xã khác không được đồng nào từ gói kích thích kinh tế! Rõ ràng, việc triển khai gói kích thích cho tam nông rất khó, rất chậm, người cần vốn thật sự lại không đươc vốn; có khi vốn đi lạc địa chỉ. Tiền cứu trợ thiên tai còn đi lạc chỗ thì cũng không nên loại trừ trường hợp nầy. Trong khi đó, chênh lệch thu nhập giữa nông dân và người dân ở thành phố ngày càng cao, với chỉ số Gini khoảng 0,43; Nông dân bị mất đất do phát triển công nghiệp, du lịch và đô thị mà không kiếm được kế sinh nhai mới; Môi trường tự nhiên và nhân văn ở nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng với sự xuất hiện nhiều làng ung thư, các con sông chết, các giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một, tệ nạn xã hội nông thôn ngày càng gia tăng.

            Muốn giảm bớt khoảng cách giầu nghèo, ổn định và phát triển kinh tế bền vững cần phải cầu thị, lắng nghe ý kiến của người dân, các nhà khoa học để đưa cuộc sống vào cơ chế chính sách. Cần nhìn lại, đánh giá cách công khai, sòng phẳng về hiệu quả của gói kích thích kinh tế, bởi vì tam nông thời “hội nhập”, thúc đẩy phát triển khác hẳn với thời “cởi trói” cả về tầm nhìn, nhận thức, giải pháp, bước đi trước mắt và lâu dài. Trong bài toán tam nông, vấn đề phát triển nông thôn là nền tảng, là chủ lực để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống của nông dân. Phát triển nông thôn liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, mạng lưới điện…) nâng cao dân trí giáo dục, y tế, giảm miễn thuế cho các gia đình nghèo, giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiến hành công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn phù hợp với thực tế. Nước ta vẫn còn vài chục triệu lao động ở nông thôn, trong đó chỉ có khoảng 4% được đào tạo ở mức sơ cấp và trung cấp kỹ thuật, còn hầu hết chưa có cơ sở nào đạo tạo nghề cho nông dân, ngoài các lớp khuyến nông. Trên công luận có nhiều ý kiến cần phải sửa chính sách hạn điền, khuyến khích và hỗ trợ  sản xuất phát triển đa dạng hóa các sản phẩm nông sản phục vụ thị trường, kéo dài thời gian thuê đất, áp dụng mức thấp nhất trong khung giá thuê, trợ giúp đầu tư công cho việc phát triển các dịch vụ, khuyến nông, dự báo, xúc tiến thương mại, kích thích tiêu dùng. Tích tụ tư bản là quá trình tất yếu để công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Trong nông nghiệp, tích tụ tư bản trước hết thể hiện trong việc tích tụ ruộng đất để có thể cơ giới hóa nông nghiệp, thực hiện sản xuất theo GAP để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và sản xuất vùng nông nghiệp hàng hóa chuyên canh quy mô lớn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của công nghiệp, chế biến và thị trường

Kết luận:

Sự thật nền kinh tế nước ta gặp phải khó khăn, khủng hoảng trong thời gian vừa qua phần lớn do sai lầm chính sách và điều hành phiêu lưu gây nên lạm phát trầm trọng đến 22,8% vào  giữa năm 2008, giá trị tài sản chứng khoán chỉ còn khoảng 1/3!  Người dân không thể nào quên các tập đoàn kinh tế nhà nước thua lỗ trầm trọng, trước hết là mất  trên thị trường chứng khoán và thị trường địa ốc, rôi mới đến các lĩnh vực kinh doanh chính  của họ, nhưng toàn bộ gánh nặng này, nền kinh tế cả nước và người dân phải gánh chịu.  Hiện nay, nguy cơ lạm phát cao rất lớn, thậm chí có thể khó kiểm soát, hoặc sẽ buộc phải xài hết nguồn vốn dự trữ là điều cần lường trước. Kinh tế nước ta bắt buộc phải chuyển sang phát triển theo chiều sâu, cải tổ lại nền kinh tế, xóa bỏ các tập đoàn, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, yếu kém, xóa bỏ "nền kinh tế GDP tỉnh" và tư tưởng tư duy theo nhiệm kỳ.

Hiện nay đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp mới chiếm khoảng 4%, trong khi theo cam kết của Việt Nam với WTO chúng ta được quyền trợ cấp cho nông nghiệp lên đến 10% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. Trước mắt, vốn kích cầu cần ưu tiên cho cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo an sinh xã hội. Để cho nụ cười của người nông dân cũng tươi như nụ cười của các nhà doanh nghiệp, cần đầu tư có hiệu quả, hợp đạo lý, đẩy mạnh chống tham nhũng  và sửa đổi các chủ trương chính sách lạc hậu, nhanh chóng đưa Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) từ 09-17/7/2008 về Tam Nông vào cuộc sống.

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o