» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Thông tin về dự án Funal Techo Canal trên địa phận Cambodia [29-04-24]
Hội thảo Giới thiệu Hệ thống hỗ trợ ra quyết định vận hành HNT [29-4-24]
AN NINH NGUỒN NƯỚC SÔNG HỒNG – VIỆC QUAN TRỌNG VÀ CẤP THIẾT [07-04-24
Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT ngày 15/02/2024 về thông tin lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu [20/02/24]
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
 Số phiên truy cập

81776395

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Mô hình quản lý hợp tác hội nhập vùng đô thị.[03/04/14]
Nước ta hiện có hai Vùng đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được lập quy hoạch không gian. Khác với quy hoạch vùng tỉnh và quy hoạch đô thị, các quy hoạch vùng đô thị liên tỉnh này chưa có chủ thể quản lý rõ ràng. Vùng Thủ đô Hà Nội có Ban Chỉ đạo Quy hoạch xây dựng vùng do một Phó Thủ tướng đứng đầu, còn Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh thậm chí vẫn chưa có Ban Chỉ đạo tương tự

MÔ HÌNH QUẢN LÝ HỢP TÁC HỘI NHẬP VÙNG ĐÔ THỊ

 

TS Phạm Sỹ Liêm

Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam

 

Integrated Collaborative Management Model in Metropolitan Areas

Tọa đàm “ Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội và mô hình quản lý”, 26/3/2014

 

Mở đầu

 

Nước ta hiện có hai Vùng đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được lập quy hoạch không gian. Khác với quy hoạch vùng tỉnh và quy hoạch đô thị, các quy hoạch vùng đô thị liên tỉnh này chưa có chủ thể quản lý rõ ràng. Vùng Thủ đô Hà Nội có Ban Chỉ đạo Quy hoạch xây dựng vùng do một Phó Thủ tướng đứng đầu, còn Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh thậm chí vẫn chưa có Ban Chỉ đạo tương tự. Thực tiễn chứng tỏ thể chế Ban Chỉ đạo với chức năng theo dõi, đánh giá và đưa ra ý kiến chỉ đạo thực hiện quy hoạch là rất yếu ớt, ít hiệu quả. Dựa trên kinh nghiệm quốc tế[1], bài viết này đề xuất mô hình quản lý vùng đô thị theo phương thức hợp tác và hội nhập.

 

Các thách thức đối với quản lý vùng đô thị

Các vùng đô thị ban đầu thường hình thành một cách tự phát, chỉ đến khi xẩy ra các hệ lụy về nhiều mặt, từ thiếu thốn dịch vụ cấp thoát nước và vệ sinh đến ô nhiễm môi trường nước và không khí, từ khan hiếm thực phẩm đến tắc nghẽn giao thông, từ thiếu thốn nhà ở đến suy giảm trật tự an ninh[2], [3]v.v. thì người ta mới nhận ra là cần có hình thức quản lý nào đó.

Do không có chính quyền cấp vùng nên công tác quản lý điều hành thực hiện quy hoạch vùng hay gặp phải các thách thức chủ yếu sau đây:

1.   lợi ích của các địa phương thường không đồng đều trong từng chủ đề phát triển của vùng, nhưng mỗi địa phương lại có quyền tự chủ ra quyết định dựa trên lợi ích của mình, ít sẵn sàng giảm bớt lợi ích của mình vì lợi ích địa phương khác, hoặc ngược lại không quan tâm đến chủ đề mà mình ít lợi ích;

2.   đô thị hạt nhân của vùng với ưu thế sức mạnh áp đảo dễ có xu hướng lấn át các địa phương khác;

3.   thói quen dựa dẫm Chính phủ và thiếu văn hóa hợp tác

Để vượt qua các thách thức nói trên, mô hình quản lý vùng đô thị phải xuất phát từ quan điểm là lợi ích của từng địa phương có thể và phải “hội nhập” với lợi ích của các địa phương khác trong vùng và có thể tìm ra công cụ/phương thức “hợp tác” thích hợp để thực hiện việc hội nhập đó. Dựa trên sự “đồng thuận” về các mục tiêu chiến lược, thể chế quản lý vùng đô thị thực ra là nhằm tạo ra sự “thỏa hiệp” trong hành động dựa trên “quan hệ đối tác” của nhiều bên có lợi ích, bao gồm cả khu vực công, khu vực kinh doanh và khu vực nhân dân. Việc hình thành thể chế như vậy là một quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện dần, có thể có lúc, có chỗ thất bại nhưng không vì thế mà chịu bó tay. Mô hình Cộng đồng đô thị của nước Pháp rất đáng cho nước ta tham khảo.

