» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81260876

 
Tư liệu
Gửi bài viết này cho bạn bè

Sự cố công trình: Nguyên nhân, trình tự xử lý, một số việc “cần làm ngay”.[28/11/09]
Theo báo cáo của Ban Tổ chức Hội thảo khoa học "Sự cố và phòng ngừa sự cố công trình xây dựng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp", Tổng hội Xây dựng VN, 10/12/2009

SỰ CỐ CÔNG TRÌNH: NGUYÊN NHÂN, TRÌNH TỰ XỬ LÝ,
MỘT SỐ VIỆC “CẦN LÀM NGAY”

 (Theo báo cáo của Ban Tổ chức Hội thảo khoa học

“SỰ CỐ VÀ PHÒNG NGỪA SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM -

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”, Tổng hội Xây dựng VN, 10/12/2009)

            ....

I.              NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA SỰ CỐ CÔNG TRÌNH

             Có nhiều cách phân loại các nguyên nhân để có thể phân loại, thống kế, phân tích tổng hợp đề nghị phân loại các nguyên nhân theo các giai đoạn và các yếu tố khách quan và chủ quan như sau: 

1.     Nguyên nhân do khảo sát, thiết kế

       
 
Không có chứng chỉ khải sát, thiết kế hoặc vượt cấp chứng chỉ.

        Chất lượng khồ sát không đạt yêu cầu (số lượng lỗ khoan, độ sâu lỗ khoan, chất lượng thiết bị khoan, chất lượng phân tích mẫu, báo cáo đánh giá không đầy đủ ..).

        Tính toán thiết kế sai, không phù hợp (sơ đồ tính toán thiết kế không phù hợp, tính thiếu hoặc sót tải trọng, tính toán tổ hợp sai nội lực, không tính độ ổn định theo QP, vi phạm quy định về cấu tạo...)

        Bố trí lựa chọn, địa điểm, lựa chọn phương án quy trình công nghệ, quy trình sử dụng không hợp lý phải bổ sung, sửa đổi, thay thế (chất lượng , báo cáo nghiên cứu khả thi, lựa chọn phương án, chất lượng thẩm định, trình độ năng lực của chủ đầu tư, người quyết định đầu tư).

2.     Nguyên nhân do thi công 

2.1. Lựa chọn nhà thầu thi công không phù hợp (không có chứng chỉ hành nghề hoặc vượt cấp với cấp công trình). Nhà thầu không có hệ thống quản lý chất lượng, trình độ năng lực đạo đức nghề nghiệp của tư vấn giám sát và nhà thầu kém.

2.2. Sử dụng vật liệu và chế phẩm xây dựng không phù hợp yêu cầu của thiết kế (thép nhỏ, cường độ thấp, mác xi măng thấp, cường độ bê tông, vữa khối xây không đạt...)

2.3. Áp dụng công nghệ thi công mới không phù hợp không tính toán đầy đủ các điều kiện sử dụng (như thi công ván khuôn trượt trong kết cấu không phù hợp, thi công trong điều kiện nhiệt độ thấp, biện pháp ổn định thi công trong thi công kích nâng sàn, giàn tổ hợp không gian....)

2.4 Biện pháp thi công, không được quan tâm đúng mức dẫn đến sai phạm, sự cố.

2.4.1. Phần ngầm:

            - Biện pháp thi công phần tầng hầm, móng.

            + Sử dụng thiết bị không phù hợp (búa đóng cọc, cọc rung, cọc khoan nhồi...)

            + Sử dụng hệ chống đỡ không phù hợp (cọc cừ, đê quai, hệ chống đỡ thi công công trình chính và bảo vệ công trình bên cạnh).

            + Không theo dõi độ lún, thử tải vì vậy không phát hiện kịp thời các biến dạng của móng.

            - Biện pháp thi công khung sườn:

            +  Các biện pháp cốp - pha đà giáo chống đỡ không phù hợp (lún, không ổn định…). Không thử tải (đới với loại yêu cầu thử tải).

            + Các biện pháp sử dụng thiết bị không phù hợp (quá tải, đặt đất trên nền đất yếu…mà không gia cố)

-             Biện pháp thi công các công trình khối lớn không phù hợp, thiếu cụ thể đặc biệt liên quan đế hình thành vết nứt (Hầm chìm Thủ Thiêm. Đập hồ, Thuỷ điện …)

-             Biện pháp thi công các loại kết cấu áp dụng công nghệ mới thiếu, không phù hợp (dầm không gian, lắp dựng dầm BTDUL khẩu độ lớn …)

-             Vi phạm các công trình thi công (lật ô văng khi chưa có đủ đối trọng, rỡ cốp - pha trước thời hạn đủ cường độ, chất tải công trình sớm và vượt tải …)

-             Vi phạm các quy định an toàn trong vận hành thiết bị, an toàn điện, làm việc trên cao, hệ thống lan can an toàn bảo vệ …

3.     Nguyên nhân do quy trình bảo trì, vận hành, sử dụng

- Không thực hiện bảo trì thao quy định (tắc ống thoát nước trên mái, chống rỉ kết cấu thép, theo dõi độ lún ...)

- Sử dụng vượt tải (chất tải trên sàn, cầu vượt khả năng chịu lực,...)

