» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81327030

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Sự tuyệt vời của Điện Hạt Nhân.[24/04/12]
TS. Tô Văn Trường gửi cho chúng tôi bài này mà tác giả vừa là nhà khoa học hạt nhân và cũng là một trong những học giả hoạt động trong phong trào xóa bỏ ĐHN tại Nhật Bản.

Sự tuyệt vời của Điện Hạt Nhân

PGS. Koide Hiroaki,

Phòng thí nghiệm lò phản ứng nguyên tử

Đại học Kyoto (Nhật Bản)

BBT. Sự phát triển kinh tế - xã hội của con người đòi hỏi phải có nguồn cung cấp năng lượng ngày càng lớn, trong khi một số nguyên liệu truyền thống như than đá, dầu mỏ,.. đã dần cạn. Điện hạt nhân (ĐHN), phát kiến vĩ đại của khoa học và công nghệ, được áp dụng hơn nửa thế kỷ nay đã là nguồn năng lượng quan trọng tại nhiều quốc gia phát triển. Vào năm 2005, sản lượng ĐHN chiếm 15% sản lượng điện thế giới. Riêng ĐHN của 3 nước Mỹ, Pháp và Nhật Bản chiếm 56,5% ĐHN của thế giới. Tuy nhiên, ĐHN cũng bộc lộ mặt trái nhất là tiềm ẩn thảm họa do xảy ra sự cố thiếu an toàn và sản lượng ĐHN có chiều hướng giảm dần. Năm 1986 xảy ra vụ nổ ở nhà máy ĐHN Chernobyl (lúc đó thuộc Liên bang Xô viết, nay thuộc Ukraina) 47 công nhân đã chết vì hội chứng phóng xạ cấp tính, gần 15 vạn dân trong vùng phải di dời, 4.000 trường hợp ung thư,… và cho đến nay đấy vẫn là vùng đất ‘chết’ . Gần đây nhất là nhà máy ĐHN Fukushima (Nhật Bản) bị sự cố do động đất và sóng thần vào tháng 3/2011 đã được báo chí tường thuật chi tiết. Sau hơn 1 năm, những vùng rộng lớn bị tàn phá bởi trân động đất và sóng thần đó đã được hồi phục nhanh chóng, nhưng sự cố ĐHN  Fukushima thì còn lâu nữa mới khắc phục được. TS. Tô Văn Trường gửi cho chúng tôi bài này mà tác giả vừa là nhà khoa học hạt nhân và  cũng là một trong những học giả hoạt động trong phong trào xóa bỏ ĐHN tại Nhật Bản.

 

 

Điện hạt nhân: sự phung phí năng lượng hâm nóng đại dương?

Mở đầu bài phát biểu, giáo sư cho biết điện hạt nhân không khác gì so với nhiệt điện ở chỗ cả hai đều dùng nhiệt sinh ra từ nhiên liệu làm bốc hơi nước để quay tua-bin. Tuy nhiên, điện hạt nhân là nhà máy có hiệu suất nhiệt kém hơn, chỉ là 33% so với 50% của nhiệt điện.

Cụ thể hơn, để vận hành một nhà máy điện hạt nhân công suất 100 vạn kW thì lò hạt nhân phải sinh ra một lượng nhiệt là 300 vạn kW! Tức là 200 vạn kW năng lượng phải bị bỏ phí!!!

Khốn nạn hơn, lượng nhiệt thừa này đang được đưa ra ngoài bằng cách làm nóng nước đưa vào lò, và cứ thế thải thẳng ra biển!

Cách làm này ấn tượng ở chỗ nó có thể nâng nhiệt độ của 70 tấn nước lên 7 độ C trong vòng…1 giây!

Lượng nước này có thể làm nóng bờ biển quanh Nhật Bản, có thể giải thích cái thực tế rằng tốc độ nóng lên của biển Nhật Bản cao hơn mức trung bình của thế giới từ 2-3 lần!

Các sinh vật biển quanh nhà máy ĐHN không thể sống nổi nếu ngâm onshen (hot-spring) mỗi ngày như vậy! Và cũng đừng vội tin rằng C02 là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên!

Điện hạt nhân: một cách đứng lên từ thương đau chiến tranh?

Để sản sinh một lượng nhiệt như vậy, nhà máy ĐHN như trên phải phân hủy 3 kg uranium/ ngày.

BA KILOGRAM có thể rất gọn nhỏ, nhưng hãy nhớ về thảm họa hạt nhân ở Nhật năm 1945: quả bom hạt nhân ở Hiroshima CHỈ chứa 800 gram uranium, và ở Nagasaki CHỈ chứa 1.1 kg plutonium!

Có nghĩa là, xây dựng một nhà máy ĐHN công suất 100 vạn kW có nghĩa là cho nổ 3-4 quả bom nguyên tử ở 2 thành phố kia HẰNG NGÀY!

Nhật Bản bắt đầu ĐHN từ năm 1966 và cho đến nay, Nhật Bản đã cho nổ tổng cộng hơn 1 triệu 1 trăm (1,100,000) quả bom nguyên tử như vậy trên khắp đất nước. Con số quá ấn tượng!

Điện hạt nhân: xây nhà không có cầu tiêu?

Rác thải phóng xạ từ các vụ nổ đó được quản lý như thế nào?

