» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81295550

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Một số ý kiến về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và chính sách pháp luật về sử dụng đất trong tình hình hiện nay.[25/07/09]
Về các cơ chế chính sách, triển khai việc xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch là những vấn đề lớn cần có chuyên đề riêng. Ở đây tôi chỉ nêu một khía cạnh đó là Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải trên cơ sở “GÌN GIỮ ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẶC BIỆT LÀ ĐẤT TRỒNG LÚA”

MỘT SỐ Ý KIẾN

VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

VÀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG ĐẤT TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

 

          TRẦN NGỌC HÙNG

CHỦ TỊCH TỔNG HỘI XÂY DỰNG VN

 

 

I- VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

             Về các cơ chế chính sách, triển khai việc xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch là những vấn đề lớn cần có chuyên đề riêng. Ở đây tôi chỉ nêu một khía cạnh đó là Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải trên cơ sở “GÌN GIỮ ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẶC BIỆT LÀ ĐẤT TRỒNG  LÚA” .

            Việc gìn giữ đất, đất sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa là chủ trương lớn của nhà nước đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đặc biệt trong tình hình thế giới đang khủng khoảng thiếu lương thực thì việc này có ý nghĩa hơn. Mặt khác nhìn về tương lai khi dân số Việt Nam tăng 100 - 120 triệu dân trong điều kiện phát triển công nghiệp đô thị hóa ồ ạt, thế giới đang cảnh báo nguy cơ nhiệt độ trái đất tăng, làm tăng hiện tượng nước biển dâng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều nước đặc biệt Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Nếu 50 năm nữa nước biển dâng cao 1 m thì hàng triệu ha đất nông nghiệp ở Đồng bằng Bắc Bộ đặc biệt Đồng bằng Nam bộ vựa lúa của cả nước sẽ bị ngập mặn, nhiễm mặn trong khi đất càng thu hẹp, dân càng tăng liệu lúc đó Việt Nam có còn là nước xuất khẩu gạo nữa không. An ninh lương thực bị đe dọa dẫn đến những thiệt hại về kinh tế, môi trường và an ninh xã hội  lúc đó con cháu chúng ta sẽ nói gì, nghĩ gì về những quyết định xóa sổ hàng vạn, hàng triệu ha đất sản xuất nông nghiệp  đặc biệt là đất trồng lúa nước là loại đất phải trải qua nhiều thế kỷ, biết bao công sức của thế hệ cha ông khai hoang, phục hóa san lấp, cải tạo mới có được đất để trồng lúa nước của một NỀN VĂN HÓA LÚA NƯỚC, MỘT BẢN SẮC DÂN TỘC VIỆT NAM.

            Khi nhìn thấy các dự án san lấp hàng trăm, hàng nghìn vạn ha đất nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Các huyện của Hà Tây, Hải phòng, Hưng Yên,  Thái Bình… ở Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ… để xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị mới làm sân gôn, dịch vụ kinh doanh... không biết khi đặt bút ký thẩm dịnh phê duyệt cho các dự án này các vị có trách nhiệm đặc biệt là các ngành trực tiếp Nông nghiệp phát triển nông thôn, Môi trường có suy nghĩ về điều đó không? Tại sao trước đây một số vị tiền bối ngành xây dựng lấy ý kiến với Nhà nước xây dựng khu đô thị mới (thậm chí Thủ đô mới ở xa Trung tâm Hà Nội như dự án xây dựng Thành phố Xuân Mai (Hòa Bình), ở Xuân Hòa (Vĩnh Phúc) trên những ngọn đồi trọc khô cằn không hề có một ha ruộng nước. Nhìn sang một số nước như Úc rộng  lớn là thế nhưng họ đều cho quy hoạch xây dựng khu công nghiệp , kể cả Thủ đô mới Can - bê - ra đều đặt ở vùng đồi núi hoặc đầm  lầy. Thủ đô hành chính của Malaixia, Thủ đô mới của Hàn Quốc cũng đều đặt trên những khu đồi núi cao không hề động đến đất nông nghiệp. Chúng tôi nghĩ bây giờ đây cần phải có những biện pháp kiên quyết trong quy định việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, đô thị, đặc biệt là các dự án dịch vụ cao cấp như sân gôn, khách sạn nhà nghỉ cao cấp,…

