» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
 Số phiên truy cập

81299090

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Bảo tồn trọn vẹn cầu Long Biên.[04/03/14]
BBT. Ngay sau khi Bộ Giao thông Vận tải đưa ra 3 phương án cải tạo và làm mới cầu Long Biên, công luận đã lên tiếng phê phán mạnh mẽ. Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo bảo tồn câu Long Biên. Quyết định này đã được công luận và nhân dân hết sức đồng tình.

Bảo tồn trọn vẹn cầu Long Biên

TS Trần Đình Bá

  Hội Kinh tế & Vận tải Đường sắt Việt Nam

Hội Kiến trúc sư Việt Nam

 

BBT.  
Ngay sau khi Bộ Giao thông Vận tải đưa ra 3 phương án cải tạo và làm mới cầu Long Biên, công luận đã lên tiếng phê phán mạnh mẽ. Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo bảo tồn câu Long Biên. Quyết định này đã được công luận và nhân dân hết sức đồng tình. 

o

Sau đề xuất phá cầu Chương Dương gây sốc tới mức nguyên Phó Thủ tướng Đồng Sỹ Nguyên, tác giả công trình, phải lên tiếng ngăn lại thì nay Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) lại đưa ra 3 phương án tháo dỡ cầu Long Biên . Giữa lúc giao thông nối hai bờ sông Hồng còn nan giải thì ý tưởng xóa sổ cầu Long Biên đưa ra lúc này thật lạc lõng vô cảm và cần được xem xét cân nhắc một cách cẩn trọng .    

Có một cây cầu đặc biệt như thế !

Bắc qua con sông rộng và hung dữ , đi qua ba thế kỷ đầy biến động với những cuộc đụng đầu lịch sử mang tầm thời đại , VN đang tự hào đã sở hữu một cây cầu đặc biệt nhất thế giới về giá trị vật thể , phi vật thể , và cả công năng sử dụng  .

Lấy cảm hứng về truyền thuyết huyền thoại “Thăng Long “, các kiến trúc sư và kỹ nghệ gia hãng Daydé & Pillé của  Pháp chọn hình tượng con rồng bơi nhẹ nhàng qua sông Hồng với chiều dài  2290m qua sông và 896m cầu dẫn phụ trợ, giành kỷ lục là cầu thép dài nhất thế giới có kiến trúc độc đáo đầu thế kỷ XX . Nằm trong dự án trọng điểm thời đó đích thân Thống sứ Bắc Kỳ được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định để chọn ra dự án tối ưu .  Cầu mang tên của toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, tác giả siêu dự án đường sắt (ĐS) xuyên Đông Dương và xuyên Việt đã đứng ra thuyết phục  Quốc hội Pháp chi một khoản tiền rất lớn cho cả Cầu Long Biên và hệ thống ĐS  .

Ông đã kêu gọi các kỹ nghệ gia tài giỏi của nước Pháp đưa cây cầu kim loại đầu tiên vào Việt Nam, giữa lúc việc trị thủy ở sông Hồng là rất khó khăn vì độ hung dữ của nó. Công ty Eiffel có danh tiếng được chọn thầu thiết kế và xây dựng cây cầu . Vì thế, cầu Long Biên ngang bằng về thời gian và giá trị về biểu tượng công nghệ xây dựng với tháp Eiffel nổi tiếng ở kinh đô Paris vì tính duy nhất “có một không hai “ của nó.

Cầu đường sắt dài nhất cho tuyến xuyên Việt, trở thành kỳ tích gắn với Cầu Đà Rằng, ĐS răng cưa Phan Rang Đà Lạt , hầm vượt đèo Hải Vân …tạo nên kỳ quan của ĐS quốc gia .Thời đó Pháp là nước có công nghệ xây dựng và kỹ nghệ luyện sắt thép rất cao , phải dùng tới 5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì phối hợp nhuần nhuyễn đạt đến đỉnh cao kỹ nghệ vật liệu . Thép có hàm lượng Cacbon phù hợp nên đảm bảo cường độ chịu lực vừa “nhiệt đới hóa“ chống ăn mòn mà trên 110 năm ở môi trường xâm thực rất cao mà các dầm thép vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt“.Cùng thời và cùng vật liệu với tháp Eiffel ,có thể coi đây là một bảo tàng sống về vật liệu thép của thế kỷ 19 mà các kỹ nghệ gia về thép thời nay vẫn đang tìm kiếm nghiên cứu .

Xin đừng phạm sai lầm theo kiểu : “Qua cầu rút ván“ !

