» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81317768

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Tìm hiểu bản sắc thành phố Hải Phòng.[15/08/09]
Tham luận tại Hội thảo:”Quy hoạch xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng hướng biển” nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Quy hoạch Hải phòng

TÌM HIỂU BẢN SẮC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

(Tham luận tại Hội thảo:”Quy hoạch xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng hướng biển” nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Quy hoạch Hải phòng).

 

                                                                                     TS Phạm Sỹ Liêm

                                                              Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển Hạ tầng

 

Sông Cấm (Hải Phòng)

 

 

1.Hải Phòng tăng trưởng nhanh từ khi tiến vào Thế kỷ 21: dân số đô thị từ   593 200 người năm 2000 đã đạt tới 740 700 người năm 2007, tăng 24,86%, trong khi đó GDP toàn thành phố tăng tương ứng từ 10487 tỷ đồng lên đến 31562 tỷ đồng, tăng 188% !Đáng chú ý là tỷ lệ khu vực tư nhân mới là 4,8% GDP năm 2000 đã tăng vọt lên đến 22,4% năm 2007. Trong bối cảnh đó không có gì đáng ngạc nhiên khi biết rằng tổng thu ngân sách thành phố trong giai đoạn này đã từ 4591 tỷ đồng  tăng vọt tới 18346 tỷ, tăng 300%! Với nguồn ngân sách dồi dào, hiển nhiên Hải Phòng có điều kiện phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị để đáp ứng các nhu cầu dịch vụ công cộng đang tăng nhanh  và làm thay đổi diện mạo của thành phố trấn giữ cửa ngõ Biển Đông này.

Trước đây Hải Phòng được biết đến như một thành phố cảng và thành phố công nghiệp. Thời đó, hoa phượng đỏ đầu mùa hè, tiếng còi nhà máy và bộ quần áo lao động quanh năm màu xanh của phần đông  người đi lại trên phố đã góp phần tạo ra bản sắc rất riêng của Hải Phòng. Khu nghỉ mát Đồ Sơn cũng là nét đặc sắc của Hải Phòng. Trong thời kỳ đổi mới, nhất là vào thế kỷ mới, Hải Phòng đã phát triển với tốc độ phi thường, đóng góp rất lớn cho sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vẫn là thành phố cảng và thành phố công nghiệp nhưng cảng và công nghiệp Hải Phòng đã khác xa trước đây về quy mô và chất lượng. Cảng Lạch Huyện trong tương lai càng củng cố thêm vị thế cảng của Hải Phòng. Khu công nghiệp cùng với khu đô thị mới Đình Vũ mở ra chân trời mới cho sự nghiệp phát triển Hải Phòng hướng ra biển. Dịch vụ du lịch không chỉ khai thác Đồ Sơn mà đã vươn đến đảo Cát Bà, do đó gắn kết với du lịch Hạ Long. Quá trình phát triển năng động và nhiều ý tưởng sáng tạo đó của Hải Phòng thực đáng khâm phục! Trong các thành tựu to lớn của Hải Phòng có sự đóng góp xứng đáng của các nhà quy hoạch và những người xây dựng  thành phố.

2.Cùng với cả nước, Hải Phòng đang chuẩn bị định hướng phát triển trong thập kỷ thứ hai của Thế kỷ 21, thế kỷ của toàn cầu hóa với rất nhiều ẩn số ở phía trước như nền kinh tế tri thức, biến đổi khí hậu toàn cầu kèm theo nước biển dâng, hợp tác và cạnh tranh giữa các nền kinh tế…Là thành phố cảng, Hải Phòng chắc hẳn phát triển hướng ra biển như chủ đề của Hội thảo này, thế nhưng biển của Hải phòng rộng lớn bao nhiêu? Hải Phòng không phải là quốc đảo như Sin ga po, vậy hậu phương của Hải Phòng trải ra  đến đâu, kết nối với nó thế nào?

.Biển có 3 phần: biển ven bờ, biển gần và biển xa, tức đại dương. Tôi nghĩ, biển của Hải Phòng  bao gồm cả 3 phần đó, và nội dung hướng ra biển của Hải Phòng thể hiện chính sách kinh tế biển của nước ta. Muốn hướng ra biển trong bối cảnh toàn cầu hóa thì phải “chen vai thích cánh”, vậy HP sẽ đồng hành cùng với ai? Bạn đồng hành trong nước có thành phố Hạ Long với cảng Cái Lân, một đỉnh khác của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trong tương lai có thể có khu kinh tế Nam Thanh Bắc Nghệ với cảng Nghi Sơn và xa hơn nữa biết đâu có cả khu kinh tế cảng Vân Đồn đang có lời bàn loáng thoáng.

