» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81266892

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Ai sẽ đóng dấu đăng kiểm an toàn cho “đường sắt đồ cổ” tốc độ 120 km/h ![14/09/13]
Để cải tạo và nâng cấp hệ thống đường sắt Việt Nam (ĐSVN), Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và một số chuyên gia đưa ra phương án dùng đường sắt khổ 1m. TS.Trần Đình Bá, Hội Kinh tế & Vận tải ĐSVN, đề xuất phương án khác là làm mới đường sắt khổ 1,435m

Ai sẽ đóng dấu đăng kiểm an toàn cho

“đường sắt đồ cổ” tốc độ 120 km/h !

 

BBT.
Để  cải tạo và nâng cấp hệ thống đường sắt Việt Nam (ĐSVN), Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và một số chuyên gia đưa ra phương án dùng  đường sắt khổ 1m. TS.Trần Đình Bá, Hội  Kinh tế & Vận tải ĐSVN, đề xuất phương án khác là làm mới  đường sắt khổ 1,435m. Một số bài thảo luận về chủ đề này mà BBT tiếp nhận được đã được đăng tải trên www.vncold.vn trong mục Hộp thư’. Gần đây  TS.Trần Đình Bá đã lên tiếng trên báo chí thách cược 50 triệu USD (!!) với Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông. Tranh luận để tìm chân lý, để tìm phương án tốt nhất nhằm mục tiêu ích quốc lợi dân là điều rất quan trọng & cần thiết. Còn chuyện thách đố ở đây chính là để thu hút sự chú ý của mọi người, như một chút ‘gia vị’ làm nóng thêm cuộc tranh luận mà thôi, vì trong tài khoản tại ngân hàng của cả người ‘thách cược’ và người ‘được thách cược’ liệu có đủ số tiền nói trên (tương đương hơn 1000 tỷ đồng VN với tỷ giá lúc này) theo luật chung về cá cược?   

›š

Thưa Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông,

Tôi bất ngờ đọc được tin sáng nay trên VN Express.net ,  ông có trả lời trong báo nội bộ Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về hành trình đường sắt (ĐS) ‘đồ cổ tân trang’. Theo Thứ trưởng “ Điểm mấu chốt làm chậm tốc độ tàu hiện nay là do còn có quá nhiều đường ngang, đường cong chứ không chỉ do khổ đường sắt bị hạn chế. Nếu giải quyết tốt các tồn tại này, thì với đường sắt khổ đơn 1m như hiện nay cũng có thể tăng tốc độ trung bình toàn tuyến lên 80- 90 km mỗi giờ, rút ngắn hành trình Bắc - Nam xuống 24, 25 giờ so với hiện nay là 29,5 giờ “ .

Như vậy so với Công bố ban đầu : Nâng cấp ĐS để tăng tốc 120 km/h để có tốc độ trung bình là 80-90km/h hành trình Bắc Nam sẽ là 12 -15 tiếng , sau đó  là 21- 23 tiếng , nay ông lại nuốt lời thay lời  là 24 - 25 tiếng .

Phát biểu như thế là “tiền hậu bất nhất “ phải không thưa ông !?

Một dự án tiêu tốn tới 2 tỷ USD “ đánh bóng đường sắt đồ cổ “ thực hiện từ 2004 đến nay vẫn chưa xong , lại còn thay đổi mục tiêu của dự án  từ 12 tiếng xuống còn 24 tiếng là sao?

Đường sắt nước nào mà chẳng có đường ngang - khúc cua , khi lập dự án liệu đã có tính đến luận chứng kinh tế kỹ thuật này không , thưa ông . Tại sao ông lại lấy những lý do đó để từ chối việc phải ngồi lên con tàu chạy thử nghiệm tốc độ 120 km/h để có tốc độ trung bình 89-90 km/h mà đó là trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn ĐS của người đứng đầu Cục ĐSVN thực thi luật ĐSVN bảo vệ an toàn vận hành ĐS .

Tôi cũng rất bất ngờ khi biết tin bộ GTVT do ông chủ trì đã bí mật tổ chức  hội thảo định hướng phát triển GTVT đường sắt trên trục Bắc - Nam do Cục Đường sắt (Bộ GTVT) tổ chức sáng 7/9 tại Hà Nội, tại đó Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cùng  GSTS Lã Ngọc Khuê – Nguyên thứ trưởng GTVT cùng Thạc sỹ Nguyễn Đạt Tường - tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN đã thống nhất chọn phương án nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt đồ cổ khổ 1 mét hiện tại  để nâng cấp  theo phương án 2  để tàu hỏa Bắc - Nam sẽ đạt 120 km/giờ  . Sau khi hoàn thành nâng cấp (dự kiến năm 2020), toàn tuyến ĐS đồ cổ tân trang sẽ được khai thác tới năm 2050.

Như vậy dự án “ Tân trang ĐS đồ cổ “ từ 2004 mà phải kéo dài đến tận năm 2020 mới hoàn thành là kéo dài gần 2 thập kỷ. Với hành trình Bắc Nam 23-24 giờ thì mục tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án đã thất bại .  

