Suy nghĩ lý trí về việc Dương Chấn Ninh lấy vợ trẻ
|
Nhà vật lý Dương Chấn Ninh |
BBT. B ài dưới đây đăng trên báo Trung Quốc (giấy & mạng) về ông Dương Chấn Ninh. Ông ta là ai vậy? Dương Chấn Ninh (Yang Chen-Ning) là nhà vật lý học Mỹ gốc Hoa, sinh năm 1922 tại An Huy, Trung Quốc. Năm 1942, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Quốc gia Tây Nam Côn Minh và 2 năm sau nhận bằng thạc sĩ. Ông sang Mỹ và làm việc tại Đại học Chicago từ năm 1946, đạt học vị tiến sĩ năm 1948 và được tiếp tục nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Enrico Fermi, nhà bác học lừng danh Mỹ gốc Ý. Năm 1957, ông và người đồng hương Lý Thông Đạo (Lee Tsung-Dao) cùng nhận chung giải Nobel Vật lý với công trình nghiên cứu về tính đối xứng không bảo toàn của các tương tác yếu và trở thành một trong những nhà vật lý lý thuyết hàng đầu thế giới. Năm 1964, ông nhập quốc tịch Mỹ và lấy thêm tên là 'Franklin'. Từ năm 1966, ông làm việc ở Đại học bang New York cho đến khi nghỉ hưu năm 1999. Về đời tư, năm 1950, ông lấy bà Từ Chi Lý (Tu Chih-Li), giáo viên, và sinh được 3 người con, 2 trai & 1 gái. Bà này mất năm 2003. Năm 2004, ông hứa hôn với cô Vương Phấn (Weng Fan) là nghiên cứu sinh mới 28 tuổi tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Quảng Đông và năm sau thì cưới.
o
o o
Có người cho rằng Dương Chấn Ninh lấy vợ trẻ là việc riêng, người ngoài không nên vì việc ông ta lấy vợ mà bàn bạc. Tôi cho rằng đấy không phải là việc riêng, mà là việc có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với xã hội. Vì sao nói như vây? Dương Chấn Ninh hiện nay là một người Mỹ, lúc trẻ tuổi ở Mỹ đã có đủ cống hiến, vì người Mỹ giành được giải thưởng Nobel, bây giờ già rồi trở về Trung Quốc, được sự đón tiếp hữu hảo của các giới xã hội Trung Quốc, đại học Thanh Hoa còn cho ông ta nhiều đãi ngộ.
Trung Quốc hiện nay đang đề xướng chấn hưng đất nước bằng khoa học giáo dục, cho rằng cần phải coi trọng phần tử trí thức, dựng lên nhiều biểu tượng phần tử trí thức.
Nhưng Dương Chấn Ninh có thể trở thành biểu tượng phần tử trí thức được không? Tôi cảm thấy rất khó. Đương nhiên, tôi không phủ nhận những công tích trong lịch sử của Dương Chấn Ninh, chỉ có điều cảm thấy đạo đức của ông ta có thể không trở thành mô phạm được. Không nên được tuyên truyền chính diện. Mọi người đều biết, khoa học là không có quốc gia, nhưng nhà khoa học có tổ quốc, kỹ thuật có lợi ích. Thành quả nghiên cứu của Dương Chấn Ninh là của nước Mỹ, kỹ thuật được hình thành là lợi ích của nước Mỹ, kỹ thuật cao còn bị nước Mỹ phong toả, mất tiền cũng không thể mua được.
Năm đó cùng với Đặng Giá Tiên ra nước ngoài học tập, khi nước Trung Quốc mới được thành lập, Đặng Giá Tiên đã trở về và đã có những cống hiến to lớn cho tổ quốc, còn Dương Chấn Ninh thì làm gì? ông ta có vì tổ quốc mà có một chút cống hiến? Dương Chấn Ninh đã cống hiến cho nước Mỹ cả tuổi thanh xuân của mình. Ông ta không có một chút cống hiến nào cho Trung Quốc, ngược lại đã dùng bao nhiêu tài nguyên của Trung Quốc, đối với những người như vậy nên đối xử thế nào, tuyệt đối không phải là việc nhỏ, bởi vì đối xử tốt với Dương Chấn Ninh, nghĩa là đã ngược đãi các nhà khoa học đã có những cống hiến cho Trung Quốc.
Cống hiến của Dương Chấn Ninh chẳng qua chỉ là tăng cường một chút quan hệ giao lưu về một lĩnh vực nào đó trong quan hệ Trung – Mỹ, nhưng sự giao lưu đó là có hại, khiến cho lưu học sinh ra đi rất ít người trở về. Theo những tài liệu tuyên truyền công khai: Dương Chấn Ninh lần đầu thăm Trung Quốc trở về Mỹ, Cục Điều tra Liên Bang đã từng nhiều lần tới tìm ông ta, ông ta đã rất chấn tĩnh và cương qưyết trả lời: “ở Trung Quốc tôi có bố, mẹ, em trai, em gái. Những người thân của tôi đều ở đó, rất nhiều bạn của tôi cũng ở đó, tôi nhớ đến họ, do đó tôi đi thăm viếng họ, điều đó không xâm phạm tới luật pháp của nước Mỹ”.
Đương nhiên đấy là lời tự biện bạch của ông ta, Nhưng cuối cùng là như thế nào ta không thể biết được. Tôi biết, còn có một sự việc, cùng lúc ông ta trở về Trung Quốc, đã tìm tới Đặng Giá Tiên tìm hiểu về việc nghiên cứu bom nguyên tử của Trung Quốc có sự giúp đỡ của người nưóc ngoài không? Ông ta đã được trả lời về vấn đề này, thế thì Cục Tình báo Trung ương khi hỏi ông ta về việc này, ông ta có nói với Cục Tình báo Trung ương không? Bởi vì vấn đề này không chỉ một mình ông ta quan tâm. Nước Mỹ cũng săn lùng tin tức này ở khắp mọi nơi. Trung Quốc cũng rất giữ bí mật. Đặng Giá Tiên cũng không nói, chỉ sau khi được Thủ tướng Chu Ân Lai đồng ý mới nói.
Cơ quan truyền thông của Trung Quốc tuyên truyền một người sau khi ra nước ngoài, khi còn làm được việc không về nước, già rồi mới về nước lại còn được đối xử hậu hĩnh như vậy, dựng lên một điển hình như vậy, có thể làm cho nhiều lưu học sinh trở về nước được không? có phải là một đòn giáng xuống các nhà khoa học trong nước không?
Trung Quốc trong những năm gần đây lưu học sinh ra nước ngoài, trở về nước ngày càng ít, có phải là có liên quan với sự hậu đãi những lưu học sinh không trở về nước như ông ta không?
Trên 80 tuổi rồi, chả lẽ lại còn tặng thêm cho Trung Quốc một cô gái goá nữa ư? Có phải là càng nguy hại đến xã hội Trung Quốc không?
(Sơn Đăng dịch)
|