» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81270526

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Lại bàn về các kỳ thi. [03/7/09]
Khi tôi viết những dòng chữ này, các sĩ tử con em của chúng ta đang căng thẳng với môn thi cuối cùng của đợt thi thứ nhất tuyển chọn vào đại học. Mặc dù, nhờ trời thời tiết đang từ vô cùng nóng nực chuyển sang mát mẻ nên mọi người cũng đỡ vất vả. Tuy thế, không khí thi cử với biết bao lo toan vẫn nóng hầm hập ở khắp mọi nơi

LẠI BÀN VỀ CÁC KỲ THI

 

                                                                  Tô Văn Trường

 

Khi tôi viết những dòng chữ này, các sĩ tử con em của chúng ta đang căng thẳng với môn thi cuối cùng của đợt thi thứ nhất tuyển chọn vào đại học. Mặc dù, nhờ trời thời tiết đang từ vô cùng nóng nực chuyển sang mát mẻ nên mọi người cũng đỡ vất vả. Tuy thế, không khí thi cử với biết bao lo toan vẫn nóng hầm hập ở khắp mọi nơi.

 

Nhớ lại thế hệ chúng tôi, khi tốt nghiệp phổ thông trung học vào những năm tháng chiến tranh ác liệt cũng như phần lớn con cháu chúng tôi hiện nay đều mong muốn khát khao được bước chân qua ngưỡng cửa các trường đại học. Nhưng khi đó, mọi chuyện đơn giản và nhẹ nhàng hơn bây giờ rất nhiều. Trong số chúng tôi có người đi nước ngoài học tập, có người vào đại học trong nước nơi sơ tán, có người đi bộ đội, đi thanh niên xung phong hoặc làm công nhân nhà máy, ở lại quê làm xã viên hợp tác xã nông nghiệp… Tất cả đều vui vẻ, phấn khởi, yên tâm vì thấy tương lai ai cũng sẽ tốt đẹp cả, không suy bì, so sánh, tị nạnh bởi cả nước đang có chiến tranh, mọi người đều chịu đựng gian khổ, mình được như thế này là tốt lắm rồi.

 

Trở lại với kỳ thi tuyển năm nay, những con số thống kê về chi phí cho kỳ thi tuyển vẫn làm chúng ta phải tiếp tục băn khoăn, nhức nhối. Theo thông tin trên đài, báo thì năm nay số lượng hồ sơ đăng ký có giảm so với năm ngoái, nhưng cũng có đến trên 2 triệu hồ sơ dự thi đại học cao đẳng. Nếu tính đơn giản, chi phí giấy mực cho mỗi em 100 ngàn đồng thì tốn phí của người dân đã lên đến 200 tỷ đồng. Tất nhiên, chi phí của các phụ huynh và nhà nước cho mỗi suất dự thi như vậy không phải là 100 ngàn và số tiền chi phí cho kỳ thi đại học mỗi năm tất nhiên là rất lớn. Đợt này, có đến 500 ngàn thí sinh về Hà Nội dự thi, tất nhiên tối thiểu cũng số đó phụ huynh theo con về thành phố; nhu cầu về chỗ ở, đi lại, ăn uống…trong những ngày này tại Hà nội và TP.HCM cũng tăng lên đột biến. Có lẽ Bộ Gíao dục cũng vì thế mà có đề án chuyển sang một kỳ thi chung Tốt nghiệp phổ thông để rồi xét tuyển vào đại học. Thông tin gần nhất cho rằng năm tới cũng chưa áp dụng một kỳ thi chung. Phải chăng cái cách tiếp cận của Bộ không trúng? Và hàng triệu học sinh và phụ huynh còn phải theo cái “đèn cù” này đến bao giờ?

 

Biết bao nhà giáo dục nổi tiếng và uy tín nước nhà đã phát biểu, viết bài, kiến nghị, thậm chí đề nghị phải cải tổ lại nền giáo dục nhưng  kết quả đâu vẫn hoàn đấy và tình hình ngày càng “rối như canh hẹ”! Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ phản ánh lại tâm tư, trăn trở và suy nghĩ của những bậc phụ huynh có con cháu đi thi để hy vọng các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm xem xét, tham khảo nhằm làm nhẹ bớt gánh nặng cả về vật chất lẫn tinh thần trong xã hội ta đối với vấn đề thi tuyển vào đại học:

 

-           Học sinh đã hoàn thành chương trình 12 năm học phổ thông, có thể nhận được Giấy chứng nhận “Đã hoàn thành chương trình Phổ thông trung học”. Với Giấy chứng nhận này các em có thể học tiếp hay đi làm. Một kỳ thi không thành công đối với các em cũng không thể phủ nhận sạch trơn quá trình 12 năm đèn sách của họ. Chúng ta đang bàn thảo rất nhiều về việc bỏ kỳ thi nào, thì theo lập luận nêu trên, kỳ thi cần bỏ trước hết chính là kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Với cách tiếp cận của Bộ GD-ĐT trong vấn đề này là muốn dùng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển đại học nên cần có đề thi phải đủ độ khó.  Điều đó sẽ là rào cản quá lớn đối với mong muốn của đại đa số các em đã hoàn thành 12 năm học tập là nhận được tấm bằng tốt nghiệp PTTH.

