» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81289712

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2007 – 2015[26/12/07]
Hiện nay, cán bộ công nhân viên của TCT trên 30 ngàn người, trong đó gần 5 ngàn cán bộ nhân viên có trình độ đại học thuộc các lĩnh vực, có 47 người là tiến sỹ và thạc sỹ, công nhân kỹ thuật lành nghề chiếm trên 20 ngàn người.

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

CỦA  TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ GIAI ĐOẠN 2007 - 2015

 

                                                                                      Tổng công ty Sông Đà

 

Thi công tunen dẫn dòng tại công trình Cửa Đạt (Thanh Hoá)

 

1. Giới thiệu về TCT Sông Đà

TCT Sông Đà là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ xây dựng được thành lập năm 1961, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu: Thi công xây lắp; Sản xuất công nghiệp; Sản xuất kinh doanh điện, xi măng, sắt thép, may mặc, các sản phẩm công nghiệp, dân dụng, chế tạo lắp đặt thiết bị thuỷ điện, thuỷ lợi, kết cấu cơ khí xây dựng; Tư vấn đầu tư, tư vấn xây dựng; Đầu tư phát triển, kinh doanh đô thị, khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng; Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc, sản phẩm công nghiệp, xuất khẩu lao động; Vận tải đường thuỷ, đường bộ; Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; Tổ chức đào tạo, cung ứng nhân lực và kinh doanh các dịch vụ đào tạo; Đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết; Các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

Sản lượng xây lắp trong giai đoạn (2000 – 2005) chiếm gần 50% tổng giá trị SXKD của TCT, trong đó lĩnh vực xây dựng công trình được lãnh đạo TCT quan tâm đặc biệt.

Lịch sử phát triển của TCT Sông Đà gắn liền với các công trình lớn, công trình trọng điểm của Đất nước mà TCT đã và đang thi công: Công trình thuỷ điện Thác Bà, Hoà Bình, Trị An, Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Yaly, Sê san 3, Tuyên Quang, Sơn La ... Khu đô thị mới An Khánh, khu đô thị mới Mỹ Đình. Đường dây 500 KV Bắc Nam, nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy xi măng Bút Sơn, đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, Quốc lộ  1A, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, Đèo Ngang...

Hiện nay, TCT Sông Đà đã mở rộng thị trường bằng việc đầu tư ra nước ngoài (tại cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), với tổng mức đầu tư 273 triệu USD. Năm 2006 chính thức khởi công thuỷ điện Xêkaman 3 với công suất 250 MW.

Trải qua gần 50 năm xây dựng phát triển, TCT Sông Đà đã trở thành một đơn vị mạnh trong Ngành xây dựng. Từ một đơn vị chuyên về xây dựng thuỷ điện, đến nay TCT Sông Đà đã phát triển với hàng chục đơn vị thành viên hoạt động trên khắp mọi miền của Đất nước, trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau.

2. Sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực

Hiện nay, cán bộ công nhân viên của TCT trên 30 ngàn người, trong đó gần 5 ngàn cán bộ nhân viên có trình độ đại học thuộc các lĩnh vực, có 47 người là tiến sỹ và thạc sỹ, công nhân kỹ thuật lành nghề chiếm trên 20 ngàn người.

Phát huy truyền thống gần 50 năm xây dựng, phát triển, đội ngũ cán bộ của TCT sông Đà luôn đoàn kết gắn bó vượt qua những khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao cho. Tuy nhiên, địa bàn hoạt động dàn trải khắp các tỉnh, thành trong cả nước, đội ngũ cán bộ công nhân viên của TCT luôn thường trực tại các công trường lớn, vùng sâu, vùng xa, ít có điều kiện được giao lưu học hỏi, tiếp cận, cập nhật những kiến thức mới, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường và sự phát triển ngày càng lớn mạnh của TCT. Trong quá trình đổi mới doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý chưa quen với mô hình quản lý, điều hành, dẫn đến chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, phong cách làm việc vẫn còn mang nặng tính bao cấp, cứng nhắc, thiếu linh hoạt, chưa năng động và dám tự chịu trách nhiệm.

Với mục tiêu xây dựng, phát triển TCT Sông Đà trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, đa dạng hoá sở hữu, ngành nghề, sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất công nghiệp làm trọng tâm, tăng tỷ trọng kinh doanh các dịch vụ, hội nhập sâu rộng ở khu vực và trên thế giới. TCT Sông Đà xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong các chiến lược quan trọng, nhiệm vụ trọng tâm, hết sức cấp bách để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả.

3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực của TCT giai đoạn 2007 – 2015 cho các công trình xây dựng

3.1. Các giải pháp đã thực hiện

- Để đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ SXKD Tổng công ty đã phối hợp với các trường đại học, các trung tâm đào tạo lớn, các trường đào tạo nghề tại khu vực để đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật. Tổ chức các lớp cao cấp lý luận chính trị, các lớp quản lý doanh nghiệp, các lớp về chuyên môn nghiệp vụ. Đến cuối năm 2005 số cán bộ giữ chức vụ từ Phó giám đốc các đơn vị thành viên, Phó phòng TCT trở lên 80% đã được học qua các lớp bồi dưỡng về quản trị doanh nghiệp, các lĩnh vực chuyên ngành.

