» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81309833

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Sửa Hiến pháp: Trông người lại ngẫm đến ta
BBT. Thấy có mấy ông ‘dân biểu’ dốt nát quá nhưng lại cao ngạo và hỗn xược chê dân ta có ‘dân trí thấp’ (!!). Liệu với sự tham gia của mấy vị ‘dân biểu’ ấy, sẽ có “một văn bản tự nhận là Hiến pháp đáng gọi là Hiến pháp” như mong đợi của những người dân nước Đại Việt “vốn xưng nền văn hiến đã lâu” “lấy nhân nghĩa thắng hung tàn” (Nguyễn Trãi - ‘Bình Ngô Đại Cáo’)?

 SỬA HIẾN PHÁP:

TRÔNG NGƯỜI LẠI NGẪM ĐẾN TA

 

Tô Văn Trường

 

BBT.
Thấy có mấy ông ‘dân biểu’ dốt nát quá nhưng lại cao ngạo và hỗn xược chê dân ta có ‘dân trí thấp’ (!!). Liệu với sự tham gia của mấy vị ‘dân biểu’ ấy,  sẽ có “một văn bản tự nhận là Hiến pháp đáng gọi là Hiến pháp” như mong đợi của những người dân nước Đại Việt “vốn xưng nền văn hiến đã lâu” “lấy nhân nghĩa thắng hung tàn” (Nguyễn Trãi - ‘Bình Ngô Đại Cáo’)? 

ooo

Quốc hội khóa 13 đã có quyết định thành lập Ban soạn thảo sửa lại Hiến pháp năm 1992 do ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội làm trưởng ban gồm 30 thành viên không những là cơ sở để sửa những luật cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước, cơ chế bảo vệ Hiến pháp và  quyền bầu cử mà còn là cơ hội để rà soát, đánh giá lại toàn bộ về bản Hiến pháp đối với yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước. Hiến pháp là bộ luật nghiêm túc nhất của quốc gia: được hình thành bởi quá trình phát triển công lý của loài người. Công Lý là các lý lẽ, các giá trị đúng đắn được thừa nhận chung, có giá trị rộng rãi được công nhận bởi số đông.

Hiến pháp của một quốc gia là tiếng nói của nhân dân, của dân tộc làm chủ quốc gia đó. Người đứng ra nói trong Hiến pháp là dân tộc, từng câu, từng chữ, từng lời trong Hiến pháp là câu, là chữ, là lời của dân tộc, biểu thị sự lựa chọn và quyết định của dân tộc, ý chí và tâm nguyện của dân tộc.

Hiến pháp học của loài người khá phát triển, sách giáo khoa về Hiến pháp ở phương Tây dùng trong các khoa Luật của các trường Đại học thường đến hàng nghìn trang. phân tích, nghiên cứu từ những Hiến pháp không thành văn. Từ bản  Hiến pháp viết đầu tiên, là bản Hiến pháp của Hoa Kỳ năm 1776, đến những bản Hiến pháp đương đại đầu thế kỷ 21 (như bản Hiến pháp được sửa đổi, bổ sung năm 2001 của Việt Nam).

Sửa đổi Hiến pháp 1992 là một dịp rất tốt để thúc đẩy quá trình dân chủ hóa do Đảng phát động thông qua dư luận xã hội. Các vấn đề về quy định trách nhiệm  thế nào là của Đảng lãnh đạo, hình thức tam quyền phân lập cho nước ta  Tòa án Hiến pháp và thể chế thực hiện cần được làm rõ. Cùng với việc thêm cho đủ hơn, rõ hơn các quyền của công dân, nên có ý loại bỏ câu nào, chữ nào có thể có tác dụng làm giảm bớt các quyền ấy.

 

Hiến pháp của một quốc gia.

Hiến pháp của một quóc gia là văn bản Luật cơ bản, có giá trị cao nhất, đứng đầu hệ thống pháp luật, mọi đạo Luật phải tuân theo, do người chủ sở hữu toàn bộ quyền lực trong quốc gia đó, kể cả toàn bộ quyền lực nhà nước, (trường hợp nước dân chủ thì đó là toàn dân tộc) quyết định qua Hiến pháp những điều cốt yếu về tổ chức và họat động của nhà nước, giao việc sử dụng một số quyền, trong một số năm, cho từng tổ chức của nhà nước, nhằm  mục đích :

         1/ Nhà nước không xâm phạm được đến, mà bắt buộc phải tôn trọng, bảo vệ, phát huy mọi quyền tự do của cá nhân con người và người công dân, mọi quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền văn hóa, quyền xã hội, quyền môi trường, quyền phát triển của từng cá nhân, của từng công dân và của toàn dân tộc. Như thế để bảo đảm sự phát triển của dân tộc, sự thịnh vượng của đất nước, hạnh phúc của nhân dân.

