» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81289222

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Một trăm bao gạo vì sự nghiệp giáo dục. [26/5/09]
Một trăm bao gạo (kome-hyappyo) là câu chuyện ở Nhật cách đây gần 140 năm nhưng có ý nghĩa mang tính thời sự rất lớn đối với ta hiện nay

Một trăm bao gạo vì sự nghiệp giáo dục


GS.TS. Trần Văn Thọ

Đại học Waseda

(Tokyo, Nhật Bản)

 

 

Một trăm bao gạo ( kome-hyappyo ) là câu chuyện ở Nhật cách đây gần 140 năm nhưng có ý nghĩa mang tính thời sự rất lớn đối với ta hiện nay.

Nhật Bản, đất nước hoa anh đào


Chuyện kể rằng trong buổi giao thời giữa thời đại Edo và chính quyền Minh Trị, vào năm 1868, huyện Nagaoka ( thuộc tỉnh Niigata hiện nay), gặp khó khăn, nhất là thiếu lương thực. Một huyện lân cận thương tình mới đem tặng 100 bao gạo ( mỗi bao tương đương 60 kg). Võ sĩ của huyện Nagaoka rất vui mừng, phấn khởi vì sẽ được ăn no, được ăn cơm không độn với ngô khoai. Tuy nhiên, Kobayashi Torasaburo, Đại tham sự ( chức vụ tương đương với phó chủ tịch huyện ngày nay), quyết định không chia gạo cho võ sĩ mà đem bán lấy tiền lo tu sửa trường ốc, xây thêm trường học mới. Thấy nhiều võ sĩ tỏ vẻ bất bình, thất vọng, ông đã thuyết phục, giải thích như sau: " Một trăm bao gạo chia nhau ăn sẽ hết ngay, chi bằng ta dùng vào việc chấn hưng giáo dục, trong tương lai ta sẽ có cả vạn, cả triệu bao gạo ". Nhờ chính sách sáng suốt thắt lưng buộc bụng vì giáo dục này ( những người chịu thiệt thòi trước mắt là đám võ sĩ nhưng dân chúng được hưởng dịch vụ giáo dục ), số trẻ em trong huyện Nagaoka được đi học nhiều hẳn lên, nhiều người sau đó thành tài đóng góp đắc lực vào việc dựng nước thời Minh Trị. Trong số những người được giáo dục từ 100 bao gạo có Watanabe Renkichi sau đó học lên bậc cao hơn ở Tokyo và đi du học ở Đức, trở thành trợ lý đắc lực cho Thủ tướng đầu tiên của Nhật Ito Hirofumi trong việc soạn thảo ra hiến pháp đầu tiên ( ban hành năm 1889 ) của nước này.

Câu chuyện 100 bao gạo của huyện Nagaoka nổi tiếng, điển hình nhưng không phải là trường hợp cá biệt nếu xét từ chính sách, phương châm chung về giáo dục ở Nhật thời đó. Thời Edo có khoảng 360 huyện, hầu như huyện nào cũng chú trọng giáo dục. Nhờ vậy, thời Minh Trị duy tân thừa hưởng được một di sản quý giá là trình độ dân trí rất cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy, vào thời đầu Minh Trị, trình độ giáo dục, dân trí của Nhật gần như tương đương với nhiều nước tiên tiến Âu Mỹ. Đó là một trong những nhân tố làm thành công công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa của Nhật.

Việt Nam ta từ lâu có chiến lược xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhưng nhìn chung chưa thấy chiến lược đó được thể hiện trên thực tế. Ngược lại giáo dục từ nhiều năm nay vẫn còn là vấn đề nhức nhối của xã hội. Nhiều địa phương học sinh tiểu học chỉ được học một buổi vì thiếu trường ốc. Thầy cô giáo không sống được bằng tiền lương gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội làm giảm chất lượng giáo dục và làm ảnh hưởng trầm trọng đến quan hệ thầy trò, quan hệ nhà trường với phụ huynh vốn có truyền thống cao quý. Ta có thể đặt ra câu hỏi lớn sau: Nhà nước ở trung ương và địa phương đã làm hết mình vì sự nghiệp giáo dục chưa ? Có phải tăng học phí là biện pháp duy nhất để cải thiện tình hình giáo dục hiện nay?