- Phối hợp với các đơn vị đào tạo tại chỗ về quản trị doanh nghiệp, tư vấn giám sát, phổ biến luật chuyên ngành, Nghị định, Thông tư của Chính Phủ, ngoài ra còn hợp tác với trường đại học Mỏ Địa chất, Thuỷ lợi, Xây dựng, cấp học bổng cho 170 sinh viên để sau khi tốt nghiệp các sinh viên sẽ về nhận công tác tại các đơn vị trong TCT, đây cũng là nguồn cán bộ kỹ thuật của TCT trong giai đoạn tới.

Trên cơ sở nhiệm vụ SXKD hàng năm, TCT tính toán nhu cầu nhân lực, cân đối lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, điều động, bổ sung cán bộ quản lý cho các công trình trọng điểm của Nhà nước, của TCT: Thuỷ điện Sơn La, Bản Vẽ, Sê San 4 ... Chuẩn bị nhân lực cho thi công các công trình mới như thuỷ điện Huội Quảng, Nậm Chiến, Sêkaman 3 tại CHDCND Lào… Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ cho khoảng 1.000 người là các cán bộ chủ chốt, đội trưởng, kỹ sư, cử nhân...

3.2. Các giải pháp trong thời gian tới

Để đạt được mục tiêu đề ra trong thời gian tới, TCT Sông Đà đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, phát triển nguồn lực con người đủ về số lượng, chất lượng, không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý. Phát triển, ứng dụng KHCN vào SXKD. Xây dựng văn hoá Sông Đà, đặc biệt nâng cao văn hoá lãnh đạo, quản lý, văn hoá kinh doanh. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để tạo nguồn nhân lực cho phát triển, hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới. Các giải pháp trong thời gian tới là:

- Xây dựng kế hoạch, qui hoạch đào tạo cán bộ nguồn, tuyển dụng cán bộ, công nhân kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với cơ chế quản lý mô hình phát triển của TCT. Xây dựng tiêu chuẩn đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật theo hệ thống ngành nghề có đủ trình độ bằng cấp, chứng chỉ theo thông lệ quốc tế, xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc thợ, đáp ứng cơ bản yêu cầu của người lao động và người sử dụng lao động.

- Đào tạo bổ túc về quản trị doanh nghiệp, chuyên môn, công nghệ cho các cán bộ lãnh đạo giữ các chức vụ chủ chốt các đơn vị thành viên trực thuộc, các  phòng chức năng TCT, cán bộ nguồn. Năm 2006 – 2007 TCT đã cử 07 cán bộ quản lý trẻ đi học thạc sỹ QTKD (MBA) tại Anh quốc, sau khi hoàn thành chương trình học sẽ về phục vụ TCT. Xây dựng chương trình và tổ chức tham quan học tập để nắm bắt công nghệ mới, hiện đại tại các nước như Pháp, Anh, Mỹ,  Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Thuỵ Điển, Singapore, Trung Quốc cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.

- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý hiện có của TCT để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển, cơ chế quản lý điều hành thay đổi.

- Triển khai kế hoạch tổ chức cho cán bộ quản lý trong lĩnh vực kinh tế được học tập về chương trình giám đốc tài chính chuyên nghiệp và nghiệp vụ về Tài chính, chứng khoán để TCT có thể đa lĩnh vực khi trở thành Tập đoàn kinh tế. Tổ chức tập huấn công tác An toàn và bảo hộ lao động. Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ về tư vấn giám sát, quản lý kỹ thuật chất lượng công trình... Hợp tác với khoa Quốc tế đại học Xây dựng và trường đại học CINCINATI của Hoa Kỳ để đào tạo về quản lý dự án.

- Xây dựng quy chế đào tạo, tuyển dụng, sử dụng cán bộ thông qua thi tuyển duy trì chế độ nhận xét đánh giá cán bộ hàng năm, thực hiện việc luân chuyển cán bộ theo đúng quy định của Trung ương, của Bộ xây dựng. Xem xét, sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cho từng ngành nghề chức danh cán bộ.

- Xây dựng chính sách cán bộ, chăm lo đời sống vật chất tinh thần để CBCNV yên tâm công tác, cống hiến và gắn bó với TCT.

- Xây dựng chính sách để khuyến khích lao động sáng tạo, chế độ đãi ngộ thu hút nhân tài trên các lĩnh vực SXKD của TCT.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động liên doanh liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế để nâng cao trình độ KHCN về mọi lĩnh vực hoạt động như chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.

Với các giải pháp nêu trên trong giai đoạn 2007 – 2015, TCT Sông Đà sẽ phấn đấu nâng cao trình độ năng lực quản lý, năng lực lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ quản lý, nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật từ TCT đến các đơn vị thành viên để kịp thời tiếp cận và từng bước hội nhập, phát triển một cách toàn diện, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển TCT trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước...

 

 

 

 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o