 

Cộng đồng đô thị của nước Pháp

Nước Pháp có mô hình hợp tác rất thành công của một chùm đô thị kề nhau, gọi là “Cộng đồng đô thị” (Communauté urbaine), nhằm tụ hội cùng nhau trong một “không gian đoàn kết” (espace de solidarité) để hợp tác tạo lập và thực hiện một dự án chung về phát triển đô thị và quy hoạch chỉnh trang lãnh thổ. Luật về các cộng đồng đô thị (CĐĐT) ra đời từ năm 1966, ngày nay được thay thế bằng Luật ngày 12 tháng 7 năm 1999 nhằm tăng cường thẩm quyền của CĐĐT về phát triển KT-XH, quy hoạch không gian, quản lý nhà ở xã hội, cung ứng dịch vụ công cộng như cấp thoát nước, vệ sinh, nghĩa trang, lò mổ, chợ đầu mối, vận tải công cộng, bảo vệ môi trường. Hiện nay toàn nước Pháp có 16 CĐĐT với tổng cộng 7,4 triệu dân, trong đó có 5 Cộng đồng từ 1/1/2015 sẽ được hưởng quy chế Vùng đô thị. Mỗi CĐĐT có Hội đồng Cộng đồng gồm các dại biểu thị chính (conseillers municipaux) của các đô thị thành viên.

Ngoài nước Pháp, còn có CĐĐT ở Canada, Bỉ và nhiều nước Châu Phi nói tiếng Pháp như Maroc, Mali, Ca Mơ Run, Ni Giê, Xê nê gan, Bờ biển Ngà, Ma Đa Gát Ca.

 

Mô hình quản lý hợp tác hội nhập vùng đô thị

Với hiểu biết còn hạn hẹp, tôi xin giới thiệu áp dụng mô hình quản lý hợp tác hội nhập vùng đô thị dựa trên quan điểm và các nguyên tắc đã nêu ở trên và kinh nghiệm tổ chức CĐĐT của nước Pháp theo 10 bước sau đây:

1)      Tổ chức đối thoại (nhiều lần) giữa các chủ tịch UBND tỉnh, thành trong Vùng đô thị (có thể do Ban Chỉ đạo khởi xướng hay Phó Thủ tướng khởi xướng); Lập danh mục các lợi ích do vùng mang lại mà mỗi địa phương quan tâm;

2)      Sau khi các địa phương đã chấp nhận các chính sách cần có để thực hiện quy hoạch vùng, Bộ Nội vụ soạn thảo (hoặc thuê tư vấn soạn thảo) “Quy chế Hợp tác Vùng đô thị”;

3)      Thành lập “Hội đồng Hợp tác Vùng đô thị”gồm chủ tịch UBND các thành phố và tỉnh trong Vùng đô thị, do Chủ tịch thành phố hạt nhân làm chủ tịch thường xuyên của Hội đồng và một số chủ tịch tỉnh thay nhau làm Phó chủ tịch luân phiên;

4)      Thành lập Ban Quản lý Hợp tác Vùng đô thị để quản lý các dự án hợp tác;

5)      Thành lập Quỹ Hợp tác Vùng đô thị do các địa phương đóng góp có sự tài trợ của Chính phủ;

6)      Ban Quản lý Hợp tác Vùng xây dựng Chương trình ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về Hợp tác Vùng để Hội đồng Hợp tác Vùng thông qua;

7)      Triển khai thực hiện Chương trình Hợp tác Vùng;

8)      Tổ chức theo dõi (hoặc thuê tư vấn theo dõi) quá trình thực hiện Chương trình Hợp tác;

9)      Hàng năm lập Báo cáo đánh giá hiệu quả của Chương trình Hợp tác;

10)Tổng kết kinh nghiệm và đề xuất biện pháp hoàn thiện hoạt động của Hội đồng Hợp tác Vùng .

 

Kết luận

Do quá cấp bách nên tôi chỉ có thể trình bầy ngắn gọn như trên. Nếu Chính phủ thấy khả thi thì đề nghi cho triển khai một Đề tài nghiên cứu về chủ đề tổ chức quản lý hai Vùng đô thị Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh./.



[1] I. Ianos, D. Peptenatu, C. Draghici, R.D. Pintili. Management Elements of the emergent Metrolitan Areas in a Transition Country. Romania as a Case Study. J. of Urban and Regional Analysis. Vol. IV 2, 2012.

[2] Bassand M., Ngoc Du T.T., Tarradellas J., Cunha A., Bolay J.C. (2000) Metropolisation, crise ecologique et développement durable: L’eau et l’habitat précaire à Ho Chi Minh City, Vietnam. Presses Polytechniques et Universitaires Romandes (PPUR), Lausanne.

3 Wust S., Bolay J.C., Ngoc Du T.T. (2002) Metrpolization and the Ecological Crisis: Precarious Settlement in Ho Chi Minh City, Vietnam, Environment & Urbanisation, 14, 2.

 

 

 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o