» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81295575

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Dự án sân bay Long Thành –“ tính cua trong lỗ “.[27/08/13]
Dự án đã thu hút sự chú ý của công luận , đã có nhiều chuyên gia vào cuộc tranh luận về dự án sân bay Long thành đó là tín hiệu đáng mừng để cả nước chung tay xây dựng nền Hàng không hùng mạnh , biểu tượng về vị thế Chính trị - kinh tế - tiềm lực QP-AN và nền văn hóa Việt Nam .

Dự án sân bay Long Thành –“ tính cua trong lỗ “

TS. Trần Đình Bá

                                          Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam

Dự án đã thu hút sự chú ý của công luận , đã có nhiều chuyên gia vào cuộc tranh luận về dự án sân bay Long thành đó là tín hiệu đáng mừng để cả nước chung tay xây dựng nền Hàng không hùng mạnh , biểu tượng về vị thế Chính trị - kinh tế - tiềm lực QP-AN và nền văn hóa Việt Nam . 

Tiềm năng hàng không VN đứng hàng đầu ASEAN !      

Bay lên từ bệ phóng của một cường quốc không quân , sở hữu danh sách dài dằng dặc trên 50 sân bay cả cũ lẫn mới, với những sân bay hiện đại tầm cỡ quốc tế như Tân Sơn Nhất,  lớn hơn cả sân bay Changi – Singapore , đến những sân bay có từ thời chiến tranh bị Cục Hàng không VN cho rơi vào quên lãng, gần như bình quân tỉnh thành nào cũng có sân bay .

Siêu đô thị là Thành phố Hồ Chí Minh có sân bay Tân Sơn Nhất lớn hơn Changi , bên cạnh là sân bay hiện đại Biên Hòa có tính năng ngang với Đà Nẵng chưa dùng đến.

Thủ đô Hà Nội có tới 3 sân bay là Nội Bài – Gia Lâm – Bạch Mai. Riêng  Gia Lâm là sân bay quốc tế đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đã có ngày  từng tiếp nhận hàng trăm máy bay của các đoàn nguyên thủ quốc tế đến Hà Nội 9-1969 , sân bay lịch sử - điểm đến của nhiều máy bay vận tải quân sự hạng nặng DC- 10 của Hoa Kỳ đáp xuống sau Hiệp định Paris 1973.

Có huyện đảo chỉ 80 000 dân – bằng một phường của TP HCM cũng sở hữu tới 2 sân bay , trong đó có một sân bay quốc tế hiện đại công suất  5 triệu hành khách /năm.

Riêng số lượng sân bay quốc tế, VN đã có tới 10, gấp ba lần Nhật Bản – một cường quốc kinh tế đứng thứ ba  thế giới .

Chỉ dùng phép nhân thông thường ,bình quân cho mỗi sân bay trị giá 1.5 tỷ USD thì Hàng không nước ta đã sở hữu một tài sản tới 75 tỷ USD – gấp đôi cả giá trị tài sản của ngành Đường sắt mà chưa thể có một bộ ngành nào sở hữu lượng tài sản quốc gia lớn như cục Hàng không đang thay mặt nhà nước quản lý vận hành khai thác  .

 “Tầm phủ sóng  “của sân bay dày đặc, bình quân bán kính khoảng 30 km có một sân bay,  cạnh tranh được với ngành viễn thông .

Trong  ASEAN, nước ta có một hạ tầng hàng không tốt nhất như đã nêu với một thị trường hàng không dồi dào  với 90 triệu dân và 5 triệu kiều bào ngoài thường xuyên đi về bằng đường hàng không .

Chỉ 1 sân bay Changi mà công suất  60 triệu hành khách/ năm thì nội suy tuyến tính 10 sân bay quốc tế và các sân bay khắp các tỉnh thành thì tiềm năng  có thể tiếp nhận tối thiểu 200 triệu hành khách / năm , gấp hai lần dân số nước nhà. Đó là con số còn quá khiêm tốn so với hạ tầng hàng không lên  tới 75 tỷ USD.

Tụt hậu thua lỗ do lãng phí tiềm năng !

 Hàng không VN đang đưa nước ta  dẫn đầu thế giới về lãng phí hạ tầng. Tiềm năng 200 triệu hành khách đi/ năm, tương đương bình quân mỗi người dân được mỗi năm 2 lần sử dụng dịch vụ hàng không , dù  đây còn là tỷ lệ quá thấp so với các nước xung quanh ta. Thế nhưng hiện nay năng lực vận tải hàng không chỉ mới đạt gần 12 triệu hành khách / năm .