Đối tác biển gần trước hết là các cảng của các tỉnh TQ láng giềng như Quảng Tây (Phòng Thành, Bắc Hải), Quảng đông ( Trạm Giang), Hải Nam ( Hải Khẩu, Tam A’), xa hơn chút nữa có Hồng Kông , Ma ni la. và Sin ga po. Còn đối tác biển xa thì khôn kể xiết được. Tôi nghĩ chắc Hải Phòng đã có được các thông tin cần thiết và cập nhật của các đối tác kể trên. Nhân đây tôi xin nhắc qua đến chiến lược phát triển đối ngoại hai cánh của TP Nam Ninh, thủ phủ Tỉnh Quảng tây láng giềng. Điều quan trọng là để thực hiện chiến lược này, Nam Ninh được cải tạo và xây dựng rất hiện đại với Đại lộ  Dân tộc dài 10 km, nay đã xong một nửa,với Trung Tâm Hội nghị Đông Nam  A’  (cũng do cty tư vấn của Đức từng thiết kế Trung tâm Hội nghị quốc gia của Việt Nam thiết kế) khang trang cùng khu nghỉ của 12 nguyên thủ quốc gia ĐNA giống như khu du lịch sinh thái cao cấp,và mới đây là Khu Hội chợ- Triển lãm ĐNA rộng rãi, trong đó mỗi quốc gia ĐNA có một nhà triển lãm và bán hàng.

Phải chăng Hải Phòng đã có Chiến lược hướng ra biển ? Nếu đã có thì rất tốt nhưng nếu chưa có thì nên nhanh chóng xây dựng, bước đầu có thể là Định hướng và bước sau là Chiến lược hướng ra biển. Nội dung của Chiến lược như thế sẽ rất phong phú, từ kinh tế , quốc phòng đến xã hội và đào tạo nguồn nhân lực. Dựa trên Chiến lược này các nhà quy hoạch sẽ lập quy hoạch phát triển Hải Phòng hướng biển (về xây dựng) và hướng ra biển (về kinh tế, quốc phòng). Để hướng ra biển thì Hải Phòng cần có mối liên kết chặt về mặt giao thông và các mặt khác với hậu phương của mình, nhất là khi hậu phương đó mở rộng ra đến cả Vân Nam và Thượng Lào. Tại Hội thảo này chắc hẳn các chuyên gia sẽ đóng góp nhiều ý tưởng về quy hoạch đô thị. Tham luận này của tôi chỉ tập trung vào chủ đề xây dựng bản sắc đô thị mà thội.

3.Thoạt nghĩ thì bản sắc(character) đô thị là các đặc trưng tạo ra sự khác biệt nổi bật của đô thị nào đó so với đô thị khác, thế nhưng như vậy hóa ra bản sắc chỉ là kết quả  nhận thức thông qua so sánh của kẻ quan sát đến từ bên ngoài? Thế việc bản thân người dân đô thị đó cảm nhận thế nào về bản sắc thì có quan trọng không? Nhận thức của người bên ngoài và cảm nhận của chính người dân đô thị về bản sắc đô thị đó có đồng nhất không? Đây là chủ đề nghiên cứu khá thú vị về đô thị học,  thế nhưng trong bài này tôi chỉ muốn giới thiệu vắn tắt quan điểm đối với bản sắc đô thị của trào lưu Tân Đô thị học (New Urbanism) mới hình thành từ thập kỷ 90 thế kỷ trước để tiện trao đổi về bản sắc đô thị Hải Phòng.

Bản sắc đô thị là một trong số các yếu tố quan trọng góp phần hình thành điều kiện  sống tốt (livability) của đô thị. Vì điều kiện sống tốt có hai cấp độ là cấp cộng đồng và cấp toàn đô thị nên bản sắc đô thị cũng vậy, có bản sắc của cộng đồng (Character of community) và bản sắc toàn đô thị ( Character of city). Đối với đô thị không lớn, cả đô thị là một cộng đồng, thì hiển nhiên bản sắc không còn “phân cấp” nữa.

Thành viên cộng đồng cảm nhận được bản sắc của cộng đồng khi họ có cảm nhận cộng đồng (Sense of community), thể hiện qua cảm nhận quy thuộc (Sense of belonging), tình cảm gắn kết xã hội, và cảm nhận địa điểm (Sense of place) (có người gọi là cảm nhận nơi chốn). Người bên ngoài nhận biết được bản sắc cộng đồng dựa trên các mặt sau đây:

  • cư dân: thân thiện, văn minh;
  • môi trường: trong lành, kiến trúc đẹp và đặc sắc, cảnh quan thiên nhiên ưu việt ;
  • di sản văn hóa: lịch sử địa phương, truyền thống và truyền thuyết phong phú;
  • hoạt động hội hè: lể hội, nhạc hội, liên hoan, hội chợ;
  • đặc sản: món ăn, thức uống, đồ thủ công mỹ nghệ.

Bản sắc cộng đồng dù hữu hình hay phi vật thể cũng đều phải chân thực, xuất phát từ tâm của các thành viên cộng đồng chứ không thể là giả tạo hay đóng kịch.

