» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
 Số phiên truy cập

81299164

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Góp ý dự thảo (Lần thứ 11) Luật Nhà ở (sửa đổi).[10/03/14]
Do gấp gáp nên tôi xin nêu ý kiến nhận xét tổng quát đối với Dự thảo mà không đi vào chi tiết. Vả lại cũng không cần thiết vì “vĩ mô” chưa ổn mà đi ngay vào “vi mô” thì chỉ tốn thì giờ vô ích.

GÓP Ý DỰ THẢO (lần thứ 11) LUẬT NHÀ Ở (SỬA ĐỔI)

TS Phạm Sỹ Liêm

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế xây dựng và đô thị

 

Do gấp gáp nên tôi xin nêu ý kiến nhận xét tổng quát đối với Dự thảo mà không đi vào chi tiết. Vả lại cũng không cần thiết vì “vĩ mô” chưa ổn mà đi ngay vào “vi mô” thì chỉ tốn thì giờ vô ích.

Tương quan với các Luật khác:

Luật Nhà ở không nên bao quát mọi thứ có liên quan đến nhà ở, mà cần phân định rành mạch phạm vi điều chỉnh với các Luật khác, như:

·       Nhà ở là bất động sản, do đó các giao dịch mua bán diễn ra trong thị trường bất động sản nói chung, thị trường đất đai và thị trường nhà ở nói riêng, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Kinh doanh bất động sản;

·       Nhà ở có liên quan đến đất ở, mà đất ở thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đất đai;

·       Chính sách tái định cư (và nhà tái định cư) là một phần của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất, đã được quy định trong Luật Đất đai;

·       Nhà ở là tài sản, do đó quyền sở hữu và các quyền khác có liên quan như cho thuê, thừa kế, thế chấp v.v. được quy định trong Luật Dân sự, sau này đưa vào Luật Tài sản (Property Law) nếu có (Trung Quốc đã ban hành và gọi là Vật quyền pháp);

·       Góp vốn bằng nhà ở thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Dân sự hoặc Luật Đầu tư;

·       Hoạt động xây dựng, phá dỡ, bảo trì nhà ở thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng.

Luật Nhà ở dứt khoát không nên đề cập đến các phạm trù trên, nếu cần thì sẽ bổ sung các Luật ấy. Nếu điều gì thấy cần gấp thì trước mắt tạm đưa vào Nghị định hướng dẫn. Luật Nhà ở không phải là Bộ Luật Nhà ở hay Pháp điển Nhà ở.

Tương quan giữa nhà ở, nơi ở và định cư

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Luật cần làm rõ quan điểm và mối tương quan giữa nhà ở (housing) với chỗ ở (shelter) và định cư (settlement), để thể hiện đường lối của Nhà nước đối với vấn đề ở. Nghị trình Habitat năm 1996 của LHQ sớm nhấn mạnh chỗ ở thích hợp “có ý nghiã nhiều hơn một mái che trên đầu mỗi người”, tức là ngoài nhà ở an toàn, phù hợp lối sống quen thuộc, còn phải có các dịch vụ cơ bản, dễ đi lại và tiện sinh kế. Định cư còn phải đáp ứng yêu cầu bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, an ninh, hòa thuận, ứng phó thiên tai.

Nội dung chủ yếu của Luật Nhà ở

Luật Nhà ở là Luật nhằm thể chế hóa chính sách quốc gia trong lĩnh vực nhà ở. Theo kinh nghiệm các nước, chính sách quốc gia về nhà ở thường gồm hai phần:

·       Chính sách phát triển và quản lý nhà ở như một nhu cầu thiết yếu cúa đời sống mọi người, một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân và là cơ sở vật chất quan trọng của quốc gia. Nhà ở cũng đáp ứng nhu cầu công vụ trong một số trường hợp đặc thù (thời Pháp thuộc, hiệu trưởng phải ở nhà công vụ trong khuôn viên trường để tiện quản lý cơ sở vật chất của trường, nhất là khi nghỉ hè).

