» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81285089

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Nguồn gốc đích thực, cội rễ trì trệ của dự án vốn vay ODA[10/01/08]
Nguồn vốn đầu tư ODA đã góp phần không nhỏ vào việc tăng cường kết cấu hạ tầng, giáo dục, y tế và giảm nghèo. Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn ODA sao cho đạt hiệu quả cao hiện còn nhiêù tranh luận.

NGUỒN GỐC ĐÍCH THỰC, CỘI RỄ TRÌ TRỆ

CỦA DỰ ÁN VỐN VAY ODA

                                                                           TS Tô Văn Trường

 

Úng ngập tại TP HCM

BBT. Nguồn vốn đầu tư ODA (Official Development Assistance - Hỗ trợ Phát triển chính thức) mà các tổ chức tài chính quốc tế dành cho nước ta trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào việc tăng cường kết cấu hạ tầng, giáo dục, y tế và giảm nghèo. Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn ODA sao cho đạt hiệu quả cao hiện còn nhiêù tranh luận. Xin chuyển đến độc giả ý kiến của TS. Tô Văn Trường, Viện trưởng Viện Qui hoạch Thuỷ lợi miền Nam về một dự án ODA được triển khai tại TP HCM để cùng trao đổi.

 

–—

 

Chương trình Thời sự của Đài truyền hình Trung ương tối nay 24/12/2007, người dân cả nước được biết tại phiên họp thường kỳ cuối năm, Chính phủ đánh giá mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về thiên tai, “bão giá”, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2007 đều đạt và vượt. GDP tăng trưởng 8,44%, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 20,3 tỷ đô la. Song song với những thành tựu nói trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng chúng ta chưa tận dụng được thời cơ thuận lợi, thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế sẵn có. Một số lĩnh vực điều hành, khắc phục còn chậm như việc giải ngân vốn xây dựng cơ bản, hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực còn nhiều bức xúc, chưa tìm được lối ra thích hợp.  Để  đạt mức tăng trưởng kinh tế năm 2008 ở mức 9% cần tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về cơ chế chính sách, tập trung các nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhất là các công trình lớn vv...

Đối với thành phố Hồ Chí Minh, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã đề cập đến nỗi niềm “mừng ít, lo nhiều” của người dân, chung quanh việc thi công các công trình trọng điểm có nguồn vốn ODA, đặc biệt là sự chậm trễ của Dự án vệ sinh môi trường lưu vực kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. Các bài viết đã phản ánh chung nguyên nhân dẫn đến chậm trễ là do vướng mắc khâu đền bù, giải tỏa, năng lực nhà thầu và trình độ hạn chế của đội ngũ cán bộ Ban quản lý dự án. Người viết bài này muốn xác minh nguồn gốc đích thực, cội rễ trì trệ, rút ra những bài học kinh nghiệm về sử dụng nguồn vốn ODA của cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng để tránh mắc các sai lầm tái diễn trong tương lai.

Dự án kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là một dự án lớn với nhiều hạng mục công trình trải rộng trên diện tích 3.300 ha thuộc địa bàn 7 quận : Quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp. Dự án do Sở giao thông công chính TP.Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư, Công ty tư vấn quốc tế của Mỹ (CDM) làm tư vấn thiết kế và giám sát thi công với nguồn vốn 199,6 triệu đô la, trong đó vốn ODA của Ngân hàng thế giới (WB) là 166,7 triệu đô la. Dự án theo kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2003-2007.  Do tính chất phức tạp của công trình, dự án được chia làm nhiều gói thầu. Mặc dù, đã được khởi động từ năm 2003, nhưng cho đến nay thực tế chỉ có năm gói thầu đang được thi công nhưng tiến độ rất chậm trễ. Sau 4 năm thi công, đến nay gói số 7 (thi công tuyến cống bao, thiết bị tách dòng và miệng xả ngầm) do liên doanh nhà thầu Tianjin - Chec 3 (Trung Quốc) mới đạt hơn 70% khối lượng công việc. Gói thầu số 8 (trạm bơm) do liên doanh nhà thầu Hyundai Mobis-Hyundai (Hàn Quốc) thực hiện cũng chỉ khoảng 65% khối lượng. Các gói thầu số 10 (cải tạo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè) và các gói thầu 11A1, 11A2, 11B1 (thay thế và mở rộng cống cấp 2, 3 các khu vực Tây Bắc và Tây Nam) mới chỉ đạt đến 20% khối lượng công việc. Ngân hàng thế giới (WB) nhà tài trợ cho dự án Nhiêu Lộc-Thị Nghè đã cảnh báo đến tháng 5/2008 sẽ rà soát, đánh giá nếu tiến độ dự án tiến triển rõ rệt thì mới xem xét gia hạn hợp đồng tín dụng đến cuối năm 2009.  

 Nếu chúng ta đi sâu tìm hiểu, hệ thống lại cả một quá trình chuẩn bị và đấu thầu đến giai đoạn thi công dự án Nhiêu Lộc-Thị Nghè sẽ thấy được những bất cập, mâu thuẫn chồng chéo đã gây nên trì trệ của dự án.  

 

Bấm vào đây xem chi tiết bài viết (PDF;714KB)

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o