            Cũng phải nghiên cứu đưa ra các tiêu chí bắt buộc sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm. Việc hàng loạt dự án đô thị mới ngay trung tâm Thủ đô, đô thị lớn làm các biệt thự nhà vườn 300 - 400 - 600 m2 sen kẽ vào khu nhà cao tầng là cực kỳ lãng phí, tạo sự mất công bằng xã hội ngay trong nội bộ khu đô thị trong khi đất đai là sở hữu toàn dân nhưng lại đưa ra quyền sử dụng đất cho một số người vốn rất lớn, ngay trên mảnh đất vàng của đô thị điều này ở các nước họ thường quy hoạch  xa trung tâm đô thị hóa, Thủ đô  ở những khu đất trống đồi trọc chứ không phải lấy đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa để làm biệt thự như ở Việt Nam. Điển hình là mô hình của Trung Quốc đến Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến … chúng ta không hề thấy các khu biệt thự nằm sen đô thị như ở Việt Nam.

            Mong rằng các cơ quan của Quốc hội, Đồng bằng Sông Cửu long đại diện cho tiếng nói của dân cần nghiên cứu lắng nghe ý kiến của dân về việc này, cấp bách đưa vào Luật vấn đề sử dụng tiết kiệm đất, đặc biệt là đất nông nghiệp ngay trong Luật Quy hoạch Đô thị, Luật Đất đai mà Quốc hội đưa ra trong cuộc họp này và phải có chế độ kiểm tra giám sát để tấc đất, tấc vàng tài nguyên vô giá không thể phát triển, được sử dụng đúng mục đích - hiệu quả góp phần làm giàu đất nước.

            Tôi cũng xin được nêu một số quy định của Trung Quốc để các đại biểu tham khảo:

- Điều 3 Luật Quản lý đất đai của Trung Quốc : “Chính sách cơ bản của nước ta là hết sức quý trọng, lợi dụng hợp lý đất đai và gìn giữ thiết thực ĐẤT CANH TÁC”

- Điều 4 còn ghi rõ “HẠN CHẾ NGHIÊM NGẶT VIỆC ĐẤT NÔNG NGHỊEP CHUYỂN ĐỔI THÀNH ĐẤT XÂY DỰNG, khống chế tổng lượng đất xây dựng, đặc biệt gìn giữ đất canh tác”.

- Tại Chương IV:  quy định việc gìn giữ đất canh tác xác định rõ là nhà nước thi hành chế độ bù đất canh tác bị chiếm đoạt, “Đất xây dựng dùng vào mục đích phi nông nghiệp sau khi được phê chuẩn để được chiếm dụng thì phải theo nguyên tắc “chiếm bao nhiêu vỡ hoang bấy nhiêu”. Nếu KHÔNG TỰ MÌNH VỠ HOANG THÌ PHẢI NỘP PHÍ VỠ HOANG CANH TÁC MỚI. Luật cũng còn quy định nhiều khoản khác nữa như ruộng CƠ BẢN chuyên sản xuất lương thực, bông, dầu ăn, rau và đất canh tác có thủy lợi tốt phải chiếm >80% đất canh tác. Cấm chiếm dụng đất canh tác để xây lò gạch), mô tả hoặc tự ý xây nhà, đãi cát, khai thác khoáng sản, đào và lấy đất trên đất canh tác… (cũng lưu ý rằng mặc dù dân số Trung Quốc đông nhất thế giới nhưng tỷ lệ m2 đất/ người cao hơn Việt Nam.

Mong  rằng những ý kiến trên về quy hoạch được các đại biểu nghiên cứu tham khảo nhất là các vị là Đại biểu quốc hội, lãnh đạo của quốc hội, Bộ ngành quan tâm xem xét.

 

II. VỀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG ĐẤT

             Trong các tham luận các đại biểu đã nói khá đầy đủ, ngoài vấn đề chính sách pháp luật về đất đai liên quan đến quy định quy hoạch sử dụng đất đã nêu trên, ở đây tôi chỉ xin nêu  một khía cạnh đang rất bức xúc nhất trong tình hình hiện nay đó là CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN THU HỒI ĐẤT VÀ ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHI THU HỒI ĐẤT như sau:

 

1.       Cơ sở pháp lý của việc thu hồi đất

Chính sách thu hồi đất tiến hành được quy định trong Điều 23 của Hiến pháp năm 1992 có sửa đổi năm 2001 và trong các điều của Mục 4 Chương II của Luật đất đai năm 2003. Điều 36 Nghị định 181.2004.NĐ-CP, Nghị định 197/2004/NĐ-CP và trong các điều 69,70,71 Luật Xây dựng.