         2/ Các bộ phận của nhà nước (thường gọi là các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp của nhà nước) phân lập với nhau, kiểm tra lẫn nhau, phối hợp cùng nhau, chịu trách nhiệm giải trình công khai, minh bạch với nhân dân (trong trường hợp nước dân chủ), chịu sự kiểm tra, giám sát và phán quyết thường xuyên của nhân dân, bảo đảm nhà nước thực sự phục vụ người chủ sở hữu quyền lực, bảo đảm người chủ ủy quyền mà không bị thoán quyền.

 Nội dung của các bản Hiến pháp thời hiện đại thường gồm hai phần: một phần là những quyết định cốt yếu thuộc về phương thức và kỹ thuật tổ chức và hoạt động của nhà nước, một phần nữa là triết lý được trình bày một cách thực tiễn về bản chất của nhà nước và mục tiêu của nhà nước, tỷ trọng của mỗi phần như thế nào là tùy từng quốc gia. Mọi điều luật của Pháp luật hay các Bộ luật trong mỗi quốc gia nếu trái với Hiến pháp, hay mâu thuẩn với Hiến pháp đều không có cơ sở để tồn tại. Hiến pháp hay Pháp luật đều có tính kế thừa theo sự phát triển của lịch sử con người, và học hỏi các giá trị văn minh của nhân loại.

Hiến pháp của Hoa Kỳ.

Tiếp theo Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776, Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 là bản Hiến pháp theo đúng quan niệm về Hiến pháp. Dịch ra tiếng Việt, in trên khổ giấy 14 cm x 22 cm, bản Hiến pháp ấy gồm 22 trang rưỡi, chỉ có 7 điều và mấy dòng trước điều 1, chỉ mấy dòng nhưng rất có ý nghĩa, cho thấy người quyết định toàn bộ Hiến pháp và đứng ra nói trong Hiến pháp là nhân dân Hợp chủng quốc Mỹ (cụm từ "Hợp chủng quốc" dịch sai cụm từ "United Nations", nhưng đã dùng quen). Mấy dòng ấy như sau : " CHÚNG TÔI, NHÂN DÂN Hợp chủng quốc, với mục đích thực hiện một sự liên hiệp chặt chẽ hơn, thiết lập công lý, duy trì an ninh nội bộ, trù liệu công cuộc phòng thủ chung, phát triển sự thịnh vượng toàn diện và bảo đảm cho chúng tôi và hậu thế của chúng tôi các lợi ích của sự tự do, quyết định và thiết lập Hiến pháp này cho Hợp chủng quốc Mỹ". 

                  22 trang rưỡi của Hiến pháp Hoa Kỳ chia ra như sau :

                   Điều 1, về Lập pháp, 10 khoản, 12, 5 trang

                   Điều 2, về Hành pháp, 4 khoản, 4,5 trang

                   Điều 3, về Tư pháp, 3 khoản, 2 trang

                   Điều 4, về các tiểu bang, 4 khoản, 2 trang

                   Điều 5, về Sửa Hiến pháp,1 khoản, 1/2 trang

                   Điều 6, về giá trị pháp lý của Hiến pháp, 1 khoản, 1/2 trang

 Điều 7, ghi rõ Hiến pháp được làm ngày 17 tháng 9 năm 1787, 12 năm sau Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, 1 khoản, 1/2 trang.

 Như thế là Hiến pháp hoàn toàn chỉ nói về Nhà nước, không nói gì về quyền và nghĩa vụ công dân, cũng không nói gì về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ... của Hợp chủng quốc Mỹ.

Từ năm 1787 đến cuối thế kỷ 20, có 26 lần sửa đổi từng khoản của Hiến pháp, lần sửa đổi đầu tiên là ngày 15 tháng 12 năm 1791. Trong 26 lần sửa đổi đó, có 11 lần sửa đổi đã liệt kê thêm hoặc quyết định rõ hơn một số quyền của công dân, và khẳng định rằng liệt kê thêm như thế không phủ nhận hoặc làm giảm giá một số quyền khác của công dân. Tuy nhiên, trong Hiến pháp 1787 cũng như 26 lần sửa đổi Hiến pháp 1787, đến nay, Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vẫn không bao giờ nêu đầy đủ mọi quyền và nghĩa vụ của công dân. (Có lẽ người ta coi rằng Bản "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" mà Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chính thức công nhận có giá trị cao ngang như Hiến pháp, và thế là đủ).   

Hiến pháp Việt Nam.

Ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã xác định, một trong những nhiệm vụ cấp bách là phải xây dựng cho được một bản Hiến pháp. Người chỉ rõ: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ"1

Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946, nhưng chưa từng được thực hiện, vì Toàn quốc kháng chiến nổ ra chỉ hơn 1 tháng sau đó.  Đó là bản Hiến pháp ngắn gọn, gồm Lời nói đầu và 7 chương, 70 điều. Lời nói đầu nêu 3 nguyên tắc cơ bản, là : 

                                - Đoàn kết toàn dân

                                - Bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân

                                - Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân

                    7 chương của Hiến pháp 1946 là : 

                                Chương 1 : Chính thể 

                                Chương 2 : Nghĩa vụ và quyền lợi công dân

                                Chương 3 : Nghị viện (tức là nhánh Lập pháp)  

                                Chương 4 : Chính phủ (tức là nhánh Hành pháp)

                                Chương 5 : Hội đồng nhân dân và Ủy bân nhân dân các cấp

                                Chương 6 : Tư pháp

                                Chương 7 : Sửa đổi Hiến pháp (nêu rõ quyền phúc quyết của nhân dân).

Nhiều nhà luật học của nước ta đánh giá rằng : Hiến pháp Việt Nam 1946 không hề có bóng dáng của Hiến pháp Liên Xô năm 1936. Hiến pháp Việt Nam năm 1946 là Hiến pháp dân chủ, không kém bất kỳ bản Hiến pháp nào trên thế giới. Hiến pháp Việt Nam 1946 là bản Hiến pháp tốt nhất của nước ta từ trước tới nay.

Các Hiến pháp Việt Nam tiếp sau đã chịu ảnh hưởng khá sâu của Hiến pháp Liên Xô, các quyền tự do, dân chủ có bị giảm bớt (ngay trong Hiến pháp, chứ không phải trong cuộc sống thực tế), đến Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001 đã khôi phục lại các quyền tự do, dân chủ như Hiến pháp 1946.

Hiến pháp 1992 của nước ta, được sửa đổi, bổ sung năm 2001, tức là Hiến pháp hiện hành, in trên giấy 14 cm x 22 cm gồm 67 trang rưỡi, dài đúng gấp 3 lần Hiến pháp Hoa Kỳ, có lời nói đầu và chia ra làm 3 phần như sau :

Lời nói đầu, 2 trang, viết theo cách vô nhân xưng, tuy nhiên đọc thì thấy rõ đó không phải là lời của chính nhân dân Việt Nam, chính dân tộc Việt Nam.

            Phần I : Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, và bảo vệ Tổ quốc : 48 điều, 20 trang

            Phần II : Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: 34 điều, 10 trang. 

            Phần III : Tổ chức và hoạt động của Nhà nước :

                             - Quốc hội : 18 điều, 11 trang

                             - Chủ tịch nước :8 điều, 4 trang

                             - Chính phủ : 9 điều 6,5 trang

                             - Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân : 8 điều, 4 trang

                             - Tòa án, Viện kiểm sát : 15 điều, 5 trang

                        - Quốc kỳ, Quốc ca, Thủ đô, Ngày Quốc khánh : 5 điều, 1 trang

                        - Hiệu lực của Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp : 2 điều, 1 trang

  

Sửa đổi Hiến pháp lần này.

Hiện nay, tất cả các quốc gia, kể cả các quốc gia theo chế độ quân chủ, có vua hoặc nữ hoàng, đều có Hiến pháp, đều cho rằng Hiến pháp nước mình là Hiến pháp dân chủ, và chỉ xét trên câu chữ của các điều, các khoản trong các Hiến pháp, thì hầu như không bắt bẻ được rằng Hiến pháp này, Hiến pháp kia là không dân chủ. Con người biết viết đúng,  hay và đẹp, sự biết ấy thật ra không khó gì.

Công dân của mỗi quốc gia có quyền “phúc quyết” về Hiến pháp, nghĩa là, nếu muốn thay đổi hay sửa đổi Hiến pháp thì phải “Trưng cầu dân ý” hay phải hỏi ý kiến và chấp nhận ý kiến số đông của nhân dân một cách nghiêm túc, đúng theo các phương pháp được thừa nhận chung của loài người. Hiến pháp là công lý nên quyền lực phải được chia sẻ giữa Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp và các cơ quan quyền lực thứ 4 ( tự do và độc lập Báo chí và thông tin) hay thứ 5 ( quyền trưng cầu dân ý và biểu tình) mới tránh được “quyền lực tuyệt đối sẽ sinh ra  tham nhũng tuyệt đối” và tất yếu dẫn đến việc các nhóm lợi ích sẽ thắng thế và lũng đoạn, xâm chiếm toàn bộ nguồn lực quốc gia, sớm hay muộn cả dân tộc phải trả giá. 