So với tiềm năng ngành hàng không chỉ mới khai thác được 6 % , tức để lãng phí tiềm năng tới 94 %.  Riêng sân bay Tân Sơn Nhất lớn nhất nước mà năng lực hiện nay mới chỉ đạt khoảng 5 - 6 triệu hành khách/ năm thì cũng mới chỉ bằng 1/12 so với Changi trong khi diện tích sân bay của ta lại lớn hơn, lợi thế thị trường về dân cư thuận tiện hơn nhiều lần .

Thế nhưng với tài sản về  hạ tầng gấp 2 lần đường sắt , gấp 7 lần đường sông mà năng lực vận tải về hành khách và hàng hóa chỉ đạt 0.3% thị phần ,chỉ bằng 1/3 đường sắt, và bằng 1/40 đường sông và xếp cuối bảng trong các loại hình vận tải là đường bộ, đường sông - hàng hải và  đường sắt . Đây là là sự thất bại đến mức tồi tệ nhất nấp sau những ảo ảnh thành tích vừa qua .

Nhiều sân bay tài sản tới hàng tỷ USD mà mỗi tuần chỉ có vài chuyến trong khi phải nuôi cả một hệ thống vận hành . Sân bay quốc tế Cần Thơ nơi trung tâm  Tây Đô mà mỗi ngày chỉ vài chuyến , các sân bay địa phương khác như Đồng Hới , Dung Quất , Quy Nhơn , Cam Ranh , Liên Khương , Buôn Mê Thuột cũng vắng như “chùa Bà Đanh” vài ngày mới có một chuyến chiếu lệ .

Với  tài sản 75 tỷ USD – chiếm 90% GDP - chỉ riêng sân bay mà năng lực vận tải chỉ 12 triệu hành khách/năm thì đây là một sự lãng phí quốc gia lớn nhất thế giới tới mức 7 tỷ USD hạ tầng hàng không/1 triệu hành khách. Đây là một sự lãng phí đến mức “ làm nghèo đất nước “ .

So với khu vực thì càng lãng phí. Thị phần vận tải hàng không nước ta chỉ bằng 1/5 so với Singapore – nước có 4 triệu dân và duy nhất chỉ có 1 sân bay nhỏ hơn Tân Sơn Nhất , thua xa cả Thái lan, Philippin, Malaixia có dân số ít hơn ta . Về chất lượng phục vụ hàng không thì thua xa Lào  – Campuchia – Mianma , giá vé lại cao nhất thế giới     .

Hạ tầng hàng không dày đặc còn phương tiện thì lèo tèo. Đội bay hùng hậu nhất là VNA cũng chỉ có 80 chiếc , các hãng khác chỉ 10 , gia tài rỗng tuyếch vì từ phi cơ đến phi công toàn phải “thuê khô” ,”thuê ướt” , mỗi năm thuê tới 1200 lượt phi công ngoại , cả nữ và cả  phi công bằng zỏm đó là một sự mất cân đối , một sự thua thiệt đáng hổ thẹn !   

Các hãng hàng không thi nhau thua lỗ và phá sản , hàng năm Chính phủ phải đứng ra ký bảo lãnh L/C vay nợ nước ngoài hàng trăm triệu USD và các ngân hàng trong nước trong khi năng lực vận tải chưa vượt qua con số  12 triệu hành khách / năm thì lấy gì gọi là có lợi nhuận để nuôi hàng không và trả nợ, nguy cơ vỡ nợ  thành “VinaAirlines” là khó tránh khỏi.

Với  thị phần vận tải chỉ đạt 0.3% -chưa đủ để tính tròn 1%  so với 4 loại hình vận tải khác mà ngành hàng không VN giành kỷ lục hàng đầu về tai tiếng trong giao thông vận tải (GTVT). Chỉ 6 tháng có tới 500 vụ mất an toàn hàng không . Có những vụ nghe đến lạnh gáy như máy bay suýt đâm nhau trên bầu trời, nhân viên không lưu đánh nhau khi máy bay đang chuẩn bị hạ cánh, lệnh hạ cánh nhầm đường băng, phi công ‘rởm’ suýt gây tai nạn ở Hàn Quốc, lạm dụng máy bay sơn cờ Lào – Cambodia để khai thác đường bay nội địa, nhiều vụ suýt tai nạn … ngang nhiên biến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thành sân golf . Đây là hiện tượng “ vô Chính phủ “ đang tồn tại khá lâu nguy cơ hủy hoại , bức tử sự nghiệp hàng không nước nhà . Từ vị thế của  cường quốc không quân mà nay hàng không ta đang ở đáy thế giới ! 

