» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81344118

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Khoa học công nghệ - gieo gì gặt nấy
Khoa học công nghệ là động lực then chốt để phát triển đất nước. Đó là tuyên ngôn, là khẩu hiệu, là câu nói cửa miệng quá quen thuộc của mọi người từ các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến lãnh đạo các cấp chính quyền cho đến người dân thường

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - GIEO GÌ GẶT NẤY!

Tô Văn Trường

 

Khoa học công nghệ là động lực then chốt để phát triển đất nước. Đó là tuyên ngôn, là khẩu hiệu, là câu nói cửa miệng quá quen thuộc của mọi người từ các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến lãnh đạo các cấp chính quyền cho đến người dân thường. Vậy mà sao Khoa học công nghệ (KHCN) của chúng ta vẫn bị kêu là thiếu hiệu quả, và sự tụt hậu về KHCN so với các nước ngày càng rõ ràng. Thậm chí gần đây có các ý kiến “đổi mới KHCN hay là chết”!?
Làm sao để các nhà khoa học cũng như các nhà sản xuất kinh doanh có đủ niềm tin để vượt qua các rào cản về cơ chế chính sách, và cả tâm lý nữa, những rào cản cố hữu của thời bao cấp, cơ chế chưa rõ mà thể chế lại ách tắc hiện nay để họ có đủ sức “vươn ra biển lớn” trong thời kỳ hội nhập và phát triển vẫn là câu hỏi lớn!

Trong khi chúng ta không thiếu những con người thông minh, nhiệt tình, quả cảm. Chúng ta cũng không quá thiếu thốn tiền nong, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật cho nghiên cứu khoa học. Hàng trăm cơ sở nghiên cứu đã được đầu tư nhiều nghìn tỷ đồng, mấy chục “phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia” đã được xây dựng hơn chục năm nay cho các ngành KHCN mũi nhọn. Thậm chí có năm lĩnh vực KHCN phải trả lại nhà nước hàng trăm tỷ đồng “không tiêu được” hoặc chi tiêu không đúng mục đích! Câu hỏi tại sao ấy làm đau đầu các nhà quản lý, làm nhức nhối con tim những người làm khoa học coi trọng trách nhiệm công dân, coi trọng nhân cách. Đã đến lúc phải đổi mới thực sự cơ chế quản lý và công tác tổ chức hoạt động KHCN của đất nước.

Đáng quan tâm nhất hiện nay là một trong những mục tiêu của Chính phủ là  phát triển 3.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trong đó số lượng doanh nghiệp KH&CN hình thành từ các trường đại học, viện nghiên cứu chiếm khoảng 70% trong giai đoạn giai đoạn 2011-2015. Đây là vấn đề cần phải bàn cho thấu đáo về con số có tính định lượng này để tháo gỡ tình trạng “bùng nhùng, kém hiệu quả” của hoạt động KHCN.

Tôi được nghe kể lại cách đây chừng 20 năm, có cuộc thảo luận về thị trường khoa học và công nghệ. Ý kiến của số đông anh chị em tham gia thảo luận lần ấy là : Có thể có và đã có ở nhiều nước và cả ở nước ta một thị trường công nghệ phát triển ít hay nhiều, thậm chí có chỗ mới manh nha, nhưng không có và không thể có thị trường khoa học. Bởi vậy,  đầu tiên cần làm rõ : Khi chủ trương, khi viết, khi nói "doanh nghiệp khoa học và công nghệ", hoặc  "doanh nghiệp KHCN", là định chủ trương cái gì, viết cái gì, nói cái gì. Cần trả lời câu hỏi "cái gì" trước, xét xem  "cái gì" ấy đúng, sai ra sao, rồi mới xét đến câu hỏi : "như thế nào" được.

Trao đổi với GS Chu Hảo (nguyên thứ trưởng Bộ KHCN), ông cho biết :”Ngay từ đầu, chúng tôi đã không hiểu vì sao lại gọi là doanh nghiệp khoa học công nghệ? Chắc đó là các Start-up hay spin-off company ở phương Tây, tuy nhiên đã bị "Việt Nam hoá" một cách méo mó. Hơn nữa, làm sao có thể biết trước được những năm tới có bao nhiêu kết quả nghiên cứu  KH-CN có thể thương mại hoá được để mà ấn định con số 3000 Doanh nghiệp khoa học công nghệ? Phải chăng , tuy nhà nước nói nền kinh tế thị trường nhưng thực tế  đó vẫn là cái tư duy " kế hoạch hoá tập trung "!?