Tuy nhiên, không có ở quốc gia nào mà Hiến pháp được thực hiện đúng và đủ. Những người làm khác, làm trái Hiên pháp nhiều nhất là những người, những tổ chức cầm quyền, cầm quyền chính danh và thực sự cầm quyền tuy không chính danh. Người dân cũng làm khác, làm trái Hiến pháp nhiều, nhưng không nhiều bằng những người, những tổ chức cầm quyền.

 Dẫu con người biết viết đúng, hay,và đẹp, nhưng hầu như không thể có Hiến pháp viết nào lại tuyệt hảo đến mức không cần và không thể thêm, hoặc bớt, hoặc sửa chữa gì. Tuy nhiên, điều chủ yếu, quan trọng nhất chính là thực sự thực hiện Hiến pháp đúng và đủ.

Theo nhận thức như trên đây, thì nhiệm vụ kép là: sửa những gì cần sửa trong câu chữ của Hiến pháp, và quyết định hơn cả là thực hiện đúng và đủ Hiến pháp, nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực tế, thiết thực của Hiến pháp, nghiêm trị hành vi làm khác, làm trái Hiến pháp. Nhiệm vụ quyết định này có được đặt ra và có được thi hành không  đấy là câu hỏi của người dân đối với những người được giao trọng trách soạn thảo sửa đổi Hiến pháp và giám sát thực hiện Hiến pháp.

 Trong việc sửa Hiến pháp lần này, có lẽ được hiểu là sửa câu, chữ của Hiến pháp, thì có những điều chắc không thay đổi được, như quan niệm Hiến pháp là gì, phạm vi của Hiến pháp bao quát những gì, mức độ cụ thể của Hiến pháp đến đâu, kết cấu của Hiến pháp như thế nào.

Trong chừng mực đã rất hạn chế như thế, có thể  thêm điều nào, khoản nào thể hiện một bước dân chủ hơn trước trong câu chữ của Hiến pháp, dẫu chỉ là một bước nhỏ. Khi sửa Hiến pháp cần quán triệt ý dân, lòng dân rà soát lại các điều cụ thể với việc thêm một bước dân chủ, nên cần loại bỏ câu nào, chữ nào có thể có tác dụng làm giảm bớt dân chủ .

Có thể thêm một cách thực chất, dẫu mới chỉ là câu chữ  những quyền các mặt của công dân.  Nên chú ý rằng không có sự tách bạch máy móc và tương xứng  máy móc giữa quyền và nghĩa vụ, số quyền không đồng thời là nghĩa vụ và số nghĩa vụ không đồng thời là quyền chỉ là số ít, phần nhiều hơn là những quyền đồng thời là nghĩa vụ, thậm chí trên thế giới có quan niệm rằng chỉ cần xác định quyền, xác định được quyền là làm rõ được nghĩa vụ.  

Loài người chỉ có "Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền", không có và không cần có " Tuyên ngôn về quyền và nghĩa vụ của con người và của người công dân".  Có thể loại trừ đi một số chỗ mâu thuẫn không dung hợp được giữa ý này ý kia, câu này câu khác hiện cùng có trong Hiến pháp.

 

Thay cho lời kết.

Mục đích và mong muốn của người viết bài này là bên cạnh việc so sánh đối chiếu về các chương, điều giữa một số Hiến pháp, thì điều quan trọng hơn cả phải đặt ra những vấn đề mà dân và cuộc sống đang đòi hỏi phải làm rõ khi sửa đổi Hiến pháp như: Sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và xã hội, tam quyền phân lập, kiểm soát lẫn nhau (từ đó mà điều chỉnh những điều không hợp lý về tổ chức bộ máy nhà nước), các quyền tự do của công dân được Hiến pháp quy định phải được luật hóa đúng đắn và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh.  Những vấn đề này đều nhạy cảm về chính trị, đòi hỏi Ban sửa đổi Hiến pháp phải vượt lên chính mình, đặt rõ trong chương trình nghị sự.

Nhận thức về bản chất của Hiến pháp,  khi  người dân được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp  trên tinh thần  “khó vạn lần , dân liệu cũng xong” thì chính nhân dân  sẽ đóng góp trí tuệ cùng với các tinh hoa trí thức của nước ta xây dựng  một văn bản tự nhận là Hiến pháp đáng gọi là Hiến pháp. Giá trị của một bản Hiến pháp hoàn toàn vừa đúng bằng, không hơn, không kém, giá trị của sự thực hiện Hiến pháp ấy.

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o