Bản sắc cộng đồng là điều kiện cần nhưng chưa đủ để làm nên bản sắc đô thị, nhất là đô thị lớn. Bản sắc đô thị ngoài ra còn được thể hiện thông qua:

  • trung tâm đô thị hấp dẫn, cảnh quan đặc sắc;
  • không gian thị dân (civic space) rộng rãi, dễ tiếp cận;
  • giao thông đô thị thuận tiện và khuyến khích đi bộ. Khi đi bộ , người dân mới thực sự cảm nhận được thành phố của mình..

Hội Khoa học Đô thị  Trung Quốc năm 2006 đưa ra bộ tiêu chí đánh giá đô thị nghi cư(sống tốt), trong đó có tiêu chí về môi trường nhân văn gồm vấn đề gìn giữ di sản văn hóa, hài hòa kiến trúc xưa và nay, hòa hợp kiến trúc với môi trường, và tiêu chí cảnh quan đô thị gồm cảnh quan trung tâm đô thị, cảnh quan cộng đồng và dung mạo đô thị. Các tiêu chí đó đều có liên quan với bản sắc đô thị.4. Bản sắc đô thị phải bắt đầu từ trung tâm thương mại của đô thị,  gọi tắt là CBD, là nơi mà khách xa đến và người dân đô thị đều lại qua. Thời Pháp, trung tâm Hải phòng gắn liền với cảng, bao gồm cụm công trình Tòa Đốc lý, Ngân hàng Đông dương, Nhà Hát lớn, Nhà Xéc (Câu lạc bộ)…Tôi không rõ CBD Hải phòng hiện nay còn ở chỗ cũ hay không (nhưng cảng bây giờ được cải tạo thành công viên và quảng trường), hay đã dịch chuyển dần ra phía Sông Lấp nhộn nhịp hơn? Tôi mong được thấy một CBD Hải Phòng phồn vinh tấp nập, với các công trình đặc sắc gây ấn tượng khó quên.Tạo được CBD như vậy là công việc nặng nề nhưng đầy tính sáng tạo của các chuyên gia quy hoạch Hải Phòng, nhất là làm sao để thể hiện đó là CBD của một thành phố hướng ra biển.

4.Bản sắc đô thị Hải phòng còn gắn với các di sản kiến trúc thời Pháp. Tôi nhận thấy thành phố chú ý gìn giữ các di sản đó, nhưng đồng thời cũng lo ngại về sức ép của thị trường  đang đòi khai thác đất đai quý giá của khu vực này, tương tự như đang diễn ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhất là trong bối cảnh lãnh đạo và các nhà quy hoạchđô thị nước ta thường tập trung chú ý phát triển các khu vực đô thị mới mà ít quan tâm quy hoạch nâng cấp và bảo tồn khu vực đô thị cũ. Nhân đây tôi cũng xin nhắc lại là khi người Pháp xây dựng Hà Nội thì họ không xóa sổ 36 phố phường mà chỉ nâng cấp chúng, nhờ đó mà Hà Nội ngày nay còn có được khu phố cổ đặc sắc.

Khu du lịch Đồ sơn đang ngày càng trở nên đẹp hơn và khang trang hơn, tuy vậy nếu nơi đây có nhiều bể bơi nước biển đã lọc sạch thì có lẽ cũng là nét đặc sắc hấp dẫn.Công trình xây dựng tại một số địa điểm tại Đồ Sơn như Hòn Dấu, hay tại Cát Hải như Cát Cò nên đặc biệt chú ý tương quan tỷ lệ với cảnh quan thiên nhiên, không vì mục đích sinh lợi mà lấn át chúng. Dịch vụ du lịch có lẽ cũng nên phân khu bình dân và  khu sang trọng. Thực ra khu sang trọng hôm nay rồi cũng trở thành bình dân trong tương lai, phát triển nó sớm một bước vừa đáp ứng được nhu cầu dịch vụ đa dạng hôm  nay vừa tích lũy được kinh nghiệm cho phát triển mai sau.Xây dựng bản sắc đô thị là vấn đề lớn lao và bao quát nhiều mặt, trong đó có việc xây dựng bản sắc người Hải Phòng. Theo cảm nhận của tôi thì bản sắc nổi bật của người Hải Phòng là tính trung thực. Đức tính đó ngày nay đang trở thành nguồn vốn xã hội ( social capital) quan trọng để phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi mà hợp tác kinh doanh diễn ra trong không gian rộng lớn với tốc độ chóng mặt, rất cần đến sự trung thực và thủ tín của các đối tác.

5. Hiểu biết về Hải phòng của tôi còn rất phiến diện, tuy vậy trong thời hạn ngắn

 ngủi với tấm lòng quý trọng Hải Phòng, tôi cũng mạnh dạn tham gia vài ý kiến để các đồng nghiệp tham khảo. Tôi tin rằng bản sắc đô thị không chỉ đóng góp vào điều kiện sống tốt mà còn cho cả phát triển kinh tế của thành phố nơi cửa biển này.

                                                                                         Ngày 10 tháng 8 năm 2009

.                                                            

 

                                                         

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o