+ Điều đáng lưu ý là mục đích THU HỒI ĐẤT tại các văn bản này có khác nhau. Trong HIẾN PHÁP thì nhiều nước chỉ thu hồi đất vì LÝ DO QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA. Còn khi thông qua Luật Đất đai thì đã mở rộng thêm vì “LỢI ÍCH CÔNG CỘNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ” mà Nghị định 191 /2004/NĐ-CP đã thể hiện thành 12 trường hợp.

Việc THU HỒI ĐẤT vì quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia có tính pháp lý rất cao và được người dân chấp hành rất tốt. Như THU HỒI đất vì mục đích công cộng và phát triển  kinh tế và sử dụng biện pháp “thu hồi đất” thực sự là điều mà nhiều chuyên gia còn phân vân (Luật Trung Quốc năm 2004 chỉ ghi “Nhà nước vì nhu cầu của lợi ích công cộng có thể căn cứ trên pháp luật mà tiến hành trưng thu hoặc … và cấp trả … , còn đối với mục đích phát triển kinh tế thì lại càng không duy trì thu hồi mà sử dụng các quy định chuyển đổi mục đích sử dụng của chủ thể này sang chủ thể khác).

Luật Dân sự của Pháp điều 545 quy định: “Không có ai có thể bị buộc phải nhường lại quyền sở hữu (ở ta là quyền sử dụng) của mình ??? về lợi ích công cộng và với điều kiện được bồi thường  trước một cách thỏa đáng” không hề nói đến vì phát triển kinh tế. Xin nêu để các nhà hoạch định chính sách, các đại biểu quốc hội tham khảo).

-  Trở lại vấn đề mục đích thu hồi đất vì mục đích công cộng, phát triển kinh tế.

+ Khi thu hồi đất vì mục đích công cộng như làm đường và để giải thích vì phục vụ cộng đồng xã hội do đó … Xử lý khi đền bù đất đai giải phóng  mặt bằng. Nếu  dự án có mục đích thật sự vì cộng đồng  (cũng đáng chú ý không ít người lợi dụng phục vụ vì mục đích cục bộ, cá nhân như làm đường, làm mương nước, vào trang trại riêng, chắc chắn gặp phải nhiều vấn đề khi triển khai. Thậm chí nhiều người dân còn hiến tặng không đòi hỏi bồi thường, góp đất góp công góp của xây dựng.

+ Khi thu hồi đất vì phát triển kinh tế hiện nay được cụ thể hóa 12 trường hợp  là khá rộng, đặc biệt là để xây dựng các khu đô thị, dịch vụ du lịch như nhà ở, khách sạn, sân gôn, khu công nghiệp đang còn có nhiều vấn đề liên quan đến Chính sách, chế độ, giải phóng mặt bằng gây bức xúc trong dư luận, khiếu kiện kéo dài, làm chậm tiến độ triển khai dự án và gây lãng phí thất thoát rất lớn.

- Trước hết đây là quan điểm bắt buộc phải bị thu hồi hay là sự chuyển nhượng quyền sử dụng từ mục đích này sang mục đích khác .

Ở đây có hai luận điểm khác nhau:

+ Loại thứ nhất: Là các dự án nằm trong quy hoạch Phát triển hạ tầng xã hội, quy hoạch xây dựng Đô thị mới, quy hoạch cải tạo khu đô thị cũ do Nhà nước đứng ra  làm chủ đầu tư nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng và phát triển kinh tế, không nhằm mục đích lợi nhuận.

+ Loại thứ hai: Loại dự án do các nhà đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh đơn thuần, đồng thời cũng nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Nếu mục đích nông nghiệp thu hồi đất là để phát triển kinh tế xã hội (Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ loại này sang loại khác. Ví dụ trồng lúa sang làm khu công nghiệp, từ nuôi trồng thủy sản sang dự án dịch vụ du lịch … có hiệu quả kinh tế cao hơn) thì phải được hiểu là “Người có đất bị thu hồi cũng là người THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC” (vì đất đai, tiền vốn, lao động và công nghệ là 4 nguồn lực cơ bản để phát triển) do đó ngoài phần bồi thường với giá đất theo mục đích sử dụng thì họ còn được tham gia đầu tư hưởng phần lợi nhuận tương ứng phần lợi nhuận mà đất đem lại sau khi đầu tư. Như vậy mới tạo sự cân bình giữa người góp tài nguyên với Người bỏ  vốn đầu tư.