Vội vàng phá bỏ tuyến ĐS Phan Rang – Đà Lạt , mang đầu máy qua bán tại Thụy Sỹ, chặt bỏ các tuyến ĐS nối với các hải cảng , phá bỏ toàn bộ hệ thống tàu điện Thủ đô, rồi những ý tưởng tháo bỏ ĐS đi qua cầu Long Biên để chỉ dành cho đường bộ …thật xót xa. Cái giá phải trả là quá đắt để nay muốn tìm lại cũng không thể nào có được trong khi đó ảo tưởng mơ hồ về  hàng trăm dự án tàu điện ngầm , tàu điện trên cao , tàu điện mặt đất tuyến số 1.2.3.4…rồi dự án ĐS cao tốc Hà Nội - TP HCM …nay lại di dời vị trí cầu , vạch lại tuyến ĐS quốc gia …

Trong khi HN đang rất cần rất nhiều cây cầu để giải tỏa giao thông chống ùn tắc, trong khi đang thiếu vốn cho rất nhiều dự án giao thông công cộng , trong khi cầu Long Biên là cây cầu huyết mạch cho Thủ đô, là linh hồn của tuyến ĐS xuyên Việt …thì cả 3 phương án mà Bộ GTVT đưa ra hối thúc gấp gáp lúc này thật phản cảm, lạc loài vì chưa làm thêm được gì cho cộng đồng mà cứ đòi phá để mưu cầu cho lợi ích nhóm của những dự án đầy tham vọng nhưng cũng đầy viển vông . Đạo lý dân tộc luôn khuyên con người tối kỵ chuyện “ lấp giếng – phá cầu “ thì ý tưởng đưa ra lúc này không khác một việc làm “qua cầu rút ván“ .  

Long Biên từ lâu đã trở thành công trình kiến trúc biểu tượng Thủ đô.  Cầu đã oằn mình chịu đựng hàng trăm trận bom  , chứng kiến trái tim người Hà Nội cảm tử ôm súng phục trên cầu sẵn sàng đánh trả những máy bay tiêm kích tầm thấp hòng liều mạng lao vào phá cầu ,  qua những trận thử sức của thiên nhiên với những trận lũ lịch sử như 1971… chứng tỏ sức sống Long Biên vẫn là “vô biên “

Bảo tồn cầu Long Biên bằng “Phương án thứ tư” tại sao không !?

Đúng như một tổng kết giản dị : “Phá thì dễ , làm được thì khó , nhưng bảo tồn càng khó hơn “ .  Cầu Long Biên cũng vậy , tháo dỡ di dời có lẽ chỉ cần một tháng …nhưng làm được để có như hiện tại đã là không dễ , nhưng muốn bảo tồn cần có những tư duy , những tấm lòng của cả triệu con người , triệu trái tim, triệu tấm lòng …

Bảo tồn toàn bộ những giá trị về công năng , về lịch sử , về văn hóa nghệ thuật cho cầu Long Biên sẽ rất khó nhưng không phải là “không thể “. Khoa học không có giới hạn,  “không có gì là không thể” và những tư tưởng nhân văn trong nước và quốc tế có thể bảo toàn những giá trị của cầu Long Biên ngăn không để phạm tiếp những sai lầm mà “ Bộ đường sắt “ suốt ba thập kỷ qua đã gây nên .

Kết cấu của cầu Long Biên , đó là hệ dàn thép chịu lực đặt trên 20 gối đỡ . Các thanh thép làm việc theo chức năng phần tử “ combo” chịu kéo hoặc chịu nén thuần túy nên dễ dàng thay thế và gia cố .  Bài viết này có mục đích công bố một phương án thứ 4 bảo tồn cho cầu bằng việc nâng sức chịu tải cho cầu không chỉ ngang với thiết kế ban đầu mà còn tăng thêm 10- 20 % khả năng chịu tải bằng cáp dự ứng lực cường độ cao. Đây là giải pháp phối hợp vật liệu để bảo tồn và năng cấp những công trình kiến trúc theo ý muốn của con người chống lại sự xâm thực do thời gian và môi trường .Việc làm này sẽ không làm ảnh hưởng đến hình dạng kiến trúc đặc biệt của cầu và bảo tồn mang tính bền vững .

Bảo tồn cầu Long Biên đã được thống nhất giữa Pháp và Việt Nam cách đây hơn 10 năm . Nay không thể quay lưng áp đặt số phận cầu Long Biên trong 3 phương án thô thiển .  Chính phủ Pháp đã từng đề xuất tài trợ 60 triệu Euro tương đương 1800 tỷ VND để cải tạo nguyên trạng cây cầu , nay VN và Pháp đã ký hiệp định về Đối tác chiến lược sẽ là cơ sở cho việc bảo tồn nguyên vẹn cầu Long Biên theo phương án 4 . Là nước có kỹ nghệ sắt thép tiên tiến , có công nghệ ĐS hàng đầu thế giới với hệ thống ĐS cao tốc  TGV nhất thế giới và có 100%  ĐS quốc gia 1.453 phủ khắp toàn quốc và nối mạng quốc tế sẽ là thuận lợi giúp ta trong việc bảo tồn cầu Long Biên , vừa mở rộng ĐS quốc gia 1.435 hòa mạng quốc tế .      

Cầu Long Biên là một hạng mục quan trọng của ĐS quốc gia, mang giá trị sử dụng , giá trị lich sử và văn hóa .  Số phận của cầu Long Biên gắn liền với sự nghiệp hiện đại ĐSVN  , khi đó tàu hỏa sẽ được điện khí hóa đi trên đường ray 1.435 công nghệ mối nối hàn cứng sẽ không bị chao lắc có lợi cho độ bền và an toàn của cầu

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o