Theo tôi hiểu về khái niệm cũng như về thực tế, nên phân biệt giữa Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu, Công ty nghiên cứu (khoa học và công nghệ - RD) với "doanh nghiệp khoa học và công nghệ". Định lập Viện nghiên cứu hoặc Trung tâm nghiên cứu khoa hoc và công nghệ ở các trường Đại học, rồi gọi các "Viện" hoặc "Trung tâm" ấy là "Doanh nghiệp" thì hơi tùy tiện, và phải tìm cách "giải thích chữ nghĩa". Điều cần làm rõ ở đây là : Vốn ban đầu, trợ cấp trong hành trình, kiếm lợi nhuận và dùng lợi nhuận. Có một biến chuyển rất quan trọng nên nhắc đến : Trước đây, cự ly thời gian giữa 4 khâu phát minh khoa học, sáng chế công nghệ, sản xuất thử nghiệm và sản xuất đại trà là dài, có khi hàng nhiều chục năm, dần dần ngắn lại, có trường hợp chỉ còn tính tháng, thậm chí có vài khâu thành công gần như liền nhau. Từ đó, chí phí thời gian, trí tuệ, công sức, tiền của cho cả 4 khâu ấy bớt đi rất nhiều, trong khi tác dụng tốt tăng lên rất nhanh, rất mạnh, đó là dấu hiệu đặc trưng của tiến bộ. Có người cho đó là đặc trưng của nền kinh tế tri thức, ở đó khoa học không chỉ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mà hơn thế, khoa học trở thành sức mạnh bên trong và chất kết dính bền chặt của mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của con người.

Có lẽ, nếu ta xem khoa học, ví dụ: vật lý, hóa học là khái niệm định nghĩa thuộc về một lĩnh vực nghiên cứu, khám phá các hiện tượng tự nhiên không phải “sản phẩm” hoàn chỉnh, hữu hạn, cụ thể bằng một vật/sản phẩm nào đó – qui trình nào đó để có thể mua bán trao đổi thì không thể gọi là “thị trường khoa học”. Vậy, con người có thể mua bán, đổi chác “khoa học” với nhau được không? Các nền văn minh có thể mua bán đổi chác các bí quyết, ý tưởng, hay “các ngành khoa học” với nhau như thế nào? Còn các ứng dụng khoa học vào đời sống (công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, kỹ thuật, ý tưởng) là sản phẩm cụ thể, có thể nhìn thấy cái hữu hạn, cụ thể,  thì có thể mua bán trực tiếp dễ dàng thì mới gọi là “thị trường” được?. Tuy nhiên, trong cách dùng từ ngữ hay định nghĩa thì cũng rất đa dạng. 

Có ý kiến cho rằng có thể hiểu doanh nghiệp khoa học giống như các công ty chuyên về nghiên cứu và phát triển (R&D) hoặc dịch vụ về khoa học công nghệ. Và điều quan trọng hơn là lợi nhuận từ các công ty này (nhất là khi công ty thuộc về trường đại học) là kinh tế, là CSR (lợi nhuận trách nhiệm xã hội) phải được dùng để đầu tư những công trình khoa học vì xã hội mà có thể không mang lại lợi nhuận. Trong nền kinh tế trí thức (knowledge economy), thuật ngữ mà cha đẻ của quản trị hiện đại Peter Drucker đã tạo nên, luôn luôn nhấn mạnh rằng phải biết biến trí  thức thành những giá trị cho xã hội. Hiện tại, các nhà khoa học chỉ mới dừng ở mức giảng dạy, chỉ mới tạo nên những giá trị trong giáo dục, chứ chưa tạo nhiều giá trị cho khoa học kỹ thuật của xã hội. Những công ty dạng này với khả năng hạch toán độc lập thì sẽ giúp cho những nhà khoa học biết quản lý nguồn lực của xã hội. Nếu chỉ bao cấp cho các đề tài từ các trường đại học hay các sở KHCN thì dễ tạo nên các nhà khoa học giỏi giang về mối quan hệ xã hội làm mọi cách để nghiệm thu, giải ngân tiêu tiền nhưng chuyển các kết quả của các đề tài nghiên cứu đó, công trình đó thành những giá trị cho xã hội thì luôn là thách đố lớn!

Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh rất thẳng thắn nhận định phần lớn các đề tài nghiên cứu kiểu quốc doanh về kinh tế được cấp nhiều kinh phí nhưng kết quả là vô giá trị vì không có hàm lượng khoa học. Nhiều vị có chức sắc, bằng cấp chia nhau làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có những người không phải là chuyên gia thực tài trong lĩnh vực của mình. Ngay trong lĩnh vực thống kê may là có các đề tài làm xong chủ yếu thường "đắp chiếu", nếu mà ứng dụng thì là thảm họa! Chất lượng của hội đồng thẩm định các đề tài cũng là vấn đề đáng báo động vì các nhận xét, đánh giá chủ yếu là dựa trên mối quan hệ xã hội sao cho vừa lòng nhau.

Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, có một số mô hình về nghiên cứu KHCN đã mang được sản phẩm/ công trình nghiên cứu vào cuộc sống. Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế dầu khí biển, thuộc Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro được thành lập từ năm 1985. Thành tựu lớn của Viện là giúp Liên doanh Vietsovpetro khai thác dầu với hiệu quả cao từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng. Các công ty khác, các JOC khai thác các mỏ ở thềm lục địa Việt Nam với điều kiện tương tự nhưng đã bị ngập nước và nguy cơ sập mỏ rất cao, hiệu quả thấp và lãng phí tài nguyên. Một doanh nghiệp nhỏ thì không đủ sức đầu tư cho nghiên cứu phát triển nhưng nếu là doanh nghiệp lớn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sẽ mang lại hiệu quả cao. Mô hình Viện nghiên cứu trong doanh nghiệp có những ưu thế là tập trung vào khoa học ứng dụng và nghiên cứu phục vụ sản xuất, ngược lại các cán bộ nghiên cứu cũng được doanh nghiệp ưu ái về điều kiện làm việc cũng như thường xuyên được tiếp cận với công nghệ mới.

Các  tập đoàn đa quốc gia trên thế giới đều có các mối quan hệ gắn kết với các trường đại học thông qua các chương trình tài trợ, tuyển dụng, hợp tác nghiên cứu, mua bán bằng phát minh (điều này rất đáng bàn tại VN) . Do đó, khi có công trình hay sản phẩm gì mới ra đời, họ đều có cơ hội nắm bắt và thương mại hóa đầu tiên. Theo chiều ngược lại, các nhà nghiên cứu tại đại học hay viện nghiên cứu, nếu có sản phẩm mới và hay có thể chào mời, kêu gọi tài trợ hợp tác phát triển một sản phẩm hoàn chỉnh, sử dụng được không chỉ trong phòng thí nghiệm mà còn ra tới tận tay người tiêu dùng, mang lại lợi ích tối đa cho toàn xã hội.

 Để xây dựng được mô hình kết hợp nhà nghiên cứu và doanh nghiệp, tức trong Viện nghiên cứu có doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có viện nghiên cứu, cần làm rõ cơ chế quyền lợi của mỗi bên. Đây là cơ chế bảo vệ quyền lợi của nhà nghiên cứu và doanh nghiệp, nói cách khác phải có cách bảo vệ được bằng phát minh sáng chế thuộc về ai trong mỗi giai đoạn. Sự hợp tác cùng nhau phát triển sẽ phải phân chia chuỗi giá trị công việc và quyền lợi. Nhìn nhận và trả công xứng đáng cho chất xám, cho bằng phát minh sáng chế thì mới có chất xám và bằng phát minh sáng chế xứng đáng. Ngược lại, xã hội ta chưa có cơ chế nhìn nhận và xem trọng chất xám, trí tuệ nên phải trả giá đắt cho tình hình như hiện nay. Số lượng bằng phát minh sáng chế của VN, số bài báo khoa học, công trình nghiên cứu ở VN rất ít so với các quốc gia khác. Câu hỏi đặt ra vì sao giới sản xuất, kinh doanh chưa "mặn mà” với khoa học, công nghệ, chưa thấy đó là động lực phát triển. Để  khoa học, công nghệ thâm nhập vào xã hội, tạo ra của cải, phúc lợi phải có những thể chế thuận lợi, có sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước và một chiến lược phát triển về KHCN. Nhà nước biết cách tạo ra luật pháp khuyến khích đổi mới, tôn trọng sáng kiến, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

 Chúng ta gieo gì sẽ gặt nấy!. Nếu muốn có chất xám và tri thức thì phải tôn trọng chất xám và tri thức. Nếu cứ để tình trạng chảy máu chất xám kéo dài, chất xám không sử dụng đúng chỗ, những người có năng lực nghiên cứu sáng tạo không sống nổi bằng thu nhập từ việc nghiên cứu sáng tạo phải rẽ ngang làm việc vì “cơm áo, gạo tiền”, những ngươi không có năng lực sáng tạo lại đang lãnh đạo công việc đòi hỏi phải có năng lực sáng tạo, năng lực quản lý cao, thì điều tất yếu là sự kết nối giữa doanh nghiệp và nhà nghiên cứu hoặc ngược lại rất khó được hình thành.

