» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81351182

 
Hộp thư
Gửi bài viết này cho bạn bè

Kết quả thực hiện Chương trình KC08/11-15 (Bộ Khoa học Công nghệ).[08/04/16]
Có thể nói 3 lĩnh vực khai thác hợp lý tài nguyên, phòng tránh thiên tai và bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề từ xưa đến nay được nhân loại rất quan tâm, tác động mạnh mẽ và gắn liền với sự phát triển từ quy mô vĩ mô đến vi mô của nhu cầu phát triển bền vững kinh tế xã hội

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH KC08/11-15

(Bộ Khoa học Công nghệ)

 

Tô Văn Trường

 

Có thể nói 3 lĩnh vực khai thác hợp lý tài nguyên, phòng tránh thiên tai và bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề từ xưa đến nay được nhân loại rất quan tâm, tác động mạnh mẽ và gắn liền với sự phát triển từ quy mô vĩ mô đến vi mô của nhu cầu phát triển bền vững kinh tế xã hội. Vấn đề này, càng trở nên nóng bỏng khi mà những hoạt động thiếu kiểm soát của con người đang làm gia tăng đến mức báo động sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp nhà nước KC0/11-15 đã tổng kết đánh giá về mục tiêu, nội dung, kết quả thực hiện rất đáng khích lệ trong suốt 5 năm qua liên quan đến 3 lĩnh vực nói trên.

Khung chương trình giai đoạn tới, cũng đã chỉ ra các mục tiêu, xác định nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu đánh giá rất cụ thể. Trong phạm vi bản tham luận này, tôi chỉ muốn nhấn mạnh thêm một vài điểm cần suy ngẫm như sau:

-Năm 2016 nếu tính cả nợ gốc và đảo nợ, ngân sách nhà nước phải lo trả nợ 245 ngàn tỷ đồng tương đương hơn 20% tổng thu ngân sách. Nguồn vốn dành cho nghiên cứu khoa học cũng phải “thắt lưng buộc bụng”, do đó trách nhiệm của những nhà quản lý và người làm công tác nghiên cứu khoa học là làm sao sử dụng nguồn kinh phí thực sự hiệu quả vì tất cả cũng là tiền thuế của dân.

- Bộ phận chức năng cần xây dựng phần mềm “TREE” (kiểu rễ cây) quản lý từ gốc đến ngọn ngành các thông tin dữ liệu của các ngành và địa phương đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học để những người quan tâm dễ tham khảo, kế thừa, sáng tạo, tránh nghiên cứu trùng lặp, lãng phí.

- Trong nghiên cứu khoa học luôn đảm bảo tính kế thừa, tính mới, tính sáng tạo và ứng dụng trong thực tế. Chỉ tiêu khuyến khích, ưu tiên đưa 20% dự án sản xuất thử nghiệm vào nội dung chương trình 2016-2020 là rất đúng vì huy động được cả nguồn lực của doanh nghiệp KHCN, và có địa chỉ ứng dụng, thương mại hóa trên thị trường.

- Trong nhiệm kỳ tiếp theo cần nâng cao chất lượng của các Hội đồng khoa học từ xác định nhiệm vụ, tuyển chọn, theo dõi quá trình triển khai đến nghiệm thu, vv… để đánh giá được những nội dung có tính khai phá của mỗi đề tài. Tránh việc chọn những thành viên chỉ do mối quen biết xã hội, thiếu chuyên sâu và bản lĩnh để đóng góp các ý kiến thiết thực (cả mặt được để khuyến khích và khiếm khuyết để có giải pháp khắc phục) cho các đề tài. Điểm khác so với các dự án ở các ngành, kinh phí cho đề tài nghiên cứu và triển khai (R&D) rất hạn chế nên mỗi đề tài cần đặt ra và đạt được một số nội dung có tính chìa khóa cho giải quyết một vấn đề khoa học và thực tiễn có khả năng chuyển giao áp dụng chính là mục tiêu và giá trị cần hướng tới.

- Xưa nay, ngành nông nghiệp thường đưa trước quy hoạch sản xuất lúa, rồi yêu cầu ngành thủy lợi đáp ứng yêu cầu sử dụng nước bằng các giải pháp công trình, khi hậu quả xảy ra mất cân bằng do ô nhiễm nguồn nước ở những thời điểm cực đoan thời tiết lại đổ lỗi cho thủy lợi ! Thực tế nước ta đã được xếp vào các quốc gia thiếu nước, nguồn nước ngoại lai chiếm đến khoảng 70% lượng dòng chảy. Do đó, cần thay đổi tư duy là làm bài toán ngược từ cân bằng nguồn nước, xác định dòng chảy tối thiểu (liên quan đến môi trường sinh thái) để phản hồi với ngành nông nghiệp (sử dụng  nước lớn nhất) điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất.