Về giá vé và giá dịch vụ sân bay thì trên trời . Vé máy bay VNA từ Hà Nội đến TPHCM tương đương chuyến du lịch Thái Lan 5 ngày 4 đêm …Chuyện bát mỳ tôm sân bay đắt tới mức Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cũng phải lắc đầu, làm chấn động giới truyền thông… nói lên thời kỳ hỗn loạn ê chề nhất của hàng không – biểu tượng quốc gia về vị thế chính trị - kinh tế - quốc phòng – an ninh,  mang  nền văn hóa bản sắc Việt ra nước ngoài .

Dự án sân bay Long Thành – sẽ sai lầm do “ Tính cua trong lỗ “ !

Cục Hàng không  từ  tư duy “ gà què ăn quẩn cối xay …” với những đường bay “ bà già “ gây lãng phí thua lỗ nghiêm trọng , nay lại cấp tiến chuyển qua hội chứng “ siêu cường “ làm sân bay khủng để “ trung chuyển cho thế giới-để được nhất thế giới  “, lại còn vẽ chuyện  hàng không cao tốc nội địa “…. để đánh lừa dư luận .  Hoàn toàn không có chuyện quá tải  hay tắc nghẽn đường hàng không mà chính là “ tắc nghẽn tư duy “ .

Đáng tiếc Cục Hàng không lại  “không có văn hóa giao thông” vì không biết “trân trọng từng hiến kế “ như tiêu chí Bộ GTVT đề ra . Họ đã ngang nhiên vi phạm Luật Hàng không dân dụng VN như làm sân golf trong sân bay, xây đài không lưu vượt phép 9 mét thì còn gì là vai trò “ trọng tài “ cầm còi  về quản lý Nhà nước !

Hội chứng dự án “Đường sắt chồng lên Đường sắt”, “Cảng biển chồng lên cảng biển” và nay là siêu dự án Sân bay Long Thành với kiểu tư duy “ đếm cua trong lỗ “  gây lãng phí lớn và đang gây tranh cãi sẽ không kém gì vụ ‘đường sắt cao tốc’ 56 tỷ USD.

Phải thấy rằng Cục Hàng không VN đang làm ngược đường lối Đổi  mới , làm sai chỉ đạo của Chính phủ và vi phạm luật Doanh nghiệp khi trói tất cả các hãng hàng không trong cơ chế cửa quyền quan liêu bao cấp – xin cho và làm trái quy luật kinh tế hàng không về đường bay. Họ đã bức tử nhiều hãng hàng không như ICA, MCA đi đến phá sản và đẩy JPA thua lỗ cho VNA thì khó tránh khỏi một “Vina Airlines “ .

Đã đến lúc Cục Hàng không phải đổi mới toàn diện , kiên quyết xóa tệ quan liêu bao cấp cửa quyền vô trách nhiệm trong Cục Hàng không, phải đi đúng đường lối đổi mới hội nhập theo hiệp định “Bầu trời mở rộng với ASEAN “để đi đúng quy luật kinh tế hàng không. Hàng không nước ta đang siêu  lãng phí  hạ tầng trên 75 tỷ USD. Phải mở cửa thị trường  cho các hãng hàng không giá rẻ vào VN để khai thác tiềm năng lợi thế hạ tầng, đưa năng lực vận tải lên 80-90 triệu hành khách /năm . Đó là lối thoát duy nhất , là cú đột phá thông minh để cứu lấy sự nghiệp hàng không , vừa giảm thiểu tai nạn giao thông, vừa tiết kiệm đầu tư công cho Chính phủ .

Có như thế Cục Hàng không VN , cơ quan quản lý nhà nước về hàng không mới tránh được phải chịu trách nhiệm về vấn đề lãng phí và thua lỗ gây thất bại của ngành mình phụ trách trước Bộ GTVT , trước Chính phủ và Nhân dân!

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o