Rác có mức phóng xạ cao được chuyển sang Anh và Pháp để làm cô đặc lại thành một khối cứng rồi chở ngược về lại Nhật Bản để …CHỜ. Nên nhớ CHỜ ĐỢI rất quan trọng, vì chúng ta không có phương pháp nào để làm mất độc tính của phóng xạ một cách tích cực.

Trong khi chúng ta (Nhật Bản) chưa có cách xử lý thì rác vẫn cứ ùn ùn tuồn ra.

Hiện tượng này tương đương với việc chúng ta sống vui vẻ trong một căn nhà hiện đại mà không có …TOILET!!

Điện hạt nhân: Ai chờ, chờ ai?

Những loại rác có mức phóng xạ cao phải CHỜ có khi cả 1 triệu năm.

Những loại rác có mức phóng xạ thấp cần được chon xuống đất sâu (300-1000m) và CHỜ ít nhất là 300 năm!

Ai sẽ một lòng trung kiên chờ đợi?

    1. Nhà sản xuất = các công ty điện lực?

Cuộc sống có điện và sự phụ thuộc vào điện đã trở thành quá hiển nhiên trong suy nghĩ của chúng ta.

 Không ai nhớ một sự thật là chỉ mới 61 năm trôi qua kể từ ngày 9 công ty điện lực Nhật Bản được đi vào hoạt động. Có nghĩa là chúng ra đã quên sạch cái ký ức về việc sống không có điện cách đây chỉ vài thập kỷ!

 Độ dài của 1 công ty là bao so với 300 năm, và ai sẽ đảm bảo là một công ty không bị phá sản trong suốt thời gian đó?

    2. Người cho phép = Quốc gia?

Chúng ta tự hào rằng Nhật Bản là một quốc gia hiện đại. Nhưng nên nhớ rằng cái mầm mống của quốc gia đó chỉ mới được tạo nên từ thời Minh Trị, cách đây 144 năm. Ngay cả Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ cũng chỉ có tuổi đời là 236 năm, chả thấm vào đâu so với con số 300 năm của một đống rác “hạng ba”, và 1 triệu năm của một đống rác “chất lượng cao” cả!

    3. Vậy thì chỉ có nhân dân chịu trách nhiệm!

 Lấy thời gian bán hủy của Cesium137 là 30 năm, tôi (PGS) chắc chắn rằng 30 năm sau, tôi và 1 nửa số người trong căn phòng này sẽ chết hết. Các vị trong chính phủ cũng chết, các giám đốc công ty điện lực cũng chết. Vậy thì ai sẽ chịu trách nhiệm trông giữ khối rác khổng lồ đó?

Chúng ta không thể biết được xã hội sẽ thay đổi như thế nào sau 30 năm; chúng ta không đảm bảo được một cái gì cả, nên đừng hùng hổ tuyên bố là nhận trách nhiệm gì cả!

Điện hạt nhân: vì sao chúng ta đồng ý?

Thế nhưng rõ ràng là các nhà máy ĐHN vẫn được xây dựng rất nhiều ở đất nước chúng ta với một tinh thần trách nhiệm vĩ đại. Ngay cả khi không có sự cố thì điều này đã rất phi lý và bất thường!

Chúng ta dễ dàng đồng ý với việc xây dựng nhà máy ĐHN bởi vì chúng ta đã bị lừa bằng câu chuyện thần thoại về tính an toàn gần như tuyệt đối của ĐHN, được tuyên truyền mạnh bạo và rộng khắp qua các phương tiện truyền thông với sự tham gia của những học giả vô lương tâm và vô trách nhiệm.

Chúng ta dễ dàng đồng ý với việc xây dựng nhà máy ĐHN cũng bởi vì chúng ta đã quá vô tư và vô tâm với các biện pháp mà chính phủ đưa ra để giải quyết bài toán an toàn.

Đúng vậy, chúng ta có luật nói rằng cơ sở ĐHN và cơ sở sản xuất nguyên liệu hạt nhân không được xây ở những khu đông dân và những thành phố lớn.

Chính vì thế người dân Tokyo hài lòng vì TEPCO (công ty điện lực Tokyo) đã xây nhà máy ĐHN ở ngoài Tokyo, tức là ở…Fukushima cách Tokyo đến hơn 200 km!

Trong khi các nhà máy nhiệt điện được xây san sát nhau quanh vịnh Tokyo cung cấp điện hiệu quả, các nhà máy ĐHN cần hệ thống dây dẫn hàng trăm, thậm chí hàng ngàn km để dẫn điện từ khắp nơi về “cung phụng” cho Tokyo, với hao tổn đường truyền không hề nhỏ.

Chúng ta chẳng thèm quan tâm, bởi sự sung túc, tiện nghi quan trọng hơn sự thiệt thòi âm thầm của bao kẻ lạ mặt khác.

Chúng ta sẵn sàng sống thoải mái trong một ngôi nhà tươm tất, sạch sẽ mặc cho phân ...ứt hôi tanh đổ ra ngoài và đổ lên đầu muôn vạn sinh linh khác.

Hãy đừng chỉ quy tội cho Chính phủ và công ty điện lực Tokyo.

Hãy tự xem bản thân chúng ta có liên quan như thế nào trong việc hình thành nên đống rác hạt nhân và tai họa hạt khủng khiếp ngày hôm nay tại Fukushima.

Và người bị lừa cũng phải có trách nhiệm một phần vì đã quá ngây thơ để người ta lừa!!!

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o