·       Chính sách xã hội về nhà ở, cũng như chính sách xã hội về giáo dục và y tế, chăm lo đặc biệt đến nhu cầu của những người yếu thế như: người nghèo, người tàn tật, người già cô đơn, trẻ em mồ côi. Ngoài ra còn nhằm giải quyết nhu cầu của cựu quân nhân chuyên nghiệp (Hoa Kỳ), gia đình quân nhân, và trong bối cảnh nước ta còn để đền ơn đáp nghĩa những người có công, các thương binh và gia đình liệt sĩ (nhà tình nghĩa) và trợ giúp nạn nhân chiến tranh (nhà tình thương).

Không nên lẫn lộn chính sách xã hội về nhà ở với nhà ở xã hội (social housing). Chính sách xã hội về nhà ở trợ giúp người thu nhập thấp vay ưu đãi dài hạn để mua được nhà ở phổ cập (affordable housing) (còn gọi là nhà giá rẻ, nhà bình dân) trên thị trường nhà ở. Nhà ở phổ cập là nhà ở “tươm tất” mà hộ thu nhập trung bình chỉ cần chi phí không quá 30% tổng thu nhập hàng tháng (giá mua nhà thường bằng 120 lần giá thuê tháng). Còn nhà ở xã hội chỉ là nhà do Nhà nước đầu tư hoặc trợ giúp người thu nhập thấp thuê ở với giá rẻ (như loại nhà HLM nổi tiếng của Pháp sau Thế chiến II, nay vẫn còn và được hiện đại hóa). Nếu là nhà ở xã hội là nhà để mua bán thì khi mua bán xong không còn là nhà ở xã hội nữa!

Chú trọng phát triển Hợp tác xã Nhà ở

HTX Nhà ở do những người có chung nhu cầu về nhà ở tập hợp tổ chức ra nhằm phát triển dự án chung cư dưới sự hướng dẫn của chính quyền và sử dụng dich vụ tư vấn. Giá nhà sẽ giảm nhiều vì không bao gồm tiền lãi và chi phí tiếp thị, giao dịch. HTX vẫn được duy trì sau khi xây dựng để quản lý chung cư. Luật Nhà ở của một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa nh] nước ta nên chú trọng phát triển HTX Nhà ở chứ không chỉ HTX quản lý nhà ở.

Tài chính cho phát triển nhà ở

Tài chính cho phát triển nhà ở: không được sử dụng hình thức “góp vốn” của người mua rất vô nghĩa, đầy rủi ro và dễ sinh tranh chấp. Người mua chỉ phải gửi tiền đặt cọc theo Luật Dân sự vào tài khoản phong tỏa tại Ngân hàng do bên kinh doanh bất động sản chỉ định, Ngân hàng dựa vào đó mà cho bên kinh doanh vay vốn đầu tư dự án.

Vấn đề nhà ở Việt kiều và người nước ngoài

Hoan nghênh các quy định này, nhưng xin lưu ý vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia trên biên giới và những nơi xung yếu (Luật Hồng Đức xử chém kẻ bán đất trên biên giới cho người nước ngoài), và vấn đề giữ gìn bản sắc của cộng đồng dân cư (Thái lan quy định người nước ngoài không được sở hữu quá 49% căn hộ trong một chung cư), càng nên ngăn chặn hình thành những khu phố người nước ngoài như China Town hay các “cộng đồng có cổng” (gated community) như khu Ciputra, chẳng khác mấy các tô giới của các nước đế quốc tại Trung Hoa xưa.

Đánh giá chung.

1 ) Dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) có xu hướng ôm đồm mọi thứ, nên thu gọn lại và tập trung vào phạm vi điều chỉnh chính sách nhà ở quốc gia gồm hai phần như đã trình bầy trên.

Dự thảo nên cập nhật hơn nữa kinh nghiệm quốc tế./,                             

    
24/2/2014

 

 

 

 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o