» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81324215

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Khi hàng không quốc gia đang đánh mất dần thương hiệu.[01/09/12]
Vấn đề kinh tế , thương mại , thương hiệu , an toàn hàng không đang là nhức nhối cho toàn xã hội mà không như quan niệm “ chuyện bình thường “ của những người đang thay mặt Nhà nước quản lý về hàng không …

 

KHI HÀNG KHÔNG QUỐC GIA ĐANG ĐÁNH MẤT THƯƠNG HIỆU  !

TS Trần Đình Bá  

       Hội Khoa học kinh tế VN

trandinhbavt@yahoo.com 

ĐT: 0913458555

 

Hiện VNA đang sử dụng máy bay của Lao Airlines và Cambodia Angkor Air bay trên tuyến  nội địa tại VN .(Ảnh nguồn internet)


Vấn đề kinh tế , thương mại , thương hiệu , an toàn hàng không đang là nhức nhối cho toàn xã hội mà không như quan niệm “ chuyện bình thường “ của  những người đang thay mặt Nhà nước quản lý về hàng không  

Lạm dụng “Giải vàng quốc tế “ đến sự cố trên máy bay “ngoại”  .

Đầu tháng 5 vừa rồi từ TP HCM ra công tác HN , người viết bài này được bước lên máy bay có sơn hình bông hoa Chăm Pa . vốn cảm tình với hãng hàng không này vì họ đã từng đoạt  “Giải Vàng chất lượng “ do hơn 90 hãng hàng không đến từ 56 quốc gia trên thế giới bầu chọn . Lao Airlines là một trong hai hãng nhận được giải thưởng tổ chức tại  Frankfurt (CHLB Đức)  năm 2007 .

Bước vào cabin , với lời chào  sa-by-dea ka “ đáp lại là một câu chào nghe rất quen , “ vâng , xin chào quý khách “ !  Ngạc nhiên vì sao nử tiếp viên Lào lại nói  tiếng Việt , nhìn kỹ thì ra họ là những nử tiếp viên mang áo dài  trên ngực gắn “ Bông sen Vàng “ biểu tượng của  VNA  .

Suốt hành trình chuyến bay đó hành khách đều nhận được chất lượng phục vụ rất Việt mà không phải là “ Giải vàng chất lượng quốc tế “ như thương hiệu ngát hương của bông hoa Chăm Pa ấy.     Trong khoang máy bay có hành khách xì xào “ họ đưa chúng ta quá cảnh đến Paksé – Lào rồi tới HN !  “ , tiếp viên nhanh nhẩu giải thích “ nơi đến duy nhất là Nội Bài – VN “ . Hàng ghế bên có người thì thầm  : Do thiếu phương tiện nên VNA phải thuê máy bay của Lao Airlines , có lời tranh cãi : Không đúng đây là máy bay  của VNA chính thống vốn hợp tác kinh doanh trên các đường bay nội địa của Lào , song dạo này do khó khăn thiếu máy bay nên phải mang từ Lào về VN bay trên nội địa phục vụ dân mình .  

Thế nhưng ngày 16/8 vừa qua báo “ Người lao động”  rồi các trang mạng đồng loạt dẫn bài về sự cố HK : Đó là hàng chục người trên chuyến bay mang số hiệu VN 1308 do Vietnam Airlines (VNA) điều hành quản lý từ TPHCM đi Đà Nẵng một phen hú vía vì máy bay gặp sự cố phải quay lại sân bay Tân Sơn Nhất   .

Hàng khách cho biết cất cánh được vài chục phút thì thấy có mùi lạ, tổ phục vụ trên máy bay nhắc nhở quý khách bình tĩnh. Thế nhưng  25 phút sau nhiều người phát hiện có mùi khét bất thường, ngày càng nặng,buộc tổ lái quyết định cho quay trở lại . Trước khi hạ cánh  hành khách bất an vì máy bay rung, chao liên tục kèm theo là một bộ phận trên cánh máy bay ở ngoài trời bị bật ra thấy cả những thiết bị bên trong. Sau khi hạ cánh, nhiều hành khách đều hú hồn và ngạc nhiên không phải là máy bay của VNA mà trên thân máy bay có dòng chữ Campuchia. Nhân viên sân bay giải thích đó là máy bay được thuê của hãng Cambodia Angkor Air từ Campuchia.