 

-           Đối với các trường đại học muốn tuyển chọn học sinh vào học, họ có thể dùng biện pháp “thi tuyển” hoặc “xét tuyển”. Đề thi do mỗi trường lựa chọn từ ngân hàng đề thi của Bộ và chú trọng đến những ngành học đảm bảo cho uy tín, thương hiệu của mình và tất nhiên cuối cùng là đảm bảo cho sự tồn tại của trường đó. Thí dụ: Khối trường kinh tế nên thi tuyển các môn Toán, Văn và Ngoại ngữ hơn là thi Toán - Lý - Hóa như hiện nay. Bởi vì các em có năng lực về Toán, Văn và Ngoại ngữ sẽ học tập các ngành kinh tế, quản trị tốt hơn. Ở khối các trường có cấp độ thấp hơn nếu không cần thi tuyển thì có thể xét tuyển căn cứ vào kết quả quá trình học phổ thông của các em. Trước khi xét tuyển, những trường này có thể đưa ra các tiêu chuẩn để sơ tuyển như điểm trung bình môn học nào đó (mà ngành học đó cần) phải không thấp hơn mấy điểm. Căn cứ vào tiêu chuẩn sơ tuyển, các em sẽ tự biết mình có thể nộp hồ sơ xét tuyển trường này hay trường kia. Các trường thi tuyển cũng công bố các chuẩn đó như là điều kiện cần cho học sinh dự thi. Thời gian, địa điểm thi do các trường quyết định. Bộ chỉ thông qua kế họach của các trường để đảm bảo khung chương trình, thời gian sao cho tránh tập trung đông người tại thành phố.

 

-           Đối với đề xuất có thể bỏ kỳ thi tốt nghiệp PTTH, tôi xin nói thêm rằng với cách làm như vậy có thể một học sinh ở miền núi heo hút và một học sinh ở Hà Nội có trình độ khác nhau nhưng đều được công nhận “đã hoàn thành chương trình PTTH”. Nếu thi cùng một đề rất có thể học sinh miền núi trượt tốt nghiệp. Học sinh đó sẽ làm gì tiếp theo? Các học sinh khác còn có động cơ đến trường? khi mà Đảng và Chính phủ đang động viên trẻ em miền núi đến trừơng là một trong những con đường nâng cao dân trí cho khu vực đồng bào miền núi!

 

-           Thi tuyển và Xét tuyển đại học như vậy có sợ chất lượng đầu vào kém không? Hiện nay các sinh viên sau 4-5 năm học, họ bảo vệ đồ án tốt nghiệp trước hội đồng chấm thi khỏang 5-7 giảng viên; các sinh viên cao học thậm chí nghiên cứu sinh bảo vệ luận án của mình trước một hội đồng 5-7 Giáo sư, Tiến sĩ. Như vậy chính khâu “xuất xưởng” có tính quan trọng nhất nhà nước đã giao cho các trường tự quyết rồi, cớ gì phần “đầu vào” nhà nước hay Bộ GDĐT phải “ôm” như hiện nay? Chất lượng khâu thi tuyển hay xét tuyển nhằm phục vụ cho mỗi trường lựa chọn được các sinh viên thích hợp nhất để đào tạo. Nếu các trường làm không tốt khâu này, không tốt khâu đào tạo thì “sản phẩm” của họ không được “thị trường” chấp nhận dẫn đến sự thất bại, thậm chí đóng cửa của trường đó.

 

-           Những điều nói trên liên quan đến sự thay đổi thực sự trong tư duy về đào tạo đại học. Điểm then chốt ở đây là cần để các trường tự quyết định sự tồn tại và phát triển của chính mình. Nhà nước không làm thay việc đó mà chỉ cần quản lý, điều hành giáo dục bậc đại học bằng các định chế pháp lý ở cấp vĩ mô. Nhà nước cũng chỉ cần đầu tư tập trung cho một số trường và một số ngành học quan trọng. Trường nào và ngành nào được gọi là quan trọng sẽ do các cấp lãnh đạo quản lý cao nhất quyết định trên cơ sở thực sự khoa học và khách quan. Điều đó cũng sẽ góp phần giảm bớt sự căng thẳng và áp lực đối với nhiều trường đang phải chạy đua lấy thương hiệu mà lại không có thực lực, dẫn đến sự hụt hơi và sai phạm như đã và đang diễn ra.