            Mặt khác cần lưu ý rằng người bị thu hồi đất còn một khoản tài sản “vô hình” chưa được đền bù đó là các kỹ năng, kỹ thuật, kinh nghiệm, thời gian… tính cộng đồng trong sản xuất theo mục đích sản xuất đất trước khi đầu tư. Nay đã mất đất họ phải chuyển đổi sang thói quen mới, việc làm mới, nghề mới để mưu sinh họ phải được hướng dẫn, tạo điều kiện chuyển đổi đòi hỏi cả nguồn kinh phí rất lớn.

            2- Vấn đề lớn thứ hai  là giá đền bù và tổ chức tái định cư thế nào để đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, của người dân (bị THU HỒI ĐẤT) và chủ đầu tư. Đây là vấn đề cốt lõi chưa được đầu tư các chính sách thỏa đáng.

Quan tâm đền bù, di dời cho dân phải sát giá thị trường,  Chỗ ở mới phải bằng và tốt hơn chỗ ở cũ  tuy nhiên trong thực tế Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất cơ sở, phương pháp xác định giá đất hàng năm.  Chưa xác định đầy đủ theo hướng này từ đó tạo cho người dân mới hoài nghi  về quyền sử dụng khi thu hồi đất đặc biệt là các dự án để xây dựng khu nhà ở, đô thị mới, khu công nghiệp. Người dân nhìn thấy người dân được GIAO ĐẤT ĐẦU TƯ  KINH DOANH THU LỢI NHUẬN RẤT LỚN. Chủ yếu  là do địa tô như Anh Mão nói: giàu một cách “vô lý” nhà nước không điều tiết được, chênh lệch địa tô ngoài người đầu tư được hưởng, nông nghiệp  không điều tiết được.

Đã thế các văn bản pháp luật hướng dẫn bồi thường, hỗ trợ thường xuyên sửa đổi, bổ sung, thiếu nhất quán làm ảnh hưởng đến công tác vận động thuyết phục nhân dân chấp hành Quyết định thu hồi đất.

 

3.Vấn đề lớn thứ 3 là nhà tái định cư:  Trước hết chúng tôi Tổng Hội Xây dựng Việt Nam đang thực sự dị ứng với cụm từ NHÀ TÁI ĐỊNH CƯ, là nơi xây dựng chất lượng kém nhất, thiếu đồng bộ nhất, tàn dư của nhà bao cấp trong phân phối

Theo số lượng chúng tôi nắm được thì 70 - 80 %  người dân ở trong các khu nhà tái định cư ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã “ĐỔI CHỦ” vì họ thấy rằng: không bằng và tốt hơn chỗ ở cũ, không phù hợp lối sống và làm ăn kiếm sống họ  kể cả vị trí nhà cho phù hợp với tuổi, thời gian sống…  nhường lại với giá cao hơn để tự lo chỗ ở mới.

Tại sao với số tiền đầu tư hạ tầng cơ sở, xây nhà tái định cư, lại miễn các khoản thuê đất… để có giá thành “hạ nhất” cho “phù hợp” với khoản chênh lệch giá đền bù  thực tế - Thị trường mà không có cách làm khác toàn bộ số tiền trên được đền bù theo giá thị trường còn người dân tự chọn cho mình chỗ ở mới… làng thuê, thuê mua, mua thậm chí một số có điều kiện còn mua với số tiền lớn hơn ở các nơi mới tốt hơn hẳn.

Nhà nước chỉ tạo điều kiện phát triển các loại nhà ở theo nhiều giá khác nhau không có quy chế bắt buộc tỷ lệ % nhà ở cho đối tượng khác nhau như ở ÚC, quy định phải có ít nhất là 40%), nhà ở giá rẻ (chát lượng cao khoảng diện tích nhỏ, vật liệu trang bị vừa phải) để ý dân lựa chọn Còn các mức khác hoàn toàn theo cơ chế thị trường nhà ở các loại giá khác nhau, cao cấp, vừa phải, giá rẻ, nhà cho thuê, để người dân có thể lựa chọn quyền rất quan trọng của con người: quyền chọn nơi ở, có an cư mới lạc nghiệp như các cụ đã nói vậy.

Để có thể nghiên cứu, xem xét một cách đầy đủ toàn bộ các cơ chế, chính sách có liên quan đến đất đai phục vụ cho việc sửa đổi Luật Đất đai theo Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội chắc chắn rằng các cơ quan nhà nước liên quan, các cơ quan chủ trì dự thảo sửa đổi (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Ủy ban Thẩm tra của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ của Quốc hội sẽ lấy ý kiến rộng rãi thông qua .

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o