II.            SỬ LÝ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CỦA SỰ CỐ

            Việc sử lý khắc phục hậu quả của sự cố có một cách khoa học, cẩn trọng, có một ý nghĩa rất lớn đảm bảo hiệu quả sử dụng và kinh tế tốt nhất vì vậy cần thiết phải:

            - Điều tra nguyên nhân của sự cố chính xác.

            - Chọn phương án xử lý sự cố cho phù hợp đặc biệt lưu ý đến đặc điểm kết cấu của công trình xẩy ra sự cố.

III.           KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ PHÒNG NGỪA SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

1.     Sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật liên quan

       
Cấp chứng chỉ hành nghề cho các doanh nghiệp hoạt động xây dựng (tiền kiểm) theo quy định mới nhất của luật bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng được Quốc hội thông qua tại kỳ họp. Cuối năm 2008 (trong hoàn cảnh của Việt Nam. thị trường xây dựng chưa phát triển, chưa định hình các loại doanh nghiệp có thương hiệu trong xã hội. Vì vậy cần áp dụng phương pháp tiền kiểm – cấp chứng chỉ hành nghề cho tổ chức hoạt động xây dựng.

2.       Cần sửa đổi bổ sung những quy định liên quan đến lĩnh vực khảo sát, thiết kế theo hướng tăng phí khảo sát, thiết kết, tăng số lượng vị trí khảo sát, thử tải đồng thời các quy định tăng trách nhiệm của khảo sát, thiết kế (kể cả tham gia các giai đoạn quan trọng của quá trình thi công: cọc, khung sườn).

3.             Bổ sung các quy định định lượng các loại sự cố và chế độ báo cáo về sự cố: Về sự cố nên chia làm 3 loại

- Sự cố bình thường: (Ví dụ: tổn thất kinh tế từ 20 triệu đồng Việt Nam làm trọng thương 1, 2 người).

- Sự cố lớn (tổn thất từ 20 triệu – 200 triệu làm trọng thương 3 người trở lên hoặc chết 1 người).

- Sự cố nghiêm trọng tổn thất kinh tế trên 200 triệu, hoặc chết từ 2 người trở lên hoặc làm trọng thương từ 5 người trở lên.

Đồng thời quy định chế độ bắt buộc báo cáo và có chế tài rất mạnh nếu không chịu báo cáo, cố tình dấu diếm sự cố.

4.             Bổ sung quy định phương thức điều tra sự cố đối với từng loại sự cố: Ví dụ:  - Loại bình thường: do chủ đầu tư và đơn vị để xẩy ra sự cố do chủ đầu tư chủ trì điều tra báo cáo.

- Loại lớn: do đại diện sở chuyên ngành ( xây dựng, GTVT, Lao động... tuỳ loại sự cố thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước). Chủ trì điều tra, các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu tham gia, cần thiết mời chuyên gia chuyên ngành tham gia.

- Loại nghiêm trọng: do UBND hoặc Bộ chuyên ngành chủ trì điều tra và quyết định thành phần tham gia. Trong đó ngoài việc tìm ra nguyên nhân cần kiến nghị các giải pháp phòng ngừa. Kinh phí điều tra do đơn vị để xảy ra sự cố chịu trách nhiệm.

            5. Bổ sung các chế tài nghiêm minh đối với các cá nhân, đơn vị để xảy ra sự cố (phạt hành chính, thu hồi hoặc cấm có thời hạn về giấy phép hành nghề, cấm tham gia đấu thầu...)

            6. Bổ sung các quy định bắt buộc về phương pháp kiểm tra cũng như khuyến khích áp dụng các thiết bị kiểm tra tiên tiến nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình (Đo mật độ thép, kiểm tra siêu âm, mối hàn, cường độ bê tông, thép, vữa; đo độ căng trong kết cấu dự ứng lực, kết cấu giây văng ...)

            7. Thống kế, điều tra về các sự cố công trình xây dựng

             Việc  thống kế, điều tra về các sự cố có một ý nghĩa rất lớn, như trên đã phân tích sự cố công trình trong xây dựng là điều khó tránh khỏi vì vậy việc thống kế, điều tra sự cố để tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục và đặc biệt đề ra các quy định, biện pháp phòng ngừa có một ý nghĩa rất lớn. Vì vậy cần đưa ra các quy định bổ sung sửa đổi của pháp luật về định nghĩa phân loại sự cố, chế độ báo cáo cũng như điều tra, tìm ra nguyên nhân.

            Từ đó việc tổng kết kiến nghị các giải pháp ngăn chặn phòng ngừa có một ý nghĩa rất lớn: Đặc biệt qua thống kế, phân tích các sự cố của Việt Nam (và của thế giới) biên soạn thành các giáo trình giảng dạy (cho sinh viên và cho các lớp bồi dưỡng) hoặc biên soạn các sổ tay sự cố cho từng loại. Qua thống kê phân tích cũng tổng hợp bổ sung vào các quy định của pháp luật liên quan. Từ đó thiết thực góp phần hạn chế phòng ngừa sự cố.

8. Tổng kết và phân loại  sự cố để biên soạn thành giáo trình giảng dậy trong các trường đại học, cao đẳng, và đào tạo công nhân, chương trình bồi dưỡng nâng cao.

            9. Dành kinh phí để biên soạn, phổ biến các sổ tay sự cố cho từng loại ( sự cố lún, nền cọc; sự cố giàn dáo, sự cố lắp dựng kết cấu thép, sự cố điện, sự cố vết nứt...)

            ...

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o