 

-           Một điều nữa cũng cần phải khẳng định lại theo cách tư duy này là các trường chủ yếu phải tồn tại bằng chính học phí của học sinh, các hoạt động khoa học công nghệ… Học sinh đóng học phí theo tín chỉ, không đạt đóng tiếp để học và thi lại, số lần thi lại một môn quá 3 thì bị loại ra khỏi trường. Nhà nước có chính sách hỗ trợ học sinh bằng học bổng, vay tiền ngân hàng chính sách… phụ thuộc vào các đối tượng cụ thể chứ không bao cấp rót xuống các trường đại học.

 

-           Phụ huynh học sinh có quyền hỏi Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo trả lời giúp (1) Vì sao nhiều học sinh học lực trung bình, thậm chí hơi yếu ở Việt Nam nhưng được chuyển sang học chương trình phổ thông của các trường quốc tế hoặc đi du học ở các nước tiên tiến trên thế giới, hầu hết  đều được xếp loại khá giỏi? (2) Các học sinh học tại các trường phổ thông quốc tế tại Việt nam, nếu cho thi vào các trường đại học của Việt Nam liệu có bao nhiêu phần trăm sẽ đỗ (theo tôi rất ít) nhưng vì sao khi ra đời họ vẫn được trọng dụng , có phải chỉ vì ngoại ngữ hay do tư duy và các kiến thức cần thiết đã được trang bị trong nhà trường? vv…

 

Lúc này đã 2 giờ 30 phút sáng ngày 5/7/2009 , trên kênh ti vi truyền hình cáp (kênh 20-VCTV9)  đang vang lên phát biểu của Tổng  bí thư Nông Đức Mạnh về  buổi bế mạc của hội nghị trung ương X, đại hội X với các kế hoạch phát triển Cương lĩnh, xây dựng Chiến lược phát triển 10 năm 2011-2020 và bổ sung điều lệ Đảng vv...  Bàn về các việc to tát nói trên dù có đưa ra để đảng viên, nhân dân góp ý nhưng thực tế, người dân biết rằng đó là việc xưa nay của các vị trong Hội đồng lý luận và các Tiểu ban của Đảng. Mong rằng những người có trách nhiệm khi được giao viết các chuyên đề bổ sung, làm rõ lý luận thì trong mục tài liệu tham khảo không nên chú giải theo Nghị quyết này, Chỉ thị kia vì làm như thế làm gì còn động não, khách quan và sáng kiến để  giúp lãnh đạo xem xét, quyết định. Muốn xã hội phát triển phải tôn trọng công tác phản biện xã hội (trước hết ở bộ phận tham mưu trực tiếp) để thấy rõ cái sai, khẳng định cái đúng, tạo sự đồng thuận lớn trong nhân dân vì cuộc sống là đường xoắn ốc nhiều chiều không phải là đường thẳng tuyến tính.

 

Tôi không khỏi suy tư, và mất ngủ khi được nghe không ít các nhà khoa học, nhà nghiên cứu khả kính, có trí tuệ tâm sự, không còn nhiệt tình muốn đóng góp các vấn đề hệ trọng của đất nước, trong đó có vấn đề giáo dục vì họ  có tâm trạng giống như cụ Nguyễn Khuyến  thưở  xưa:

 

“Câu thơ viết, đắn đo chẳng viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa”

 

Tôi đang đọc và nghiên cứu các tài liệu về chất độc da cam để tham gia dự án USAID/Vietnam Agent Orange/Dioxin Project. Hậu quả, di chứng do chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất của Mỹ gây ra đối với nhân dân Việt Nam trong chiến tranh là rất nặng nề nhưng cần phải minh chứng trên các luận cứ  khoa học, từ đó, mới có cơ sở để thuyết phục công lý và thiết thực hơn là đưa ra các giải pháp xử lý chất độc còn tồn tại  ở những vùng điển hình như  Biên Hòa, Đà Nẵng,  Phù Cát (Bình Định) vv… vì thế hệ hôm nay và cho cả mai sau.

 

Các em học sinh là tương lai của đất nước, nếu được đào tạo bài bản trong môi trường khoa học và thực tế, sẽ có nhiều trí thức và hiền tài để  đưa đất nước đi lên.  


(www.vncold.vn) 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o