Như vậy , kỷ lục Khoa học công nghệ VN : Đến thập kỷ 50 của thế kỷ XXI ,  VN vẫn đang xài “đường sắt đồ cổ thời tiền sử “ khổ 1 mét !  Như vậy dân tộc VN sẽ có thêm 40 năm nữa (tới 2050)  hưởng trọn mùi vị của  công nghệ ĐS cổ nhất thế giới . Phải chăng đó là “thành tựu vĩ đại nhất” của 300 tiến sỹ ĐS do ông lãnh đạo, thưa ông? Ai sẽ là những tiến sỹ ĐS dự hội thảo hôm đó còn sống tới 40 năm nữa để bước tiếp qua kỷ nguyên ĐS 1.435 sánh cùng thế giới, thưa ông?

Tôi cũng như GSTS  Phạm Công Hà – Chủ tịch, TS Vương Đình Khánh – Chủ tịch danh dự Hội  Khoa học & kinh tế ĐSVN,…cũng không hề nhận được lời mời dự Hội thảo khoa học “ Tân trang ĐS đồ cổ “ đó, dù chỉ là một câu thông báo trên điện thoại hay trên báo chí. Trả lời của ông với báo giới về việc có thư mời tôi là thiếu trung thực !

Thưa Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông,

Lịch sử GTVT nước ta thời  hiện đại đã có những thảm hoạ kinh hoàng như  vụ lật tàu hỏa tại Bàu Cá – Dầu Dây làm hơn 200 người chết , thảm họa vụ lật tàu S1 – E1 ( 2005),  thảm họa Yên Bái , Cầu Gềnh , sập đường dẫn cầu Cần Thơ , thảm họa chìm tàu Vinalines Queen , Saogon Queen ….và gần đây là thảm họa Cần Giờ …Chịu những cú sốc bại trận phá sản như “ Vinashin, Vinalines  do việc làm tắc  của những nhà quản lý Nhà nước về đầu tư – công nghệ , biện pháp an toàn và những phát ngôn bốc đồng thiếu trách nhiệm để lại hậu quả nghiêm trọng .

Với trách nhiệm công dân và trách nhiệm khoa học tôi khẳng định : “Đường sắt đồ cổ” khổ 1 mét nằm vào loại “ĐS tốc độ thấp dưới 80km/h “ ,tốc độ trung bình không thể vượt quá 50km/h vì nguy cơ gây lật rất cao , thế giới đã vứt loại ĐS này vào “ sọt rác công nghệ “ .

Vì vậy phát ngôn của ông trên VNExpress : “ Đường sắt khổ đơn 1m như hiện nay cũng có thể tăng tốc độ trung bình toàn tuyến lên 80- 90 km mỗi giờ, rút ngắn hành trình Bắc - Nam xuống 24, 25 giờ so với hiện nay là 29,5 giờ “ là võ đoán và thiếu trách nhiệm.    

Để chứng minh tốc độ “ ĐS đồ cổ “ 120 km/h , tôi có lời thách đấu để ông dễ dàng thực  hiện như sau  :

Điều 1: Nói đi đôi với làm , ông và GSTS  Lã Ngọc Khuê – nguyên Thứ trưởng GTVT cùng Thạc sỹ Nguyễn Đạt Tường – Tổng Giám đốc ĐSVN là những người đồng tác giả “dự án ĐS đồ cổ đến năm 2050 “ hãy dũng cảm ngồi lên để chạy thử nghiệm 120km/h để tốc độ trung bình 80-90 km/h , để hành trình Bắc nam đạt 23-24 giờ như tuyên bố của ông . Nếu thành công tôi sẽ gọi các ông là “những người Anh hùng “ và thưởng cho các ông 50 (năm mươi) triệu  USD.

Điều 2: Nếu các ông không dám ngồi lên chạy thử nghiệm , hoặc chạy thử nghiệm không đạt tốc độ trung bình 80-90km/h , để lật tàu – chết người thì các ông phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật , chịu trách nhiệm về thất bại của dự án 2 tỷ USD tân trang ĐS đồ cổ và phải trả cho tôi 50 (năm mươi) triệu  USD.

Tôi mong ông cùng GSTS Lã Ngọc Khuê, thạc sỹ Nguyễn Đạt Tường nhận lời thách đấu này vì trách nhiệm trước Nhà nước và nhân dân để khẳng định các Luận chứng khoa học  của mình trong Hội thảo 7/9/2013 là chính xác , để lịch sử muôn đời con cháu mãi mãi nhớ ơn các ông về thành tựu ĐS đồ cổ 120km/h.  Hãy dũng cảm làm việc đó vì các ông là những Thứ trưởng, những GSTS khoa học đầu ngành, có trí tuệ ,là Tổng giám đốc có trách nhiệm ngồi  lên chạy thử nghiệm để chứng minh sự thành bại của dự án , để “đóng dấu đăng kiểm“ đảm bảo tính an toàn của ĐS đồ cổ trước dân !

Ông  và các cộng sự là tác giả dự án ĐS đồ cổ và phải là người đóng dấu đăng kiểm ĐS đồ cổ như thế để chịu trách nhiệm nếu xẩy ra sự cố thảm họa. Hãy bình đẳng trách nhiệm trước luật pháp và công luận , tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nội dung thư này!

           Kính gửi ông lời chào trách nhiệm  ! 

                          TS Trần Đình Bá

 Hội Kinh tế & vận tải ĐSVN !

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o