 Và như vậy chúng ta lần nữa lại đụng phải vấn đề cơ chế quản lý, cấu trúc thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở của mỗi ngành nghề, lĩnh vực công nghiệp, và sự phân công xã hội có tự nhiên hay không, hoặc đang chạy theo một sự sắp đặt chủ quan, lệch lạc nào đó.

 Nhìn ra thế giới, tri thức hữu dụng một thời ở châu Âu đã rất khó khăn được truyền bá qua đại học. Nhờ có KHCN, truyền thống, chủ nghĩa kinh viện, giáo điều tôn giáo dần dần được thay thế bằng chủ nghĩa thực nghiệm và lý tính. Ngày nay,  theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), 2010, “Các chỉ số khoa học và công nghệ chủ yếu” cho thấy nghiên cứu và phát triển chính là do doanh nghiệp tự bỏ tiền ra làm, ở Mỹ chiếm 66% R&D, vì họ biết họ cần gì. Trước kia, hãng điện thoại ATT lúc độc quyền có một trung tâm nghiên cứu nổi tiếng, có một số nhà khoa học được Nobel về vật lý và hóa học. Chất bán dẫn tạo ra  máy tính là từ trung tâm này, nhưng sau đó ATT đành chịu phân chia làm 12 công ty độc lập để được đi vào ngành máy tính nhưng bị thất bại. Các công ty khác được sử dụng các khám phá của ATT thành công. Hiện nay các lý thuyết về tìm kiếm (search) của hãng google.com cũng là do cả hàng chục ngàn người nghiên cứu, tập trung nâng cao cách giải fuzzy mathematics. Họ thuê đến 2000 người chuyên về thống kê.Trong khi đó, nghiên cứu của chính phủ là 27,7% tổng R&D ở Mỹ. Họ nghiên cứu chủ yếu vài vấn đề mà doanh nghiệp không thể làm vì không ra tiền như khoa học không gian và vật lý học, nghiên cứu về năng lượng, về võ khí và phân phối tiền cho nghiên cứu tìm ra nguyên nhân một số bệnh tật vv…Chỉ có 1 phần rất nhỏ R&D của doanh nghiệp khoảng 9% là do chính phủ bỏ tiền. Nghiên cứu ở đại học 13,3% tổng R&D.

Thời gian qua, cũng có khuynh hướng ở đại học là nghiên cứu phục vụ doanh nghiệp. Vậy thì nghiên cứu của doanh nghiệp thì chính doanh nghiệp phải tự lo. Doanh nghiệp dầu khí VN làm được vì họ có tiền và thấy lợi cho họ. Do đó, không cần nhà nước phải can thiệp. Nhà nước nếu muốn thì xem xét việc gì mình cần có giải pháp và đưa ra cho giới khoa học cạnh tranh. Hội đồng nghiên cứu quốc gia sẽ xem để chọn người/trung tâm nghiên cứu. Đây cũng là cách làm của Tổ chức nghiên cứu khoa học quốc gia của chính phủ Mỹ. Họ xác định rõ  các vấn đề cần phải nghiên cứu và đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống.

Trở lại về con số chỉ tiêu đến 3000 doanh nghiệp KHCN, dễ làm người ta liên hệ đến "dự án đào tạo 20.000 tiến sỹ". Phải chăng đấy là lối tư duy thiển cận chỉ  vì cứ nghĩ rằng tính toán vạch ra một con số là xong; Tiến sĩ ở đây là con người  không phải là một đơn vị để đo đếm! Con số 3000 doanh nghiệp không quan trọng mà cái quan trọng hơn  và không thể thiếu là thể chế chính sách nào cho một doanh nghiệp như thế ra đời và hạ tầng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nào cho một doanh nghiệp như thế hoạt động và phát triển.

Cần phải nói rõ được thể chế nào cần phải có cho hình thành thị trường của sản phẩm khoa học và công nghệ được ứng dụng. Cần nêu rõ các "body" làm nhiệm vụ "R&D" thường là một bộ phận hữu cơ của một thực thể nhất định - ví dụ tập đoàn, công ty, nhà máy, một tổ chức nào đó, cho một hay những mục đích cụ thể nào đó, không thể có một body "R&D" lơ lửng giữa trời hay là một bộ phận của một cơ quan hành chính được.

Khoa học công nghệ gieo gì gặt nấy! Xin mượn lời GS Hoàng Tụy nhận xét về mục tiêu của Chính phủ là phát triển 3.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2015, để kết thúc cho bài viết này: Tôi không tin tưởng nhiều ở sự khả thi và hiệu quả thực tế của chủ trương này. Kinh nghiệm ở Viện Khoa học Việt Nam trước đây là hoàn toàn thất bại và để lại món nợ lớn, không ai chịu trách nhiệm giải trình. Một điều chắc chắn là phải thận trọng.

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o