Cũng như nhiều ý kiến đã phát biểu, tôi nghĩ rằng nhà nước phải đảm trách việc thực hiện phổ cập giáo dục ít nhất ở các bậc tiểu học và trung học cơ sở, tạo điều kiện cho mọi cháu ở lứa tuổi được đi học miễn phí ở các bậc học này. Các bậc học này thuộc giáo dục cơ bản, phải được thực hiện triệt để mới nâng cao được mặt bằng dân trí và đây cũng là một trong những nơi mà công bằng xã hội được cụ thể hóa dễ nhất. Do đó nhà nước phải có trách nhiệm và chỉ có nhà nước mới có thể đảm trách sự nghiệp này.

Tôi đề nghị nhà nước đưa ra một cam kết, một kế hoạch cụ thể và bằng mọi cách phải thực hiện cho bằng được như sau : (1) Trong vòng 3 hoặc 4 năm, cải thiện hoàn toàn giáo dục bậc mẫu giáo và tiểu học theo hướng học sinh được học trọn ngày, phụ huynh không phải đóng góp một khoản nào và lương thầy cô giáo được tăng lên tới mức đủ sống ( và có để dành ) theo tiêu chuẩn trung bình của xã hội, và các thầy cô giáo này không được phép dạy thêm. (2) Trong vòng 3 năm tiếp theo, nghĩa là 6 hoặc 7 năm kể từ thời điểm hiện nay, thực hiện kế hoạch tương tự đối với bậc trung học cơ sở.

Làm sao để có đủ ngân sách cho các kế hoạch này? Đề nghị nhà nước, trung ương và địa phương, xem xét một cách nghiêm túc một số điểm sau:

Thứ nhất, mổ xẻ cơ cấu chi tiêu của ngân sách giáo dục và điều chỉnh lại cho hợp lý. Đã có một số nghiên cứu, tính toán cho thấy ngân sách giáo dục của Việt Nam không nhỏ, tỷ lệ của giáo dục trong tổng ngân sách hoặc trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) còn cao hơn nhiều nước khác. Vậy thì ngân sách giáo dục của ta chủ yếu được dùng vào việc gì ? Có thể cắt đi hoặc giảm những khoản không cần thiết không ?

Thứ hai, mổ xẻ cơ cấu chi tiêu ngân sách nói chung xem có thể tiết kiệm chi tiêu ở những hạng mục khác để dành nguồn tài chánh nhiều hơn cho giáo dục không. Chúng ta đều biết đầu tư cơ bản của nhà nước hằng năm thất thoát những số tiền không nhỏ. Báo chí thỉnh thoảng đưa tin về sự tiêu xài hoang phí ( xây trụ sở hoành tráng, đi xe đắt tiền, chiêu đãi vượt mức bình thường...) của một số lãnh đạo địa phương. Rất nhiều cơ quan trung ương và địa phương tổ chức linh đình đón nhận huân chương, bằng khen... Những khoản chi tiêu như thế này hoàn toàn có thể cắt giảm được.

Thứ ba, sau khi nhà nước đã làm hết sức mình về hai điểm nói trên mà vẫn không đủ ngân sách cho giáo dục thì mới vận động thêm trong dân qua hình thức thu thêm thuế. Có thể ban hành một sắc thuế tiêu thụ đặc biệt mà người chịu thuế là những người tiêu xài sang trong xã hội. Chẳng hạn một bữa ăn trên 150.000 đồng cho một người sẽ chịu thêm 10% thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho giáo dục.

Tóm lại, nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện phổ cập giáo dục cơ bản miễn phí. Nếu phải thắt lưng buộc bụng vì sự nghiệp giáo dục thì người đi đầu phải là nhà nước.

(
www.vncold.vn)

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o