Sự kiện này cùng chuyến bay của VNA mang cờ hiệu Lao Airlines hồi thàng 5 và sự cố trên chuyến bay mang cờ hiệu Cambodia Angkor Air lại do chính hãng hàng không quốc gia VN quản lý điều hành cho thấy những bí ẩn trong  một  lãnh địa “ bất khả xâm phạm “ của ngành hàng không nước ta .

Đã từng có cuộc tranh cãi đình đám trong hàng không !

Đó là vào tháng 6/2010 giữa Cục Hàng không VN và hãng hàng không Jetstar Pacific ( JPA ) . Cục HK lấy thế “ ông chủ “ quản lý nhà nước của cơ chế bao cấp “ xin – cho “ nhất mực “ tuýt còi “ phạt thẻ đỏ vì cho rằng việc Jetstar Pacific Airlines (JPA) sử dụng biểu tượng Jetstar, Jet và hình ngôi sao...là vi phạm thông lệ quốc tế về khai thác thương  hiệu và buộc hãng hàng không giá rẻ này phải xây dựng biểu tượng riêng mới được hoạt động . Đáp lại, JPA dùng luật hoạt động doanh nghiệp cứng rắn đưa ra bằng chứng khẳng định việc sử dụng biểu tượng của họ không khác gì các trường hợp Air Asia đang làm tại Thái Lan, Indonesia..thì có sao !? .

Tranh chấp mang sắc màu “sát phạt” như trên sân cỏ đạt đến đỉnh điểm bất phân thắng bại buộc bộ GTVT đóng vai “ FIFA”  đứng  ra can thiện dàn hòa song “ chân lý thuộc về người cầm còi”  và phần thiệt vẫn thuộc về JPA – một doanh nghiệp vận tải “ cày thuê cuốc mướn “ . Cục Hàng không ép JPA phải tháo biển quảng cáo đổi biểu tượng tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất và tất cả các sân bay khác . Cục yêu cầu logo của hãng JPA không còn chữ "Jet, Jetstar và ngôi sao màu vàng cam"và phải để trống dòng chữ "Công ty CP hàng không Jetstar Pacific Airlines".

Kêu trời không thấu và nguy cơ mất đường làm ăn do giấy phép kinh doanh gần hết hạn , JPA phải tốn hàng triệu USD để sơn mới cờ , đổi logo và sơn lại máy bay . Hàng không JPA vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn , bị dồn đến chân tường thua lỗ nặng nề , triền miên và quay về “quy phục “ làm việc trong sự điều hành của VNA .

Hàng không VNA và cục HKVN – có còn tôn trọng thương hiệu quốc gia !?

Để cho hàng không Việt ngày càng trì trệ , xuống cấp , thua lỗ , tụt hậu tới mức chỉ còn đạt 10 triệu hành khách / năm , chiếm 0.3% thị phần vận tải xếp gần cuối bảng trong 10 nước hàng không ASEAN , tỷ lệ người dân tiếp cận được với dịch vụ hàng không là thấp nhất  thế giới . Để cho hãng hàng không quốc gia ngày càng trì trệ , phải “giật gấu vá vai “ thuê mướn phương tiện bay, sử dụng tùy tiện sử dụng logo xâm phạm thương hiệu của những hãng có uy tín …là những biểu hiện rõ nét về  việc “thua cả chị , kém cả em “ và “thua ngay trên sân nhà” …!

Với tiêu chí  “Đem văn hóa Việt Nam ra thế giới “(... Bring Vietnamese culture to the world ...) bằng biểu tượng “ Bông sen Vàng “ vậy nhưng việc sử dụng logo của Lao Airlines  “giải vàng chất lượng quốc tế “ để khai thác đường bay nội địa tại VN là mạo nhận chất lượng Vàng của người khách để trục lợi đồng thời tự đánh mất thương hiệu quốc gia và danh dự quốc thể . Việc sử dụng máy bay của Cambodia Angkor Air cũng vậy , đồng thời bỏ qua việc an toàn định kỳ , để xẩy ra sự cố hàng không như chuyến bay ngày 16/8 .

Đã đến lúc Cục hàng không dân dụng VN , cơ quan quản lý Nhà nước về sự phát triển của nghành hàng không và quản lý an toàn bay cần lên tiếng giải thích để an dân và để bảo vệ “ danh dự quốc thế “ cho một nghành mang biểu tượng quốc gia !

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o