» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81322431

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Lối ra cho cảng Lạch Huyện.[22/08/12]
Chủ đề cảng Lạch Huyện đang lôi cuốn không chỉ Bộ Giao thông Vận tải, Tổng hội Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường mà còn thu hút sự tham gia bàn thảo, tranh luận sôi nổi của nhiều người, đặc biệt là của các nhà khoa học quan tâm đến ngành cảng đường thủy. Rõ ràng cảng Lạch Huyện đang bị ách tắc theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng! Lối thoát nào cho cảng Lạch Huyện nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung là bài toán rất cần có lời giải sớm.

LỐI RA CHO CẢNG LẠCH HUYỆN

Tô Văn Trường

BBT.
Khi gửi bài cho www.vncold.vn , tác giả cho biết sau khi đọc xong bài này , một vị cán bộ lão thành đã nói lên tâm trạng hết sức đau buồn khi thấy đất nước nghèo đi bao nhiêu và dân khổ thêm bao nhiêu vì những ‘dự án’ được quyết định một cách ngu dốt và vì những ‘tập đoàn’, những ‘quả đấm thép’ kiểu Vinashin, ôm một đống tiền khổng lồ của dân rồi vừa đem đốt, vừa bỏ túi.   "Tôi không thể tham gia ý kiến gì ngoài nỗi lo sợ không cách gì tả nổi. Công trình trọng điểm nào cũng đầy khuyết tật, chưa biết hậu quả cụ thể thế nào trong tương lại. Ví dụ, cảng Cái Lân khi còn là dự án đã rất nhiều ý kiến phản bác, và hôm nay cho thấy tính kém hiệu quả của cảng này đã thừa nhận những phản bác hồi ấy là đúng. Bây giờ ai chịu trách nhiệm? Trường thử điểm hộ tôi cả nước có bao nhiêu công trình trọng điểm quốc gia như Cái Lân kém hiệu quả? Cái nặng nề nhất bây giờ có lẽ là Lọc dầu Dung Quất, sắp đến sẽ có thể là thủy diện Sông Tranh 2; xa xa một chút nữa  có thể sẽ là 2 nhà máy alumina ở Nhân Cơ và Tân Rai. Vân vân..."  Quả thực là đau lòng, song không biết nói gì hơn.

ooooo

Chủ đề cảng Lạch Huyện đang lôi cuốn không chỉ Bộ Giao thông Vận tải, Tổng hội Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường mà còn thu hút sự tham gia bàn thảo, tranh luận sôi nổi của nhiều người, đặc biệt là của các nhà khoa học quan tâm đến ngành cảng đường thủy. Rõ ràng cảng Lạch Huyện đang bị ách tắc theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng! Lối thoát nào cho cảng Lạch Huyện nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung là bài toán rất cần có lời giải sớm.

Có cái mốt xưa nay, ở rất nhiều cấp, nhiều ngành, nhất là cấp Trung ương hô hào dân chủ, mời gọi góp ý, đề xuất, phản biện, tổ chức hội thảo…nhưng rồi cứ làm theo ý mình, thậm chí còn phê phán người phản biện là “cầm đèn chạy trước ô-tô”! Kết quả thực tế ngày nay, rất nhiều bài học đắt giá, đau đớn về đầu tư công dàn trải, lãng phí, không hiệu quả mà ai cũng rõ.

Ý tưởng xây dựng cảng Hải Phòng có từ thời ông Bùi Viện, sau đó được người Pháp biến thành hiện thực. Trong quá trình khai thác sử dụng cảng Hải Phòng đã thấy hạn chế do bồi lắng cửa Nam Triệu nên đã có các nghiên cứu nâng  độ sâu luồng lạch. Trong quy hoạch cảng biển khu vực phía Bắc, cần có cảng nước sâu đáp ứng được yêu cầu và xu thế phát triển kinh tế xã hội. Cảng nước sâu Cái Lân hiện nay, hiệu quả khai thác rất hạn chế, cho nên cảng Lạch Huyện ở Hải Phòng có ý nghĩa quyết định cho xu thế tiến mạnh hơn ra biển. Phương án của Bộ Giao thông vận tải và đề xuất của Công ty TNHH Sơn Trường đều phù hợp với quy hoạch chung nhưng khác nhau ở quan điểm Bộ Giao thông muốn khai thác cảng nước sâu từ phía sông ra biển, ngược lại Công ty Sơn Trường muốn khai thác từ ngoài biển vào trong sông. Đây là bài toán chủ yếu liên quan đến kinh tế và môi trường (khoa học công nghệ ngày nay đủ sức giải quyết các vấn đề về kỹ thuật).

Dự án đầu tư xây dựng công trình cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng giai đoạn khởi động có 2 Hợp phần:    Hợp phần A: (Luồng tàu, vũng quay tàu, đê chắn sóng, đê chắn cát, đường ngoài cảng) do Cục Hàng hải làm Chủ đầu tư và hợp phần B: (cầu cảng, đường bãi, thiết bị trong cảng, ….) do Liên doanh giữa Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và đối tác Nhật Bản – công ty Molnykit đại diện. Trong thực tế, còn có dự án độc lập do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư, nhưng với tư cách là tuyến đường kết nối cảng cửa ngõ này với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đây vẫn được coi là hợp phần cầu đường của Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Cảng Lạch Huyện. Nếu cộng cả 3 hợp phần nói trên thì theo tính toán số vốn đầu tư phục vụ cho cảng Lạch Huyện khoảng 38 nghìn tỷ đồng (chưa phải là con số cuối cùng)!  Xin lưu  ý, theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội, quy mô vốn đầu tư từ hai mươi nghìn tỷ đồng Việt Nam trở lên đối với dự án, công trình có sử dụng từ ba mươi phần trăm vốn nhà nước trở lên và công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, thì Chính phủ phải trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.