- Tôi suy nghĩ nhiều về ngành trồng lúa và vai trò ý nghĩa của công tác nghiên cứu khoa học (vì trồng lúa sử dụng tài nguyên nước nhiều nhất, rủi ro lớn) và cũng gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường. Nghề trồng lúa đang và sẽ trong bối cảnh chịu áp lực lớn (i) Lúa nước thải khí hậu nhà kính rất nhiều, nên phải giảm; (ii) Sản xuất nhỏ không có lãi, không thể làm giầu bằng lúa; và (iii) Thiếu và không chủ động nước ngọt, kiểm soát xâm nhập mặn.

Vậy cần phải:

Qui hoạch lại vùng trồng lúa. Trước hết phân ra các loại hình: (i) Thuận lợi nhất (về đất, nước, hạ tầng sẵn có, ít nguy cơ mặn; có khả năng sản xuất qui mô lớn,…); (ii) Ít thuận lợi hơn; và (iii) Không thuận lợi.

Giảm theo lộ trình: Trước hết, giảm vụ và/hoặc chuyển đổi nhanh loại (iii) Không thuận lợi sang cây trồng ít cần nước (hoa mầu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản. Thứ đến giảm loại hình (ii). Sao cho sau 1 giai đoạn nhất định thì chỉ giữ lại khoảng 2,5 triệu ha đất lúa toàn quốc, trong đó ĐBSCL khoảng 1,5 triệu ha (?). Sản lượng thóc giảm đi trong phạm vi lượng thóc làm gạo xuất khẩu; còn thóc dự trữ quốc gia vẫn phải bảo đảm an ninh lương thực chắc chắn.

Việc rà soát này phải làm đồng thời quy hoạch nông nghiệp với quy hoạch  thủy lợi. Thậm chí công tác nghiên cứu khoa học phải đi trước vì sản phẩm kết quả của nghiên cứu khoa học là cơ sở đầu vào cho công tác quy hoạch.

Theo tôi biết, Liên Hiệp Quốc (mà đại diện là UNEP + IRRI) đã soạn thảo Chương trình và tổ chức Diễn đàn Lúa Gạo Bền vững (SRP). Cơ cấu có Assembly + Secretary; có các bộ Tiêu chuẩn; Bộ Chỉ số Thực hiện & Giám sát. Đã có 31 thành viên tham gia, bao gồm đại diện Chính phủ, doanh nghiệp, nông dân, NGO (cả các nước sản xuất & các nước Tiêu thụ). Chiến lược SRP rất toàn diện, mang tính toàn cầu. Việt Nam có 2 thành viên bình đẳng (Bộ Nông nghiệp + Lộc Trời).

Đây là hướng đi tốt, bền vững mà VN cần quyết tâm thực hiện trong các vùng được qui hoạch là “Vùng Lúa”. Đề tài nghiên cứu khoa học cần hướng vào đây để giải quyết những vấn đề mới đặt ra cho đất nước.

- Lĩnh vực môi trường, các đề tài nghiên cứu xưa nay nặng về giải quyết các hậu quả, chưa quan tâm đến kiến nghị chính sách và giải pháp phòng ngừa, xử lý đầu vào, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Các đề tài về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nếu được triển khai ở các Chương trình khác cần hướng đến giải quyết các nhiệm vụ trong Chương trình, chiến lược đã được Chính phủ phê duyệt và cam kết quốc tế về bảo đảm cung cấp nguyên liệu khoáng sản cho phát triển kinh tế, tránh khai thác xuất khẩu nguyên liệu thô, tích cực phát triển nguồn năng lượng tái tạo vv…

 - Trong quá trình thực hiện Chương trình KC08/16-20 cần chủ động khuyến khích các thành viên tích cực hơn nữa  tham gia phản biện xã hội kịp thời về các vấn đề nóng bỏng mang tính thời sự liên quan đến lĩnh vực chúng ta đang làm để quảng bá cho thương hiệu của chương trình và cũng là hành động thiết thực đóng góp vào triển khai, hoạch định chủ trương, chính sách phát triển đất nước.  

Sự thành công của chương trình KC08/11-15 nhờ sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, các cơ quan tham mưu giúp việc của Bộ, Văn phòng các chương trình, các cơ quan chủ trì  và sự nỗ lực của các chủ nhiệm 34 đề tài, 2 dự án sản xuất thử nghiệm và 5 đề tài tiềm năng.

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o