Trong buổi truyền hình thời sự mới đây, thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường khẳng định Bộ chọn phương án hiện nay (khai thác cảng nước sâu từ sông ra biển) nhưng cũng không quên đá “quả bóng” là việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của việc nạo vét 40 triệu m3 bùn cát do Bộ Tài nguyên & Môi trường xem xét, quyết định. Câu hỏi đặt ra vì sao đánh giá tác động môi trường chưa được thẩm định phê duyệt, Bộ Giao thông đã cho tiến hành đối với Hợp phần A (hiện nay Cục Hàng hải đang triển khai) Gói thầu số 6: Đê chắn sóng đoạn A, kè bảo vệ bờ, tường chắn đất, tôn tạo xử lý nền, bến công vụ, đường sau cảng, hạ tầng điện nước. Thiết kế do các đơn vị tư vấn bao gồm các Công ty: Oriental Consultants, Nippon Kei, Padeco, Japan Bridge & Structure Institute, INC. Đơn vị thẩm tra: Công ty Cổ phần tư vấn Thiết kế Cảng – Kỹ thuật biển (Portcoast). Đối với Hợp phần B: hiện nay Công ty TNHH Cảng công ten nơ quốc tế Hải Phòng đang tuyển chọn tư vấn rà soát dự án và thiết kế cơ sở. Theo kế hoạch năm 2013 sẽ tuyển chọn tư vấn thiết kế chi tiết và thi công công trình. Phải chăng Hội đồng thẩm định ĐTM chỉ là hình thức sẽ phải hợp lý hóa cho mọi việc đã rồi!?

Lối ra nào cho cảng Lạch Huyện? Trong khi chờ đợi sự công minh sáng suốt đánh giá của Hội đồng thẩm định ĐTM, cần phải xác định ngay các hạng mục công trình ưu tiên dù sớm hay muộn cũng phải làm. Đề xuất của Công ty TNHH Sơn Trường không có gì mới, vì trên thế giới đã có nhiều nước khai thác cảng nước sâu hiệu quả từ ngoài biển như Pháp, Hà Lan, Trung Quốc vv…

Trường sóng chủ yếu ở cảng Lạch Huyện là từ phía Nam và Đông Nam (hướng Đông Bắc đã được che chắn bởi đảo Cát Bà). Tuyến luồng cảng Lạch Huyện đi theo hướng Tây Bắc-Đông Nam trùng với phương truyền sóng cho nên đê chắn sóng trong gói thầu số 6 của Bộ Giao thông trái với nguyên lý đê chắn sóng muốn hiệu quả cao phải đặt vuông góc với hướng truyền sóng. Việc tiếp tục nghiên cứu một cách bài bản, khách quan khoa học so sánh phương án hiện tại của Bộ Giao thông với đề xuất của Công ty Sơn Trường (kể cả nghiên cứu đê chắn sóng từ phía biển) là cách tốt nhất để tìm lối ra cho công trình lớn này thật sự có hiệu quả cao, hạn chế tác hại đối với môi trường.

 Quả thực chưa bao giờ những vấn đề về môi trường ở nước ta lại nóng bỏng và được quan tâm  đến như vậy; nó càng hấp dẫn hơn khi càng ngày người ta càng có thêm lý do để nghi ngại rằng sự phát triển bền vững của đất nước luôn luôn bị đe dọa bởi lòng tham của các nhóm lợi ích và sự lúng túng của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước. Chúng ta cần có một quy trình lắng nghe và tiếp thu phản biện thể hiện văn hoá phản biện và tiếp thu phản biện như thế nào cho hiệu quả nhất. Ở nước ta, có quá nhiều chuyện chứng minh cho việc “chủ trương”  triển khai đã có trước rồi tranh luận, phản biện mới  đi sau. Điều người dân nhận thấy là vấn đề không phải chỉ là chuyện các vị chức sắc có quyền quyết định không chịu lắng nghe các ý kiến phản biện ( vì có tiếp thu hết thì  có thể cũng thành đẽo cày giữa đường), mà thiếu hẳn những thiết chế đảm bảo  cho việc đối thoại thoả đáng giữa các dòng ý kiến thuận và nghịch để làm cho câu chuyện trở nên sáng tỏ nhất có thể trước khi quyết định. Do vậy, với những chuyện khó về kinh tế, kỹ thuật hoặc những chuyện lớn và hệ trọng với quốc kế dân sinh mà thiếu sự phản biện khoa học thoả đáng thì quy trình ra quyết định như vậy càng trở nên rủi ro.Thực tiễn hiện nay thì “chân lý của quyền lực” vẫn đang thắng “quyền lực của chân lý” thì quả là rất khó.

 Phản biện xã hội, phản biện khoa học là rất cần thiết, đặc biệt Trung ương Đảng đang phát động việc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết TW 4. Đừng để người dân và các nhà khoa học lại làm ngơ “makeno”, nói như Nguyễn Du:

" Thân lươn bao quản lấm đầu

Ý tưởng hiến kế từ sau xin chừa”!    


Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o